- Tin tức
- Tin tức Ngành
- Không xông hơi cho trẻ F0, không tự ý dùng thuốc kháng virus tại nhà
Không xông hơi cho trẻ F0, không tự ý dùng thuốc kháng virus tại nhà

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về cách chăm sóc trẻ là F0 mắc Covid-19. Trong đó lưu ý tuyệt đối không xông hơi cho trẻ, không tự ý dùng thuốc kháng virus tại nhà.
- Nhiều gia đình lạm dụng xông hơi cho trẻ
- Nguy hiểm tiềm ẩn khi tự ý xông hơi cho trẻ F0
- Cảnh báo trẻ bị bỏng khi xông hơi điều trị Covid-19
- Không tự ý dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho trẻ
- 3 tiêu chí lâm sàng trẻ là F0 có thể được điều trị tại nhà
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ F0 tại nhà nhanh khỏi
- Những đồ dùng thiết yếu cho trẻ khi mắc Covid-19
Xông hơi với các loại thảo mộc tự nhiên như chanh, sả, gừng đang là phương pháp điều trị Covid-19 được nhà nhà áp dụng, người người truyền tai nhau. Tuy nhiên với trẻ nhỏ tuyệt đối không áp dụng cách này, tiềm ẩn nguy cơ bỏng da, tổn thương đường thở khiến bệnh nặng thêm.
BS Trương Hữu Khanh (Thầy thuốc Ưu tú, Chuyên gia Dịch tễ, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) khẳng định tuyệt đối không được cho trẻ mắc Covid-19 xông hơi bởi điều này quá nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của các bé.
BS Khanh nhấn mạnh: "Việc cho trẻ xông khi bị Covid-19 rất nguy hiểm. Điều này có thể khiến trẻ gặp những rủi ro sức khỏe khó lường. Vô tình, cha mẹ biến trẻ đang từ bệnh nhẹ thành thêm bệnh, tình trạng càng khó hồi phục hơn.”
Nhiều gia đình lạm dụng xông hơi cho trẻ
Theo TS.BS Nguyễn Hồng Minh – Trưởng Khoa Y học Cổ truyền Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, xông hơi là một trong các phương pháp điều trị Covid-19 theo y học cổ truyền. Tinh dầu và chất kháng khuẩn trong các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm sạch, thông thoáng đường thở. Xông hơi cũng giúp kháng khuẩn không gian sinh sống, khuếch tán virus và hạn chế lây truyền bệnh.
Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh tăng nhanh ở nước ta, nhiều gia đình đã lạm dụng và có phần chưa hiểu đúng về xông cũng như cách xông để phòng bệnh và hạn chế lây lan virus. Nhiều trường hợp đã hiểu nhầm thành xông mũi, xông mặt, hay xông toàn thân,…Đặc biệt nguy hiểm hơn khi xông hơi cho trẻ nhỏ là F0.
Nguy hiểm tiềm ẩn khi tự ý xông hơi cho trẻ F0
Nguy cơ bỏng nặng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn có làn da non nớt, mỏng manh. Khi xông hơi, nhiệt độ quá cao cùng hơi nước nóng dễ làm trẻ bị bỏng. Do lớp da trẻ em mỏng hơn, sức chịu nhiệt kém hơn da người lớn nên khi bị bỏng mức độ bỏng sẽ nặng, sâu hơn, thậm chí gây tổn thương tận cơ, xương, mạch máu, thần kinh, nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng cao hơn người lớn.
Đặc biệt nguy hiểm nếu hơ mặt trẻ trước nồi xông hơi sùng sục trong toàn bộ thời gian xông thì nguy cơ đó chắc chắn xảy ra.
Trẻ bị mất nước, mất điện giải
Việc xông hơi dễ khiến cơ thể mất nước. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu, cho trẻ xông với nồi nước sôi chính là đang gây nguy hiểm cho trẻ.
Chuyên gia khẳng định: "Trẻ lúc này dễ bị mất nước, mất điện giải. Điều này có thể khiến trẻ mệt lả dần, nguy cơ tử vong cao.”
Tổn thương đường thở, niêm mạc hô hấp
Việc hít thở luồng khí nóng thường xuyên, liên tục trong một thời gian nhất định là quá sức đối với trẻ nhỏ. Việc để hơi nóng xông thẳng vào mũi sẽ khiến niêm mạc đường hô hấp của con bị khô, mỏng, ngày càng yếu hơn, dễ kích ứng, chảy máu mũi.
BS Trương Hữu Khanh nhấn mạnh việc xông khi mắc Covid-19 không được thực hiện tùy tiện, không phải ai cũng có thể áp dụng. Với trẻ nhỏ, càng không được tùy tiện xông hơi. "Tóm lại, nghiêm cấm xông cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi bị Covid-19 vì quá nguy hiểm.” BS Trương Hữu Khanh nói.
