Chuyên gia giải đáp: Uống Vitamin D3 có bị táo bón không?

Vitamin D3 là dưỡng chất quan trọng với cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Dưỡng chất không chỉ phòng ngừa và điều trị các dấu hiệu thiếu hụt Vitamin D của cơ thể mà còn hỗ trợ xương khớp chắc khỏe. Tuy nhiên, uống Vitamin D3 có bị táo bón không? Hãy cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
- Vitamin D3 có tác dụng gì?
- Dấu hiệu thừa Vitamin D3 ở trẻ sơ sinh
- Cách dùng Vitamin D3 đạt hiệu quả cao
- Liều dùng Vitamin D3
- Uống Vitamin D3 có bị táo bón không?
- Vitamin D3 nên uống lúc mấy giờ?
- Vitamin D không nên uống chung với gì?
- Một số điều cần lưu ý khi bổ sung Vitamin D3
- Địa chỉ mua Vitamin D3 uy tín
Từ lâu, Vitamin D3 được biết đến là loại dưỡng chất quan trọng, đem đến những lợi ích to lớn với sức khỏe. Vitamin D3 hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa bệnh xương khớp, hỗ trợ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển chiều cao, mọc răng,.... Nhưng trên nhiều diễn đàn xuất hiện thắc mắc, uống Vitamin D3 có bị táo bón không? Hãy để Nhà Thuốc Sức Khỏe cùng bạn đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Vitamin D3 là dưỡng chất quan trọng với cả trẻ nhỏ và người trưởng thành, cao tuổi
Vitamin D3 có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu uống Vitamin D3 có bị táo bón không thì chúng ta hãy cùng liệt kê những tác dụng của Vitamin D3 với sức khỏe nhé:
Với xương khớp
Vitamin D3 là thành phần quan trọng giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Nhờ đó, cơ bắp và xương khớp có thể hình thành và phát triển khỏe mạnh. Với những người bị thiếu hụt Vitamin D3, khả năng hấp thụ canxi sẽ suy giảm, tăng nguy cơ bị loãng xương, xương yếu, dễ bị gãy xương.
Bổ sung Vitamin D3 mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh xương khớp, tăng cường sức mạnh xương và cơ bắp. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bổ sung Vitamin D3 và canxi đầy đủ giúp tăng cường mật độ xương, thúc đẩy bé phát triển chiều cao tối ưu và phòng ngừa bệnh loãng xương ở người trưởng thành, trung niên và cao tuổi.
Vitamin D hỗ trợ xương khớp chắc khỏe
Hỗ trợ tim mạch
Vitamin D3 có tác dụng làm giảm nồng độ hormone ở vỏ thượng thận gây tăng huyết áp. Bổ sung Vitamin D3 cần thiết cho cơ thể, giúp hạ huyết áp, tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài ra, Vitamin D3 còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hỗ trợ chức năng tim, tăng độ bền thành mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp và đau tim.
Bổ sung Vitamin D3 hỗ trợ tim mạch
Chống viêm và tăng sức đề kháng
Bổ sung Vitamin D3 giúp nâng cao khả năng miễn dịch, kháng viêm, hạn chế tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Những người thiếu hụt Vitamin D3 có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng, hen suyễn, chàm, Atopy,.... Với những mẹ bầu bổ sung Vitamin D3 đầy đủ trong thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, thở khò khè tái phát ở trẻ trên 3 tuổi lên đến 20%. Vì thế, mẹ hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để bổ sung Vitamin D3 khi mang bầu nhé!
Hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm viêm
Giảm nguy cơ ung thư
Tăng cường bổ sung Vitamin D3 mỗi ngày góp phần làm chậm sự phát triển của ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, ngăn ngừa di căn và tử vong. Với phụ nữ tiền mãn kinh, bổ sung Vitamin D và canxi cũng sẽ giúp giảm nguy cơ bị ung thư lên đến 60%.
Giảm trầm cảm
Hàm lượng Vitamin D3 trong máu thấp có thể tăng nguy cơ bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Với những bệnh nhân trầm cảm, phụ nữ sau sinh, bổ sung Vitamin D3 giúp phòng ngừa trầm cảm.
