- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh dịch hạch là gì? Triệu chứng, đường lây truyền và cách điều trị?
Bệnh dịch hạch là gì? Triệu chứng, đường lây truyền và cách điều trị?

Bệnh dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tỷ lệ tử vong cao được mệnh danh là “cái chết đen” trong lịch sử nhân loại. Bệnh dịch hạch nguy hiểm như thế nào? Lây truyền ra sao và có thể chữa trị không?
- Bệnh dịch hạch là gì?
- Tại sao bệnh dịch hạch được gọi là “Cái chết đen”?
- Nguyên nhân gây bệnh dịch hạch
- Triệu chứng bệnh dịch hạch
- Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường nào?
- Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch
- Bệnh dịch hạch nguy hiểm như thế nào?
- Phương pháp chẩn đoán bệnh dịch hạch
- Bệnh dịch hạch có chữa được không?
- Phòng ngừa bệnh dịch hạch
Bệnh dịch hạch từng được biết đến là “Cái chết đen”, một trong những đại dịch kinh hoàng khiến hàng triệu người tử vong ở cả châu Âu và châu Á.
Bệnh dịch hạch là gì?
Bệnh dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn Yersinia Pestis gây ra. Người nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ các loại động vật gặm nhấm như thỏ, chuột,…thông qua vật trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn.
Bệnh dịch hạch là bệnh có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm do tỷ lệ tử vong cao từ 30 - 60% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh dịch hạch bùng phát mạnh nhất là lúc thời tiết hanh khô tạo điều kiện cho chuột và bọ chét phát triển. Bệnh dễ xảy ra tại nơi đông đúc, chật chội, nơi có điều kiện vệ sinh kém (chuột dễ sinh sống) hoặc vùng có nền đất cát (bọ chét sinh sống).
Tại sao bệnh dịch hạch được gọi là “Cái chết đen”?
Bệnh dịch hạch được mệnh danh là “Cái chết đen” là một trong những đại dịch kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại khi gây ra cái chết cho 1/3 dân số châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ 450 triệu người xuống còn 350 – 375 triệu người vào thời Trung cổ.
Dịch hạch xảy ra ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Thống kê ghi nhận được từ năm 1989 – 2003, có tới 2.845 trường hợp tử vong trong số 38.310 trường hợp mắc đến từ 25 quốc gia.
Tìm hiểu về bệnh dịch hạch ở Việt Nam, từ năm 1960 - 1970, mỗi năm có khoảng 10.000 trường hợp mắc bệnh, đứng đầu thế giới.
Sau khi lành bệnh, người mắc bệnh dịch hạch có thể miễn dịch nhưng tình trạng miễn dịch chỉ mang tính chất tương đối, không thể bảo vệ được người bệnh trước sự tấn công của vi khuẩn với số lượng lớn.
Nguyên nhân gây bệnh dịch hạch
Bệnh dịch hạch là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? Câu trả lời là trực khuẩn dịch hạch Yersinia pestis là nguyên nhân chính gây nên đại dịch được mệnh danh là cái chết đen này. Đây là một loại trực khuẩn Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae.
Trực khuẩn Yersinia pestis có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550 độ C trong vòng 30 phút, ở 1000C trong vòng 1 phút và tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.
Tại Việt Nam, bệnh Dịch hạch thường phát triển mạnh nhất vào mùa khô, do những loài động vật gặm nhấm sinh sôi mạnh nhất vào khoảng thời gian này. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp mắc bệnh Dịch hạch được ghi nhận vào các thời điểm khác trong năm kể cả mùa mưa.
Triệu chứng bệnh dịch hạch
Bệnh dịch hạch có 4 thể là thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể da. Tùy theo từng thể bệnh mà triệu chứng bệnh dịch hạch khác nhau.
Triệu chứng bệnh dịch hạch thể hạch
Thể hạch là thể bệnh dịch hạch phổ biến nhất gặp phải ở hơn 90% trường hợp bệnh. Giai đoạn ủ bệnh trung bình khoảng 2-5 ngày, có thể kéo dài từ vài giờ đến 8-10 ngày, người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng gì.
