Hiến máu có tăng cân không? Cách chăm sóc cơ thể sau hiến máu

Một trong những thắc mắc mà nhiều người gặp phải trước khi tham gia hiến máu, đó là: Hiến máu có tăng cân không? Vậy thực hư việc hiến máu xong tăng cân là gì? Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc này, hãy cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Và cùng liệt kê những điều cần lưu ý trước, trong và sau khi hiến máu để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nhé!
- Lợi ích của việc hiến máu với cơ thể
- Hiến máu có tăng cân không?
- Một số sai lầm phổ biến sau khi hiến máu
“Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân thương ái, thương người như thể thương thân của dân tộc ta”, “1 giọt máu cho đi, 1 cuộc đời ở lại”. Vậy hiến máu có tăng cân không? Đây có lẽ là thắc mắc mà rất nhiều người gặp phải khi đang có ý định đi hiến máu. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ cùng bạn tìm hiểu hiến máu có tăng cân hay không và những điều cần chú ý trước và sau khi đi hiến máu.
Lợi ích của việc hiến máu với cơ thể
Giúp giảm nguy cơ mắc 1 số bệnh tim mạch
Hiến máu giúp điều chỉnh nồng độ sắt trong cơ thể, từ đó giúp máu lưu thông ổn định hơn. Khi máu tuần hoàn hiệu quả, tim không cần hoạt động quá sức, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Hiến máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hạn chế nguy cơ bệnh ung thư
Các nghiên cứu cho thấy hiến máu định kỳ giúp giảm tích tụ sắt trong cơ thể. Lượng sắt dư thừa có thể gây ra stress oxy hóa, là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư gan và phổi.
Hạn chế nguy cơ bị ung thư
Giảm nguy cơ đột quỵ
Nồng độ sắt quá cao có thể dẫn đến tình trạng oxy hóa nhanh khiến tăng nguy cơ các bệnh về lão hóa, trong đó có đột quỵ. Hiến máu định kỳ giúp giảm bớt sắt, ngăn ngừa tối đa nguy cơ xảy ra đột quỵ và duy trì sức khỏe lâu dài.
Sản sinh tế bào mới cho cơ thể
Hiến máu giúp kích thích cơ thể sản sinh máu mới để bù lại lượng đã mất. Quá trình này giúp tế bào máu trong cơ thể luôn tươi mới và khỏe mạnh, hỗ trợ việc trao đổi chất và duy trì sức khỏe tổng quát.
Hỗ trợ sản sinh tế bào mới
Tăng cường hệ miễn dịch
Việc kích thích sản sinh tế bào mới sau mỗi lần hiến máu giúp củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể sẵn sàng đối phó với vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường như cảm cúm và nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Giảm cân
Mỗi lần hiến 450ml máu có thể giúp cơ thể đốt cháy khoảng 650 calo, góp phần hỗ trợ giảm cân. Kết hợp hiến máu với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục sẽ giúp duy trì cân nặng lý tưởng và một cơ thể khỏe mạnh.
Hiến máu giúp giảm cân
Phát hiện sớm bệnh lý
Trước khi hiến máu, người hiến sẽ được kiểm tra sức khỏe bao gồm đo huyết áp, xét nghiệm máu và các chỉ số khác. Điều này giúp sớm phát hiện các tình trạng tiềm ẩn như thiếu máu, cao huyết áp hoặc các vấn đề về đường huyết, để có thể xử lý và điều trị kịp thời.
Cải thiện tâm trạng
Hiến máu là một hành động nhân văn, mang lại ý nghĩa lớn lao khi giúp đỡ và cứu sống người khác. Cảm giác này mang lại niềm vui, hạnh phúc, và cảm giác kết nối với cộng đồng. Ngoài ra, việc hiến máu thường xuyên còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tạo ra những tác động tích cực cho sức khỏe tinh thần.
Hỗ trợ cải thiện tâm trạng
Hiến máu có tăng cân không?
