- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh đậu mùa là gì? Phân biệt thủy đậu và bệnh đậu mùa ở Việt Nam?
Bệnh đậu mùa là gì? Phân biệt thủy đậu và bệnh đậu mùa ở Việt Nam?

Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm và dễ bùng phát thành dịch nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bệnh đậu mùa là gì và phân biệt với thủy đậu như thế nào. Đây là hai căn bệnh khác nhau.
- Bệnh đậu mùa là gì?
- Tìm hiểu về bệnh đậu mùa ở Việt Nam
- Nguyên nhân bệnh đậu mùa
- Triệu chứng nhận biết bệnh đậu mùa
- Bệnh đậu mùa lây truyền qua con đường nào?
- Bệnh đậu mùa nguy hiểm như thế nào?
- Phân biệt bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa ở Việt Nam
- Phương pháp điều trị bệnh đậu mùa
- Người bị bệnh đậu mùa rồi có bị lại không?
- Hướng dẫn chăm sóc người bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa từng được biết đến là căn bệnh tàn khốc nhất lịch sử nhân loại trước khi tìm ra vacxin và phương pháp điều trị. Bệnh đậu mùa là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bệnh đậu mùa là gì?
Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa (Variola virus) gây ra. Sở dĩ gọi là bệnh đậu mùa xuất phát từ các bóng nước có hình dạng như hạt đậu chứa đầy mủ trong thời gian bị bệnh.
Bệnh đậu mùa từng là nỗi ám ảnh của nhân loại vì tốc độ lây lan nhanh chóng, giết chết hàng triệu người và gây tử vong trong 30% trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển của y tế toàn cầu, bệnh truyền nhiễm chết người này đã bị xóa sổ vào cuối những năm 1970.
Mặc dù vậy, bệnh đậu mùa vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng mà mọi người không nên chủ quan. Nhiều người sau đợt bệnh đậu mùa có những vết sẹo vĩnh viễn trên các vùng rộng lớn trên cơ thể, đặc biệt là mặt, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh.
Tìm hiểu về bệnh đậu mùa ở Việt Nam
Bệnh đậu mùa ở Việt Nam được đánh giá là một trong những bệnh da liễu truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh dễ dàng lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc với các đồ vật dính virus từ người bệnh. Nếu không có biện pháp hạn chế lây truyền, bệnh đậu mùa dễ lây cho các thành viên trong gia đình. Từ đó nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh.
Nguyên nhân bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa là gì? Nguyên nhân bệnh đậu mùa là do đâu? Các nhà khoa học cho biết nguyên nhân gây bệnh đậu mùa là do virus variola (VARV) gây ra, thuộc chi Orthopoxvirus có kích thước tới 300 micromet, ở ngoài môi trường thời tiết khô hanh vi rút sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4-200C có thể sống được từ 3 đến 17 tháng. Trong môi trường thời tiết khô, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu oxy không bị diệt trong nhiều năm, ở vảy đậu sống được một năm.
Triệu chứng nhận biết bệnh đậu mùa
Thời kỳ ủ bệnh
Giai đoạn này virus xâm nhập vào cơ thể người bệnh và chưa gây ra những biểu hiện rõ ràng, người bệnh thường không có triệu chứng. Thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài từ 12- 13 ngày, ngắn nhất 5 ngày dài hơn là 15 ngày. Những người ở giai đoạn này chưa dễ lây lan virut cho người khác.
Thời kỳ khởi phát
Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, không thể làm việc như bình thường. Các triệu chứng bệnh đậu mùa bao gồm:
- Sốt cao, có thể trên 39 độ, mạch nhanh
- Rét run tự nhiên
- Đau đầu, đau nhức toàn cơ thể, đau dọc sống lưng thắt lưng và cơ khớp. Có thể kèm theo triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt
- Nôn và buồn nôn
- Đau rát họng, khó thở
- Xuất hiện “tiền ban” giống ban sởi ở bẹn, nách dưới vú
Thời kỳ toàn phát
Đây là thời kỳ bệnh đậu mùa dễ lây lan nhất do virus đã bùng phát mạnh mẽ và gây ra những triệu chứng nghiêm trọng.
- Phát ban ban đầu xuất hiện những đốm đỏ nhỏ trên lưỡi và ở trong miệng
- Những nốt mụn này biến đổi thành vết loét, vỡ ra và lây lan một lượng lớn vi rút vào miệng và cổ họng. Người bệnh lúc này sốt cao.