Phòng ngừa trầm cảm cho mẹ sau sinh
Kiểm soát tốt cân nặng
Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh được cung cấp đầy đủ hàm lượng Vitamin D giúp kiểm soát cân nặng, chỉ số BMI và ngăn ngừa tích mỡ ở bụng. Ngoài bổ sung thực phẩm chức năng, bạn hãy tăng cường Vitamin D3 bằng cách phơi nắng, bổ sung thực phẩm chứa Vitamin D trong bữa ăn hàng ngày.
Dấu hiệu thừa Vitamin D3 ở trẻ sơ sinh
Mặc dù Vitamin D3 là loại Vitamin quan trọng, không thể thiếu để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá liều Vitamin D3 trong thời gian dài cũng có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Những dấu hiệu cho thấy cơ thể thừa Vitamin D3 là:
- Trẻ quấy khóc thường xuyên
- Vùng đầu bị đau không rõ nguyên nhân
- Bé bị khô miệng, chán ăn, ăn không ngon miệng
- Trẻ bị hít thở khó khăn vào ban đêm, thậm chí là co giật
- Khi ngộ độc Vitamin D3 khiến trẻ bị nôn ói đột ngột
- Cơ xương đau nhức, trẻ ngủ không ngon, vặn mình nhiều
- Tình trạng kéo dài, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, gây cặn, sỏi thận
Trẻ quấy khóc, nôn trớ, táo bón... là dấu hiệu thừa Vitamin D
Cách dùng Vitamin D3 đạt hiệu quả cao
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi sử dụng các sản phẩm bổ sung Vitamin D3 dạng siro, nhỏ giọt, hay dạng xịt mẹ có thể bổ sung cho bé bằng các cách sau:
- Nhỏ trực tiếp vào miệng bé: Cách này rất phổ biến, tuy nhiên mẹ nên tránh chạm đầu hút của ống thuốc chạm trực tiếp vào miệng của bé
- Cho bé uống bằng thìa: Mẹ nhỏ Vitamin D3 và thìa theo liều lượng cần thiết rồi cho bé uống
- Nhỏ Vitamin D3 vào ti mẹ khi cho bé bú: Khi cho bé bú, mẹ nhỏ Vitamin D3 lên bầu vú và cho bé bú
- Pha vào sữa công thức, nhỏ vào đồ ăn của bé: Mẹ nhỏ Vitamin D3 vào sữa công thức, đồ ăn cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên đợi sữa, đồ ăn nguội bớt rồi mới trộn Vitamin D3 nhé!
- Xịt trực tiếp vào miệng bé: Cách này áp dụng với sản phẩm Vitamin D3 dạng xịt.
- Với người lớn: Có thể dùng dạng xịt hoặc dạng viên uống
Kiểm soát đúng liều lượng bổ sung Vitamin D3 cho bé
Liều dùng Vitamin D3
Tùy thuộc vào mỗi nhóm đối tượng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe khác nhau sẽ có liều dùng Vitamin D3 khác nhau.
- Dùng cho trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt: 200 IU/ ngày
- Trẻ sinh non, hệ miễn dịch kém: 400- 800 IU/ ngày
- Trẻ uống sữa mẹ hoàn toàn hoặc 1 phần: 400 IU/ ngày hoặc liên tục vài ngày sau sinh
- Người lớn thiếu Vitamin D: 50.000 IU/ tuần trong 6- 12 tuần
- Phòng ngừa bệnh loãng xương: 400- 1000 IU/ ngày cho người cao tuổi. Kết hợp cùng Calcitriol 0.43- 1.0 mcg/ ngày trong tối đa 36 tháng
- Ngăn ngừa mất xương do dùng kháng viêm: 0.25- 1.0 mcg Vitamin ở dạng được gọi là calcitriol hoặc alfacalcidol trong vòng 6-36 tháng
- Với người suy tim: 800 IU/ ngày cholecalciferol hoặc 1000mg/ngày canxi trong 3 năm hoặc 400 IU/ngày vitamin D ở dạng cholecalciferol cùng 1000mg/ngày canxi cho phụ nữ sau mãn kinh
- Mất xương do cường tuyến cận giáp: Uống 800 IU/ ngày Vitamin D ở dạng cholecalciferol trong 3 tháng
- Với bệnh nhân đa xơ cứng: 400 IU/ ngày
- Phòng ngừa nhiễm trùng ô nhiễm đường hô hấp: 300-4000 IU vitamin D ở dạng cholecalciferol trong 7 tuần đến 13 tháng.