Nhiều người hiến máu xong có lo lắng để bù đắp lượng máu mất đi thì cơ thể sẽ phải hấp thụ lại rất nhiều khiến cân nặng bị tăng lên.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trung bình mỗi lần hiến máu cơ thể mất đi khoảng 570ml máu. Do đó, thực tế việc hiến máu không tăng cân như nhiều người nghĩ.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tăng cân nhiều sau hiến máu. Ths. Phạm Tuấn Dương- Phó viện trưởng viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã nghiên cứu và kết luận hiến máu không chỉ an toàn mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sở dĩ một số người có dấu hiệu tăng cân là do quá trình sản sinh máu mới làm cơ thể phải tăng cường trao đổi chất, từ đó làm xuất hiện cảm giác thèm ăn, nhanh đói và ngủ nhiều hơn. Vì vậy, để tránh tăng cân, sau khi hiến máu, bạn nên chú ý kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và duy trì thói quen vận động.
Hiến máu có tăng cân không?
Một số sai lầm phổ biến sau khi hiến máu
Hiến máu gây ảnh hưởng cho sức khỏe
Nhiều người hiểu nhầm rằng việc lấy đi 1 lượng lớn máu trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, suy nghĩ này không chính xác vì mỗi lần hiến máu chỉ lấy đi khoảng 400ml máu. Số máu này chỉ chiếm 1 phần nhỏ so với tổng lượng máu có trong cơ thể. Sau khi hiến máu cơ thể sẽ tự động bật chế độ tái tạo lại lượng máu thiếu hụt 1 cách nhanh chóng.
Người già không thể hiến máu
Người cao tuổi vẫn có thể hiến máu 1 cách bình thường nếu sức khỏe họ ổn định và có lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, họ chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn về trọng lượng cơ thể và hoàn toàn không thiếu máu.
Người trên 60 tuổi không nên hiến máu
Người đang uống thuốc thì không thể hiến máu
Những người sử dụng thuốc vẫn có khả năng hiến máu nhưng còn phụ thuộc vào loại thuốc họ đang sử dụng. Trước khi hiến máu, người hiến cần báo với nhân viên y tế về loại thuốc mình đang dùng để đảm bảo quá trình hiến máu diễn ra an toàn và tránh các vấn đề không mong muốn.
Không được chơi thể thao sau khi đi hiến máu
Việc chơi thể thao không bị cản trở bởi việc hiến máu. Tuy nhiên, bạn nên tránh những môn thể thao có cường độ cao để cơ thể có thời gian để phục hồi. Còn những ngày kế tiếp thì mọi việc sẽ trở lại bình thường.
Không vận động mạnh, chơi thể thao sau khi hiến máu
Người ăn chay không được hiến máu
Khi bạn ăn chay và việc thiếu sắt là hoàn toàn không liên quan tới nhau. Cơ thể của bạn có khả năng sử dụng lượng sắt dự trữ nội sinh để tạo máu và đáp ứng nhu cầu sau khi hiến. Nên người ăn chay vẫn có thể hiến máu nếu sức khỏe đảm bảo.
Phụ nữ đến tháng thì không nên hiến máu
Phụ nữ đến tháng nên tránh đi hiến máu vì trong chu kỳ kinh nguyệt nếu lượng máu kinh nguyệt quá nhiều có thể gây thiếu hụt sắt và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chị em đến tháng không nên đi hiến máu
Đối tượng được tham gia hiến máu
Đối tượng nào được tham gia hiến máu? Việc đầu tiên khi đến các điểm hiến máu, bạn sẽ được tình nguyện viên hỏi về tình hình sức khỏe, có mắc các bệnh cấp hoặc mãn tính hay không. Đồng thời sẽ hỏi bạn có mắc các bệnh truyền nhiễm qua máu như HIV, viêm gan B hay viêm gan C,... hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước những điều kiện để được hiến máu như sau:
- Độ tuổi hiến máu: Cho mọi công dân Việt Nam, người sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong độ tuổi từ 18- 60 tuổi
- Cân nặng: Với nam giới cần nặng từ 45kg trở lên và với nữ giới từ 42kg trở lên
- Các chỉ số ở mức bình thường: Huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp tim,...
