- Tin tức
- Tin tức Ngành
- Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ cha mẹ không thể bỏ qua
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ cha mẹ không thể bỏ qua

Bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chỉ là tử vong ở trẻ nhỏ. Vậy các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì? Điều trị bệnh và phòng tránh thế nào hiệu quả? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Dù bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ để lại những di chứng nguy hiểm cho các con. Vậy các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì? Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ thế nào an toàn và hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh lây nhiễm từ người sang người và dễ bùng phát thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh là do virus đường ruột gây nên, đó là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Bệnh tay chân miệng có 2 biểu hiện chính là tổn thương trên da, niêm mạc có hình thức giống như phòng nước, tập trung ở khu vực niêm mạc miệng, vòm họng, lòng bàn tay, chân, mông và sau đầu gối. Nếu không quan sát kỹ cùng các biểu hiện đi kèm, các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở trẻ.
Con đường lây nhiễm của bệnh tay chân miệng
Virus gây nên bệnh tay chân miệng do chủng virus đường ruột nói chung là Enterovirus gây nên, đây là chủng virus có sức sống bền bỉ. Virus có khả năng lây nhiễm cao thông qua dịch mũi, họng hoặc tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng, phân hoặc nước bọt của người bệnh.
Những con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng thường thấy, đó là:
- Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mang virus
- Trẻ em cầm nắm đồ chơi hoặc các vật dụng của người nhiễm bệnh
- Trẻ tiếp xúc với dịch mũi họng, dịch từ bọng nước hoặc phân của người nhiễm bệnh
- Nhiễm bệnh từ bàn tay của người chăm sóc
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có nhiều dấu hiệu giúp bậc làm cha mẹ có thể phát hiện ra những bất thường của con. Tùy vào giai đoạn của bệnh để có những biểu hiện rõ rệt khác nhau.
Thời kỳ ủ bệnh
Là thời gian khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh từ 3-7 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ ràng.
Thời kỳ khởi phát
Đây là giai đoạn diễn ra ở 1-2 ngày tiếp theo, có các triệu chứng xuất hiện rõ rệt.Trẻ thường sốt nhẹ, biếng ăn và quấy khóc.Nếu tình trạng sốt cao ở trẻ kéo dài 2 ngày liên tục, rất có thể đây là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm là viêm màng não.
Thời kỳ toàn phát
Kéo dài từ 3-10 ngày tiếp theo, đây là giai đoạn các biểu hiện phát mạnh nhất. Các dấu hiệu lâm sàng thường thấy của bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ xuất hiện trong thời kỳ toàn phát.
- Trẻ quấy khóc liên tục: Trẻ sẽ quấy khóc kể cả ban đêm, cứ ngủ 15-20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục, trẻ mệt mỏi,.... Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. Cha mẹ nên chú ý để có thể có can thiệp y tế kịp thời.
- Sốt cao liên tục không hạ: Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ sốt cao trên 38.5 độ liên tục trong hơn 48h. Thuốc hạ sốt Paracetamol không có tác dụng hạ nhiệt, nguyên nhân do tình trạng viêm nhiễm nặng khiến cho cơ thể có phản ứng phản vệ. Khi đó trẻ sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc hạ sốt có chứa Ibuprofen. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho bé vì sẽ gây ra những tác dụng phụ không đáng có, ảnh hưởng đến gan.
- Trẻ hay giật mình: Đây là cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên chú ý tần suất giật mình của con thường xuyên hay không, ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.
- Xuất hiện vết loét: Thường xuất hiện ở miệng, tay, chân, vòm họng, mông, đùi của trẻ. Biểu hiện này sẽ có sau khi trẻ phát sốt 1-2 ngày. Ban đầu là các chấm đỏ có kích thước nhỏ và nhanh chóng trở thành các bóng nước gây đau đớn khi nuốt hoặc chạm vào. Trẻ chảy dãi nhiều hơn, biếng ăn, bỏ ăn.
- Các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện ở ngày thứ 2-5 trong giai đoạn này.
Thời kỳ lui bệnh
Thường vào ngày thứ 7 kể từ khi khởi phát. Trẻ sẽ phục hồi dần và không có những biến chứng nguy hiểm. Các vết loét cũng sẽ dần lành và không để lại sẹo.
Ngoài các biểu hiện lâm sàng, khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh cũng có thể lựa chọn cho trẻ làm xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập virus để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong do bệnh tay chân miệng.
Biến chứng của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có biểu hiện lâm sàng giống như nhiều chủng virus gây bệnh khác ở trẻ nhỏ.Bệnh có thể tự khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nhiễm tay chân miệng do EV71 không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể sẽ gặp một số biến chứng nguy hiểm. Đó là viêm màng não, viêm não do virus, tổn thương tim, tổn thương phổi, phế quản, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong.
Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Đa số trường hợp trẻ bị tay chân miệng có thể được điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ, để đảm bảo an toàn, cha mẹ cần đảm bảo tái khám theo đúng lịch hẹn để kịp thời phát hiện, tránh xảy ra biến chứng. Trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, bố mẹ nên lưu ý 4 điều sau đây:
Cách ly cho trẻ
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây nhiễm tại những nơi đông người như nhà trẻ, trường học,... Ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, gia đình và nhà trường cần sớm cách ly trẻ khỏi các trẻ khác và người lớn trong nhà. Không nên cho trẻ tiếp tục đến trường, nhà trường cũng cần thực hiện các biện pháp vệ sinh không gian và đồ chơi,.. để bảo vệ các bé khác.