Cảnh báo trẻ bị bỏng khi xông hơi điều trị Covid-19
Chị H, mẹ của bé G.B tự mua máy xông mũi họng xông hơi cho bé vì lo ngại nguy cơ mắc Covid-19. Tuy nhiên trong lúc bế bé đứng xông, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân, gây bỏng mu bàn chân trái.
Sai lầm là người nhà tự ý sơ cứu cho bé bằng cách đổ nước lạnh lên chân trẻ khiến toàn bộ vùng da mu bàn chân trái của trẻ bị lột da bên ngoài. Sau tai nạn trẻ được đưa đến bệnh viện địa phương điều trị và sau đó trẻ được chuyển đến Đơn vị bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ bị bỏng độ III mu bàn chân trái nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, trẻ được điều trị tích cực tại đơn vị Bỏng.
Không tự ý dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho trẻ
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết ngoài việc không được xông hơi cho trẻ. Phụ huynh cũng tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trị Covid-19 cho trẻ tại nhà:
- Không tự ý cho con dùng kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc kháng virus…
- Không tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho cho con
- Không lạm dụng các loại vitamin, kể cả vitamin C hay vitamin tổng hợp
- Không dùng các đơn thuốc được chia sẻ trên mạng.
- Không chia sẻ đơn thuốc của trẻ cho người khác
3 tiêu chí lâm sàng trẻ là F0 có thể được điều trị tại nhà
Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ Theo đó, 3 tiêu chí lâm sàng trẻ là F0 có thể được điều trị tại nhà gồm:
- Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm COVID-19 bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà, hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
- Trẻ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
- Trẻ không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ F0 tại nhà nhanh khỏi
Chế độ dinh dưỡng
Trẻ nhỏ mắc Covid-19 cần bổ sung đủ nước:
Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi cần bú mẹ hoàn toàn
Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi cần 800ml nước/sữa
Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 900ml nước/sữa
Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 1.200ml
Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 1.600ml
Trẻ từ 14 - 18 tuổi: 1.800 - 2.600nl
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu đang bú sữa mẹ thì cần tiếp tục bú kể cả mẹ là F0.
Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, ăn uống đủ chất, đa dạng thực phẩm, tăng cường trái cây, nước hoa quả.
Vệ sinh cho trẻ
Không kiêng nước, cha mẹ cần vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho con. Lưu ý tắm nước ấm và tắm nhanh, sau đó lập tức lau khô người và tóc cho trẻ.
Nếu trẻ bị chảy nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh thì cần vệ sinh mũi. Nếu nước mũi chỉ chảy ít thì chỉ lấy khăn mềm lau sạch là được.
Cha mẹ chăm sóc con cần chú ý vệ sinh tay thường xuyên.
Cải thiện các triệu chứng
Hạ sốt cho trẻ
Khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ cần tiến hành hạ sốt cho con bằng cách:
- Chườm hạ sốt.
- Uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ, ngày không quá 4 lần.
- Bù nước.
Giảm ho, đau họng cho trẻ
Khi dùng thuốc ho cho trẻ, cha mẹ cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc ức chế ho chỉ dùng khi ho quá nhiều và không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Có thể uống nhiều nước để thay thế cho việc sử dụng thuốc loãng đờm. Thuốc loãng đờm không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Những đồ dùng thiết yếu cho trẻ khi mắc Covid-19
- Khẩu trang.
- Nước muối sinh lý.
- Nước sát khuẩn.
- Nhiệt kế.
- Thuốc hạ sốt dạng uống, đặt hậu môn, Oresol, thuốc ho, vitamin tổng hợp.
- Máy đo SpO2 cầm tay.
- Điện thoại.
Trong quá trình điều trị cho trẻ mắc Covid-19 tại nhà nếu phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường cha mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ/dược sĩ hoặc người có chuyên môn. Nhanh chóng đưa trẻ đến trạm y tế phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu.
Liên hệ điện thoại của các bệnh viện có khoa Nhi hoặc các cơ sở xử trí của từng phường/huyện để được tư vấn. Ví dụ, liên hệ với Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai theo số 086.958.7716.
Ngoài ra, phụ huynh có thể liên hệ số hotline 0241022 nhánh số 3 của mạng lưới Thầy thuốc đồng hành tại Hà Nội.
Nguồn tham khảo:
https://tuoitre.vn/khong-xong-hoi-hay-tu-y-dung-thuoc-tri-covid-19-cho-tre-tai-nha

Bài viết liên quan
-
-
-
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng tránh 15:23, 14/06/2022 / Tin tức Ngành
-
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...