Sau thời gian ủ bệnh xuất hiện các triệu chứng gồm:
- Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao, rét run, đau nhức khắp cả người, đau nhiều ở những vị trí sắp sưng hạch.
- Hạch sưng to bằng ngón tay hoặc hơn, rất đau, lúc đầu cứng chắc sau thường hóa mủ và tự vỡ nếu không được điều trị sớm, chảy ra mủ lẫn máu
- Thể hạch có thể tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với triệu chứng sốt cao khoảng 40 – 41 độ C, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, rối loạn tinh thần, hôn mê và thường tử vong trong vòng 3 – 5 ngày.
Triệu chứng bệnh dịch nhiễm khuẩn huyết
Bệnh dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết biểu hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc ngay cả khi hạch ngoại vi chưa viêm. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp phải bao gồm:
- Sốt cao, trên 40 độ, kèm rét run
- Kích động, mê sảng hoặc li bì trong các trường hợp nặng hơn
- Rối loạn hô hấp và tim mạch
- Bụng chướng, tiêu chảy
- Xuất huyết da, niêm mạc và các cơ quan
- Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, chết trong vòng 1-2 ngày đầu, được gọi là “dịch hạch tối cấp”.
Triệu chứng bệnh dịch hạch thể phổi
Bệnh dịch hạch thể phổi khởi phát rất đột ngột sau thời gian ủ bệnh ngắn. Các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc bắt đầu xuất hiện và nặng dần lên chỉ sau một vài giờ:
- Sốt rất cao, trên 40 độ, rét run
- Mệt mỏi, nhức đầu
- Mạch nhanh, huyết áp giảm
- Khó thở, thở nhanh nông
- Ho nhiều, có đờm và máu, chứa nhiều vi khuẩn
- Bệnh Dịch hạch thể phổi có thể tiến triển thành suy hô hấp, sốc và tử vong nhanh chóng.
Triệu chứng bệnh dịch hạch thể da
Bệnh Dịch hạch thể da thường có các nốt dát xuất hiện tại vị trí vi khuẩn xâm nhập, sau tiến triển thành mụn nước, mụn mủ lẫn máu. Vùng da xung quanh mụn mủ xung huyết và thâm nhiễm. Bệnh nhân cảm thấy rất đau khi chạm vào.
Da xung quanh mụn mủ xung huyết, thâm nhiễm, có gờ cao. Các mụn mủ vỡ để lại vết loét với đáy thâm nhiễm vàng, phủ vảy đen. Các vết loét này lâu lành và chậm liền sẹo.
Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường nào?
Qua trung gian bọ chét
Bệnh dịch hạch lây truyền phổ biến nhất qua trung gian bọ chét, lây qua đường máu. Bọ chét hút máu của vật chủ (chuột), vi khuẩn gây dịch hạch sẽ nhân lên trong tiền dạ dày của bọ chét làm tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Khi vật chủ của bọ chét chuyển sang người, vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và gây bệnh. Sự lan truyền bệnh sang người chủ yếu từ các loài động vật gặm nhấm như chuột, thỏ…Chủ yếu là chuột.
Lây truyền trực tiếp
bệnh dịch hạch có thể lây lan từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành mà không cần sự có mặt của vật trung gian truyền bệnh như bọ chét. Các đường lây lan trực tiếp có thể là:
- Hô hấp: hít phải vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc với dịch hạch thể phổi hoặc vật chủ chết vì dịch hạch.
- Tiêu hóa: đây là đường lây truyền ít gặp vì vi khuẩn dịch hạch dễ bị tiêu diệt khi đun sôi, nấu chín.