- Một số nhóm đối tượng không tham gia hiến máu: Phụ nữ đang mang thai, người đang nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, người mới trải qua phẫu thuật,...
- Lượng máu được hiến: Không quá 9ml/kg trọng lượng trong mỗi lần hiến.
Đảm bảo cân nặng để đi hiến máu
Lưu ý trước và sau tham gia hiến máu
Trước và sau quá trình hiến máu bạn cần lưu ý một số điều sau đây để giúp quá trình hiến máu diễn ra thuận lợi và an toàn
Trước khi hiến máu
- Trước khi hiến máu, hãy đảm bảo rằng bạn đã có một giấc ngủ tốt, nên ngủ từ 6- 8 tiếng trong đêm trước đó
- Ăn uống nhẹ, không nên ăn quá no
- Tránh đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chứa lượng đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng máu hiến tặng
- Không uống rượu bia, không hút thuốc lá và không sử dụng chất kích thích
- Nên uống nhiều nước, nước ấm từ 1.5- 2 lít/ ngày
Sau khi hiến máu
- Ngay sau khi rút ống truyền, bạn hãy duỗi thẳng tay và nâng cao cánh tay hơn so với tim từ 25 phút
- Nghỉ ngơi tại điểm hiến máu khoảng 15 phút để được theo dõi tình trạng sức khỏe
- Chỉ khi rời điểm hiến máu khi cơ thể cảm thấy thoải mái. Không rời đi khi thấy mệt mỏi, choáng váng hoặc cơ thể vã mồ hôi
- Có bất cứ điểm bất thường nào, hãy ngồi xuống hoặc nằm thẳng, kê cao chân và thông báo ngay với nhân viên y tế
- Uống nhiều nước ấm để bù lại lượng nước đã mất đi
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và vận động mạnh, chơi thể thao tối thiểu trong 48h sau khi hiến máu
- Dán băng cầm máu tại vị trí kim lấy máu từ 4- 6 giờ mới được bỏ ra
- Nếu trong quá trình hiến máu gặp tình trạng bầm tím tại vị trí lấy máu, sau khi hiến máu, bạn chỉ cần dùng đá lạnh bọc khăn để chườm lên vùng bầm tím, sau 24h chuyển qua chườm khăn ấm thì vết bầm sẽ tự hết sau vài ngày nhé!
Bổ sung thực phẩm giàu sắt sau khi hiến máu
Sau khi được hiến tặng, máu được dùng để làm gì?
Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người chỉ sau hiến máu có tăng cân không và hiến máu xong ăn gì để không tăng cân. Máu được hiến tặng sẽ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Sau khi hiến tặng, sẽ cần qua nhiều bước xử lý để máu có thể sử dụng được.
Cứu người
- Một phần máu được sử dụng để cứu sống người cần bằng hình thức truyền máu thông qua truyền máu toàn phần (máu sau khi được xử lý) hoặc một phần (các thành phần trong máu được tách ra như hồng cầu, huyết tương, tiểu cầu,... và cung cấp cho người cần) cho những người phẫu thuật, chấn thương hay tai nạn,...
- Sử dụng trong cấy ghép tủy xương: Tế bào máu trong cơ thể được phát triển từ những tế bào gốc tạo máu có trong tủy xương. Vì vậy, các chuyên gia có thể sử dụng máu để phục hồi lại tủy xương thương tổn. Việc cấy ghép này được dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh máu trắng hoặc các chứng bệnh rối loạn về máu khác.