Người lớn tham gia chăm sóc trẻ cũng cần đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để tránh lây nhiễm cho bản thân và mọi người xung quanh.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Khi trẻ bị tay chân miệng thường gặp tình trạng biếng ăn, chán ăn do vết loét trong miệng gây đau đớn, khó nuốt. Bố mẹ nên chuẩn bị đồ ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho bé bằng nước hoa quả, thực phẩm chức năng cần thiết.
Chế độ ăn nên chia thành nhiều bữa trong ngày, tránh trường hợp trẻ khó tiêu hóa do rối loạn tiêu hóa hoặc bị đói dẫn tới mệt lả.
Tránh cho trẻ ngậm vú nhựa quá cứng hoặc ăn bằng các vật có cạnh sắc, hạn chế ăn nóng hoặc đồ ăn chua, khiến bé càng bị đau miệng và họng.Bổ sung thêm nước cho trẻ, tránh tình trạng mất nước, không kiêng cữ quá nghiêm khắc.
Giữ gìn vệ sinh
Đối với bệnh tay chân miệng, việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc và không gian sinh sống của trẻ rất quan trọng. Đây là yếu tố quyết định giúp ngăn ngừa bệnh tay chân miệng lây lan trên diện rộng và giúp quá trình điều trị đạt kết quả nhanh chóng.
- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ khi trẻ xuất hiện vết loét, sốt cao thì cần phải tránh nước. Đây là quan niệm sai lầm, trẻ vẫn có thể tắm rửa nhưng nên dùng nước ấm lau người, trong phòng kín gió và sử dụng những loại xà phòng có tính sát khuẩn nhẹ.
- Vệ sinh bình sữa và các vật dụng ăn uống, sinh hoạt, đồ chơi của trẻ thường xuyên để khử khuẩn.
- Quần áo và tã lót cần được thay mới thường xuyên, khi giặt cần ngâm các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, giặt phơi riêng
- Bệnh có thể lây nhiễm mạnh nhất ở tuần đầu tiên nên xử lý chất thải, phân của người bệnh đúng nơi, đúng cách và an toàn.
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ nếu chưa có ý kiến từ bác sĩ, kể cả thuốc hạ sốt. Vì Paracetamol không thu được hiệu quả trong trường hợp trẻ sốt do tay chân miệng nên cần sử dụng Ibuprofen. Tuy nhiên, loại thuốc này cần sử dụng theo liều lượng và thời gian nghiêm ngặt, nếu không sẽ gây ra những phản ứng trên gan và chức năng thận của bé.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh điều trị cho bé. Vì điều trị virus tay chân miệng không được điều trị bằng kháng sinh, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm. Vì bệnh dễ dàng lây nhiễm và khó kiểm soát, bố mẹ nên chủ động phòng ngừa cho trẻ để bảo vệ bé yêu.
- Thường xuyên bổ sung vitamin cho trẻ
- Đảm bảo vệ sinh cho bé, đồ dùng, vật dụng, đồ chơi thường xuyên được sát khuẩn
- Chế độ ăn uống giàu vitamin, ăn chín, uống sôi
- Đảm bảo thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng các loại thực phẩm biến đổi gen, nhiễm hóa chất
- Không nhai cơm, bón cơm cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ lây lan virus tay chân miệng, HPV và các loại virus, vi khuẩn khác
- Không cho trẻ dùng chung khăn mặt, khăn tắm, chậu rửa và các vật dụng ăn uống,... cùng trẻ khác
- Tránh trẻ mút tay, ngậm đồ chơi….
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
- Thường xuyên lau chùi sạch bề mặt vật dụng mà trẻ thường xuyên tiếp xúc
- Nếu nghi ngờ trẻ mắc tay chân miệng thì cách ly trẻ sớm để ngăn ngừa lây lan.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sớm. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp gia đình có phương án cách ly và điều trị kịp thời khi bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu bùng phát trở lại như hiện nay.
Cha mẹ cũng đừng quên bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé thường xuyên. Để mua được các sản phẩm cho mẹ và bé, thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe cho cả gia đình, bạn có thể tham khảo tại website nhathuocsuckhoe.com. Nhà thuốc Sức khỏe cam kết phân phối các sản phẩm chình hãng đến từ các thương hiệu uy tín với mức giá hợp lý.
>>> Bài viết liên quan:
Bệnh đậu mùa là gì? Phân biệt thủy đậu và bệnh đậu mùa ở Việt Nam?
Bị thủy đậu có được ăn trứng không? Cách phòng bệnh hiệu quả?
Top 10 Kem Trị Chàm Sữa Cho Bé Tốt Nhất Chuyên Gia Khuyên Dùng
Top 10 Thuốc Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Tốt Nhất Nên Dùng
Bổ Sung Vitamin D3 Cho Trẻ Như Thế Nào Tốt? Lưu Ý Cần Nhớ

Bài viết liên quan
-
-
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng tránh 15:23, 14/06/2022 / Tin tức Ngành
-
-
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...