- Phòng ngừa mất răng ở người cao tuổi: 700 IU/ ngày ở dạng cholecalciferol sử dụng kết hợp với canxi 500mg/ngày trong 3 năm
Liều lượng Vitamin D cho từng độ tuổi
Uống Vitamin D3 có bị táo bón không?
Đặc biệt là với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Vitamin D3 là thành phần dinh dưỡng quan trọng. Khi bổ sung Vitamin D3, bạn hãy bổ sung thêm canxi để tăng hiệu quả hỗ trợ xương khớp và sức khỏe nhé! Tuy nhiên, uống Vitamin D3 có bị tác bón không?
Trên thực tế, Vitamin D3 đã được chứng minh rất an toàn với sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều. Nhưng nếu lạm dụng quá liều trong thời gian dài sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe, trong đó có cả táo bón, buồn nôn, chán ăn, suy giảm miễn dịch, mệt mỏi, thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim,...
Để phòng ngừa những tác dụng không mong muốn, khi bổ sung Vitamin D3, mẹ nên lựa chọn sản phẩm bổ sung đồng thời Vitamin D3K2 và canxi. Ngoài ra, trước đó, bạn hãy thăm khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn và bổ sung đúng cách, đúng liều lượng.
Khi uống Vitamin D3 có bị táo bón không?
Vitamin D3 nên uống lúc mấy giờ?
Vitamin D3 là Vitamin tan trong dầu, vì vậy, để cơ thể hấp thụ tốt nhất, bạn hãy bổ sung trong hoặc sau khi ăn sáng. Nên tránh sử dụng gần giờ đi ngủ vì dưỡng chất có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, bổ sung vào buổi sáng sẽ giúp bạn tăng tác dụng bổ sung Vitamin D nhờ phơi nắng vào buổi sáng
Đọc thêm: Vitamin D3 uống vào lúc nào trong ngày tốt nhất?
Vitamin D không nên uống chung với gì?
Khi uống Vitamin D không nên uống chung cùng sắt, đồ uống có ga, cafe, cồn,... vì có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ lẫn nhau.
Khi bổ sung Vitamin D, bạn nên bổ sung cùng Vitamin K2 và canxi để tăng hiệu quả hấp thụ canxi vào xương và ngăn ngừa tình trạng dư thừa canxi, giảm nguy cơ cặn ở thận.
Một số điều cần lưu ý khi bổ sung Vitamin D3
- Tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi bổ sung Vitamin D3
- Không tự ý tăng hoặc giảm liều nếu không được bác sĩ chỉ định
- Nếu người bị dị ứng Vitamin D3, nồng độ canxi, Vitamin D cao, khó hấp thụ TPCN, người bị bệnh gan, thận cần chỉ định của bác sĩ trước khi dùng
- Nếu sử dụng Vitamin D3 dạng siro, nhỏ giọt,... cần kiểm soát liều lượng chính xác. Với dạng viên nhai, thuốc nên nhai kỹ trước khi nuốt
- Với Vitamin D3 dạng hòa tan, nên chắc chắn tay khô trước khi lấy thuốc, đặt thuốc dưới lưỡi và đợi tan hoàn toàn mới nuốt và uống thêm nước.
- Các sản phẩm như cholestyramine/colestipol, orlistat, dầu khoáng có thể giảm khả năng hấp thụ của Vitamin D3. Nếu cần sử dụng, phải uống cách nhau ít nhất 2 tiếng.
- Phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ cần chỉ định của bác sĩ trước khi dùng
Uống Vitamin D3 nên kết hợp cùng K2 và canxi
Địa chỉ mua Vitamin D3 uy tín
Nhà Thuốc Sức Khỏe là địa chỉ uy tín để mua sắm những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt là Vitamin D3. Khi có nhu cầu tìm mua Vitamin và khoáng chất, bạn có thể tham khảo ngay tại Nhathuocsuckhoe.com
Với những thông tin từ bài viết hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi uống Vitamin D3 có bị táo bón không. Đừng quên theo dõi Nhà Thuốc Sức Khỏe để cập nhật thêm thông tin hữu ích và nhận thêm ưu đãi hấp dẫn khi mua hàng nhé!
Mọi thông tin mua hàng xin liên hệ:
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
- Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
- Hotline: 0901.666.300
- Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
- Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Nội dung liên quan:

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...