- Da, niêm mạc: vi khuẩn dịch hạch có thể xâm nhập trực tiếp qua cả da lành và các vết thương hở trên da.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch
Bệnh dịch hạch không loại trừ bất kỳ ai, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch cao hơn:
- Môi trường sống ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh
- Sống trong các khu vực bệnh dịch hạch lưu hành
- Thường xuyên tiếp xúc với các loài động vật gặm nhấm
- Sức đề kháng của cơ thể suy yếu
Bệnh dịch hạch nguy hiểm như thế nào?
Bệnh dịch hạch là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, không chỉ có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như hoạt tử đầu chi và viêm màng não.
Khi hình thành các cục máu đông trong các mạch máu nhỏ ở ngón tay, ngón chân làm gián đoạn lưu lượng máu và khiến mô đó chết sẽ gây hoại tử đầu chi. Cách xử lý duy nhất đó là cắt cụt.
Ngoài hoạt tử đầu chi, bệnh Dịch hạch còn có thể gây viêm màng bao quanh não và tủy sống (biến chứng Viêm màng não). Tuy rằng đây là trường hợp rất hiếm nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán bệnh dịch hạch
Để chẩn đoán chính xác bệnh Dịch hạch, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm lâm sàng xác định sự hiện diện của vi khuẩn. Các loại bệnh phẩm được thu thập làm xét nghiệm như mủ (hạch), máu, đờm,…
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh Dịch hạch được thực hiện tại bệnh viện như:
- Nhuộm soi gram kính hiển vi (Gram, Wayson);
- Phân lập vi khuẩn;
- Miễn dịch huỳnh quang;
- Phát hiện kháng nguyên F1.
Bệnh dịch hạch có chữa được không?
Bệnh dịch hạch nguy hiểm như vậy có chữa được không là điều nhiều người quan tâm. Bệnh dịch tuy vô cùng nguy hiểm nhưng có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh sẵn có nếu được phát hiện sớm.
Cách điều trị bệnh dịch hạch
- Điều trị ngay lập tức khi được chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch
- Cách ly người bệnh với những người xung quanh, không gian xung quanh. Có thể là trạm y tế xã, khoa truyền nhiễm của bệnh viện hoặc một phòng điều trị cách biệt với các khu vực điều trị khác
vBên cạnh việc sử dụng kháng sinh đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ cần kết hợp với điều trị nâng đỡ toàn trạng.
Các biện pháp điều trị nâng đỡ bao gồm:
- Bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch cần được điều trị nâng đỡ toàn trạng bằng các biện pháp như: truyền dịch, bù nước điện giải, điều chỉnh rối loạn toan kiềm, thuốc trợ tim mạch, hạ sốt, an thần.
- Tiến hành hồi sức tích cực khi bệnh nhân có các biểu hiện của choáng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, xuất huyết...
- Nâng cao sức đề kháng bằng cách cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều vitamin và khoáng chất.
Phòng ngừa bệnh dịch hạch
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, đồ ăn và nước uống phải được che đậy an toàn và được nấu chín trước khi ăn
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tránh chuột chui rúc và làm tổ
- Thực hiện các biện pháp diệt vật chủ trung gian gây bệnh bao gồm: Diệt chuột, bọ chét, phá hủy nơi sinh sản của chuột. Nhất là ở những địa phương có dịch hạch lưu hành.
- Khi phát hiện người bệnh dịch hạch: Cần đảm bảo tránh tiếp xúc với dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh qua đường hô hấp hay qua vết thương trên da.
- Luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị, hóa chất và nhân lực, sẵn sàng đối phó nếu dịch bệnh xảy ra.
- Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin EV. Đây là một loại vắc xin sống, hiệu lực bảo vệ không cao. Vắc xin EV được chỉ định cho những người sống trong ổ dịch nhưng chưa có miễn dịch hoặc người phải di chuyển vào vùng có dịch lưu hành.
Như vậy, có thể thấy rằng bệnh dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Mỗi người cần chủ động phòng bệnh và chú ý những triệu chứng để phát hiện, điều trị kịp thời, ngăn chặn những hậu quả không mong muốn nhé!
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...