- Tin tức
- Tin tức Ngành
- Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng tránh
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng tránh

Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Các triệu chứng của bệnh có thể tự khỏi sau khi phát bệnh. Tuy nhiên,vẫn có những trường hợp để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong, và chủ yếu là ở trẻ em. Vậy triệu chứng của bệnh là gì, và làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh là do virus đậu mùa xuất hiện ở khỉ gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trên đàn khỉ được nuôi làm thí nghiệm vào năm 1950, và lần đầu phát hiện trên người vào năm 1970. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và dễ dàng nhầm lẫn với bệnh đậu mùa ở người. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Cũng như virus gây đậu mùa trên người, virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus. Bệnh xuất hiện ở người không thường xuyên tại Châu Phi, sau đó lây lan ra các quốc gia lân cận. Trong thời gian gần đây, bệnh bùng phát trên diện rộng và có trở thành dịch, với tốc độ lây lan gấp 20 lần so với trước.
Hiện nay, đậu mùa khỉ có 2 chủng với khả năng lây nhiễm vượt trội. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện trên 12 quốc gia. Bệnh đang có diễn tiến nguy hiểm do đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em.
Con đường lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ
Trên rất nhiều loại động vật có vú cỡ nhỏ tại Châu Phi có virus bệnh đậu mùa: Chuột, khỉ,... Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm sang người chủ yếu qua các con đường:
- Người tiếp xúc với dịch cơ thể của động vật nhiễm bệnh. Bao gồm giọt nước bọt, giọt bắn đường hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết từ vết thương trên da.
- Lây nhiễm từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn hô hấp trong thời gian dài tiếp xúc.
- Lây nhiễm qua con đường máu, chất lỏng cơ thể, vết thương trên da hoặc niêm mạc người bệnh.
- Ăn thịt động vật nhiễm bệnh
- Tiếp xúc, sử dụng chung vật dụng với người bệnh (chăn gối, quần áo,...)
- Lây nhiễm từ mẹ sang con trong thời gian mang thai khiến trẻ bị đậu mùa khỉ bẩm sinh. Lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở,....
- Lây nhiễm qua con đường tình dục
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Các dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện sau khi có tiếp xúc với virus từ 5-20 ngày. Quá trình nhiễm bệnh được chia thành 2 giai đoạn, với các triệu chứng điển hình.
- Giai đoạn đầu, khi virus xâm nhập vào cơ thể. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong 5 ngày. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn sốt cao và nhức đầu dữ dội. Các hạch bạch huyết lớn trên cơ thể bị sưng to, người bệnh đau mỏi toàn thân,do đau lưng và đau cơ, cơ thể suy nhược. Khác với những căn bệnh khác, nổi hạch ở bệnh đậu mùa khỉ đi kèm với các triệu chứng của bệnh đậu mùa, sởi hay thủy đậu.
- Giai đoạn 2, xuất hiện các nốt phát ban trên da. Sau 1-3 ngày kể từ khi bệnh nhân bị sốt, các ban phát lên tập chung chủ yếu ở mặt và tứ chi. Trên thân xuất hiện ít hơn và có tiến triển tuần tự ở từng khu vực. Da xuất hiện tình trạng đau rát nhưng chưa xuất hiện mẩn. Sau đó, các sẩn ngứa xuất hiện và nhô cao rồi đến mụn nước và mụn mủ. Tại các nốt mụn này sẽ chảy dịch vàng. Các nốt mụn trên người sau đó sẽ kết vảy, khô và bong dần. Số lượng nốt tổn thương có thể lên đến vài nghìn.
- Cùng với các dấu hiệu tổn thương trên da, đường hô hấp và niêm mạc mắt, mũi, miệng của xuất hiện triệu chứng. Khi đó, người bệnh có thể gây lây nhiễm qua giọt bắn hô hấp.
Đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Chẩn đoán đậu mùa khỉ thế nào?
Đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm hay không và bệnh để lại những biến chứng gì? Hầu hết các triệu chứng của bệnh đậu mùa sẽ tự mất sau 1 thời gian kể từ khi người bệnh lành bệnh. Tuy nhiên, theo các tài liệu của cơ quan y tế, vẫn có rất nhiều trường hợp bị biến chứng:
- Gây nhiễm trùng máu
- Viêm mô não
- Dẫn tới viêm đường hô hấp dưới: Phế quản, phổi
- Nhiễm trùng giác mạc, gây mất thị lực
- Các vết thương da nghiêm trọng hơn, khiến da bong tróc, đau đớn
- Dẫn tới tử vong (3-6% số ca mắc bệnh), chủ yếu ở trẻ em.
Chẩn đoán đậu mùa khỉ thế nào?
Bệnh đậu mùa khỉ được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Mặc dù các triệu chứng này có thể dễ dàng nhầm lẫn với những căn bệnh khác, vì vậy, sau khi nghi ngờ, các bác sĩ sẽ còn dựa vào những yếu tố khác:
- Sinh sống tại các vùng nhiệt đới, có động vật trong nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ
- Di chuyển qua các vùng quốc gia có dịch
- Sống chung, làm việc và tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm bệnh
- Có ăn thịt hoặc tiếp xúc với động hoang dã, động vật không rõ nguồn gốc, có nguy cơ mắc bệnh
- Bị động vật nhiễm hoặc nghi nhiễm cào, cắn,...
Ngoài ra, để chắc chắn, các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm PCR với các vết trên da hoặc dịch trên cơ thể người bệnh. Một số trường hợp,xét nghiệm sinh thiết cũng được tiến hành để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Cách phòng tránh lây nhiễm đậu mùa khỉ
Theo Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo: Dù chưa phát hiện trường hợp ca bệnh mắc đậu mùa khỉ nào, nhưng người dân cần chủ động phòng ngừa. Một số biện pháp hữu hiệu được áp dụng:
- Tránh tiếp xúc với các loài động vật có nguy cơ nhiễm virus. Bao gồm động vật hoang dã, động vật có nguy cơ mắc bệnh, xác động vật, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,...
- Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định của cơ quan có thẩm quyền.
- Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh, người đi từ vùng có dịch về. Không chạm vào vật dụng cá nhân của người có nguy cơ nhiễm bệnh
- Nên tự giác cách ly nếu có nguy cơ và triệu chứng nhiễm bệnh
- Thường xuyên rửa tay bằng các loại dung dịch sát khuẩn, xà phòng và nước.
- Có ý thức nâng cao sức đề kháng, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe.
- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Dù chưa có vaccine đặc trị những việc tiêm vaccine phòng đậu mùa cũng ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm lên đến 85%.
- Thường xuyên tìm hiểu và cập nhật thông tin bệnh trên các phương tiện truyền thông chính thống như thời sự, báo đài, trang web thông tin của Bộ Y tế.
Với những thông tin được chia sẻ từ bài viết, hy vọng đã cung cấp cho bạn lượng thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không. Để tìm hiểu thêm về các loại bệnh lý khác, hãy theo dõi tại website nhathuocsuckhoe.com
>>> ĐỌC THÊM:
Bệnh dịch hạch là gì? Triệu chứng, đường lây truyền và cách điều trị?
Bệnh Crohn là gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng và Cách điều trị?
Bệnh đậu mùa là gì? Phân biệt thủy đậu và bệnh đậu mùa ở Việt Nam?
Các bệnh về mắt thường gặp: 18 bệnh cần cảnh giác kẻo mù lòa
Top 12 nước rửa tay khô diệt khuẩn tốt nhất, phòng ngừa dịch bệnh

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...