Dùng để nghiên cứu khoa học
Máu được hiến tặng còn được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học như:
- Dùng để nghiên cứu các căn bệnh truyền nhiễm, ung thư và các chứng bệnh rối loạn về máu khác
- Nghiên cứu để phát triển các tế bào máu sử dụng vào mục đích cho ra đời những phương pháp điều trị mới và cải thiện các phương pháp điều trị cũ, các sản phẩm y tế đã có.
Dùng vào sản xuất các chế phẩm y tế
- Huyết tương được hiến tặng sẽ sử dụng để sản xuất thuốc và các sản phẩm dùng trong y tế khác như albumin, immunoglobulin, và các yếu tố đông máu,...
- Tiều cầu sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm có tác dụng cầm máu
Máu được dùng để sản xuất các chế phẩm y tế
Cách chăm sóc cơ thể sau khi hiến máu
Sau khi hiến máu, bạn cũng cần chú ý chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng để có thể dần phục hồi lại lượng máu đã mất đi. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ
Bổ sung sắt
Sắt là thành phần chính, giúp cấu tạo nên hồng cầu trong máu và vận chuyển oxy trong máu đi khắp cơ thể. Sau khi hiến máu, lượng hồng cầu sẽ sụt giảm đáng kể, vì thế, bạn cần chú ý bổ sung sắt để cơ thể phục hồi và có thể sản sinh lượng hồng cầu bù đắp lại.
Có một vài loại thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày như: thịt bò, thịt gà, bông cải xanh, rau bina, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt,.... Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng những loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt như viên uống bổ sung sắt Vitabiotics Feroglobin B12, viên bổ sung sắt của Ba Lan Chela-Ferr Forte hay Nature Made Iron 65mg của Mỹ,... để bổ sung sắt cần thiết cho cơ thể.
Lợi ích của việc uống sắt sau khi hiến máu:
- Hỗ trợ cơ thể bù đắp lại lượng sắt mất đi sau khi hiến máu
- Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt
- Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng
- Tái tạo hồng cầu
Bổ sung Vitamin C
Bên cạnh sắt thì Vitamin C cũng là loại Vitamin vô cùng quan trọng với người sau khi hiến máu. Ngoài tác dụng nâng cao sức đề kháng, Vitamin C còn giúp cơ thể phục hồi sau khi hiến máu.Vitamin có nhiều trong rau quả như cam, quýt, bưởi, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh và dâu tây,...
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng, đặc biệt là với những người mới hiến máu. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Với người trưởng thành, một giấc ngủ đủ là từ 7-8 giờ mỗi đêm. Sau khi hiến máu, thường bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, vì vậy, hãy đảm bảo có một giấc ngủ sâu và dài để cơ thể “refresh” nhé!
Tránh căng thẳng, mệt mỏi
Tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng miễn dịch và phục hồi của cơ thể. Vì thế, sau khi hiến máu, bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc thiền, hoặc có thể dành thời gian cho những sở thích của mình cũng là một cách thư giãn hiệu quả.
Một số điều cần lưu ý khác
Sau khi hiến máu, bạn hãy lưu ý thêm một số điều sau đây để giúp cơ thể phục hồi tốt nhé:
- Uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất đi
- Tối thiểu từ 24h sau khi hiến máu không nên vận động mạnh
- Không uống rượu bia, chất kích thích sau khi hiến máu tối thiểu 48h
- Không hút thuốc trong 48h đầu sau khi hiến máu
- Theo dõi sức khỏe, đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường
Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hiến máu có tăng cân không. Sau khi hiến máu, hãy sử dụng các sản phẩm bổ sung để hỗ trợ cơ thể phục hồi tốt hơn. Hãy truy cập nhathuocsuckhoe.com để được tư vấn và mua các sản phẩm với mức giá tốt!
Mọi thông tin mua hàng xin liên hệ:
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
- Trang web: https://nhathuocsuckhoe.com/
- Đường dây nóng: 0901.666.300
- Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
- Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
BÀI VIẾT NÊN ĐỌC:

Nguyễn Mai Anh
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...