- Khi vết loét trong miệng vỡ ra, phát ban xuất hiện trên da, bắt đầu trên mặt và lan xuống cánh tay và chân, sau đó đến bàn tay và bàn chân. Thông thường phát ban đến tất cả các bộ phận của cơ thể trong vòng 24 giờ. Khi phát ban này xuất hiện, sốt bắt đầu giảm và người bệnh có thể bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn.
- Đến ngày thứ tư, vết loét trên da tiết dịch đặc, đục và thường có vết lõm ở trung tâm.
- Khi các vết loét trên da chứa đầy dịch, sốt có thể tăng trở lại và sốt cao cho đến khi hình thành vảy trên các vết loét.
Thời kỳ lui bệnh
Triệu chứng bệnh đậu mùa ở thời kỳ lui bệnh là các mụn mủ, các vết loét bắt đầu đóng vảy. Các vảy bắt đầu tróc ra và để lại những vết sẹo trên da. Thông thường là sẹo lõm màu nâu, sau vài tháng chuyển sang màu trắng bóng, sâu nhất ở mặt, mũi và trán. Sẹo sẽ tồn tại suốt đời và rất khó khắc phục.
Bệnh đậu mùa lây truyền qua con đường nào?
Lây truyền trực tiếp: từ người sang người. Bệnh đậu mùa chủ yếu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp. Virus có trong nước bọt, dịch mũi họng của người bệnh. Khi nói chuyện, ho, hắt hơi, virus theo các giọt bắn phát tán ra môi trường. Người khỏe mạnh hít phải khi tiếp xúc có nguy cơ nhiễm bệnh.
Lây truyền gián tiếp: tiếp xúc với vật dụng có virus trên bề mặt. Người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ vật, không khí nhiễm bẩn mủ, vảy đậu, dịch tiết chứa virus, cũng có khi do da bị xây xước mà người lành bị nhiễm bệnh.
Bệnh đậu mùa nguy hiểm như thế nào?
Bệnh đậu mùa ở Việt Nam hay trên thế giới đều được xếp vào những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng:
- Nhiễm trùng, lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ, gây chảy máu bên trong
- Viêm não, viêm màng não: biến chứng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên người lớn có tỉ lệ cao hơn. Viêm não, viêm màng não nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Một số triệu chứng đi kèm là sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
- Viêm phổi: người bệnh ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực
- Viêm cầu thận cấp: tiểu ra máu, suy thận.
Ngoài ra còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai ngoài, tai giữa, viêm thanh quản, viêm võng mạc,...
Bệnh đậu mùa hiện nay có thể chữa khỏi nhưng hầu hết để lại những vết sẹo nghiêm trọng, đặc biệt là trên mặt, cánh tay và chân. Trong một số trường hợp, bệnh đậu mùa có thể gây mù lòa.
Phân biệt bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa ở Việt Nam
Giống nhau
- Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu đều gây ra các triệu chứng thương tổn trên da, sốt, mệt mỏi, chán ăn cho người bệnh.
- Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu đều làm bệnh nhân xuất hiện các nốt mủ, mụn nước, gây ra những tổn thương trên làn da kéo dài từ 2-4 ngày. Sau dần vỡ ra, khô lại và bóc vảy, có thể để lại sẹo thâm trên da.
- Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu đều tiềm ẩn từ trước đó 1-2 ngày rồi xuất hiện các dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi, đau đầu.
- Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và tạo thành dịch cao.
- Phòng ngừa bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu chỉ được thực hiện khi sử dụng vắc-xin ngừa bệnh từ trước đó.
- Có nguy cơ gây ra các biến chứng do các loại virus ngoại lai tác động khi điều trị bệnh.
- Có thể lây lan bằng cách tiếp xúc với phần dịch ở da bệnh nhân, áo quần, khăn, chăn chiếu chung cũng như các đồ dùng cá nhân khác.
Khác nhau
Bệnh thủy đậu | Bệnh đậu mùa | |
Nguyên nhân | Virus Varicella Zoster | Variola virus |
Thời gian ủ bệnh | 10 - 21 ngày | 7 - 14 ngày |
Triệu chứng | Nốt mụn nước thủy đậu trông giống như các bong bóng nước, dễ vỡ và gây nhiễm trùng nếu không giữ gìn vệ sinh Các nốt phát ban xuất hiện thành cụm, mọc nhiều ở mặt, bụng, lưng, rải rác ở tay. Vị trí phát ban thường bắt đầu từ mặt, ngực rồi lan sang các phần còn lại trong cơ thể, kể cả ở mí mắt, miệng và vùng sinh dục. | Các nốt đậu mùa nhỏ hơn, lượng dịch trong các nốt mụn ít hơn Đau nhức cơ thể, cảm thấy khó khăn khi cử động Các nốt phát ban tập trung nhiều ở ở các vùng tay, chân. Ban đầu có những chấm nhỏ ở lưỡi và trong khoang miệng, có thể dẫn đến khả năng truyền một lượng virus lớn và cổ họng. |
Mức độ nguy hiểm | Bệnh đậu mùa có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng cao hơn bệnh thủy đậu | |
Phương pháp chẩn đoán | Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm mụn nước | Xét nghiệm dịch mụn nước và sự gia tăng số lượng tế bào thông qua nuôi cấy mô. |
Phương pháp điều trị | Loại vacxin ngừa bệnh đậu mùa và thủy đậu cũng khác nhau, thời điểm và cách thức tiêm phòng khác nhau | |
Khả năng tái nhiễm | Bệnh thủy đậu vẫn có khả năng xuất hiện lại ở người đã mắc bệnh thủy đậu trước đó nhưng có thể miễn nhiễm hoàn toàn sau khi đã mắc bệnh. | Bệnh đậu mùa hiện nay đã được xóa sổ hoàn toàn, hiện chỉ còn xuất hiện tại các kho lưu trữ dịch tế quốc gia, phục vụ cho công tác thí nghiệm. |
Phương pháp điều trị bệnh đậu mùa
Phương pháp điều trị và ngăn chặn bệnh đậu mùa hiệu quả nhất cho đến nay vẫn là tiêm vacxin. Vacxin đậu mùa an toàn và hiệu quả lên đến 98% bằng cách giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch với virus variola.
Ngoài ra, có một số loại thuốc kháng virus có thể giúp điều trị bệnh đậu mùa. Mặc dù vậy. không có phương pháp điều trị bệnh đậu mùa nào đã được thử nghiệm trên những người bị bệnh và được chứng minh là có hiệu quả.
Người bệnh cần giữ gìn vệ sinh da, mắt, mũi, họng, miệng. Không để mụn đậu vỡ hoặc dập nát. Dùng thuốc sát khuẩn nhẹ ở mắt, mũi, họng cho bệnh nhân, nhất là trong thời kỳ khởi phát và phát ban. Dùng kháng sinh thích hợp chống bội nhiễm. Dùng thuốc điều trị các triệu chứng và thuốc bổ trợ cho bệnh nhân.
Người bị bệnh đậu mùa rồi có bị lại không?
Người đã từng bị bệnh đậu mùa có bị lại không là vấn đề nhiều người thắc mắc. Theo thống kê, trong một số trường hợp, người đã mắc bệnh đậu mùa hoặc đã được chủng ngừa đậu mùa trước đây, nếu bị nhiễm lại có thể sẽ không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.
Hướng dẫn chăm sóc người bệnh đậu mùa
- Hạn chế tiếp xúc nhiều người: bệnh đậu mùa là bệnh lây truyền nên người bệnh cần cách ly trong phòng riêng thoáng khí, có ánh nắng mặt trời, hạn chế tiếp xúc nhiều người để tránh lây truyền. Thời gian cách ly là từ 7-10 ngày kể từ ngày phát hiện bệnh (phát ban) đến khi các vết phỏng nước khô và đóng vảy hoàn toàn.
- Không dùng chung đồ dùng các nhân: người bị bệnh đậu mùa nên dùng riêng tất cả đồ dùng cá nhân như ly, chén, muỗng, đũa, quần áo,... để tránh truyền bệnh.
- Giữ vệ sinh cá nhân: thay quần áo thường xuyên và tắm bằng nước ấm mỗi ngày. Mặc quần áo rộng, nhẹ và mỏng.
- Chế độ ăn: nên ăn các thức ăn mềm, lỏng và uống nhiều nước.
Như vậy, trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh đậu mùa là gì. Bệnh đậu mùa và thủy đậu là hai bệnh khác nhau. Mọi người cần chủ động phát hiện sớm triệu chứng và có biện pháp chữa trị để ngăn chặn những hệ quả không mong muốn nhé!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...