- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Điều kiện hiến máu, hiến máu có tăng cân không?
Điều kiện hiến máu, hiến máu có tăng cân không?
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp, giúp đỡ những người khó khăn và còn mang lại những quyền lợi nhất định đối cho người hiến tặng. Thế nhưng có phải ai cũng đủ điều kiện hiến máu không?
- Điều kiện tham gia hiến máu
- Những đối tượng không nên hiến máu hoặc phải trì hoãn hiến máu
- Trình tự khi tham gia hiến máu tình nguyện
- Lưu ý trước và sau khi hiến máu
- Giải đáp một số câu hỏi về hiến máu tình nguyện
- Một số sản phẩm bổ máu
- Mua sản phẩm bổ máu ở đâu?
- Quyền lợi đối với người hiến máu tình nguyện
- Lời kết
Bạn không biết rằng mỗi lần bạn hiến máu là đang cứu giúp tính mạng cho những người trong tình trạng nguy hiểm. Mỗi năm tại nước ta có hàng chục ngàn người không may mắn vẫn hy vọng chờ máu để được cứu sống, “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Tuy nhiên, trước khi quyết định tham gia hiến máu thì bạn hãy tìm hiểu xem điều kiện hiến máu là gì, bạn có đáp ứng đủ các tiêu chí đó không nhé!
Điều kiện tham gia hiến máu
Người muốn hiến máu tình nguyện cần đáp ứng đủ những điều kiện để được hiến máu như sau:
- Độ tuổi từ 18 đến 60 (nữ từ 18 - 55, nam từ 18 - 60)
- Cân nặng tối thiểu với nữ là 42kg và với nam là 45kg. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không hiến máu quá 500 ml mỗi lần.
- Huyết áp tối thiểu trong khoảng 70 mmHg - 100mg
- Huyết áp tối đa trong khoảng 110 mmHg - 140 mmHg
- Mạch đều trong khoảng 60 - 90 nhịp/phút
- Đang ở trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt
- Không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày,...
- Không nhiễm hay không có nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu gồm HIV, viêm gan B, viêm gan C,...
- Lần hiến máu gần nhất đã cách thời điểm hiến máu hiện tại ít nhất 12 tuần
Về tính chất pháp lý:
- Người hiến máu hoàn toàn tự nguyện khi tham gia hiến máu
- Đang không chịu trách nhiệm hình sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Nếu không phải tham gia hiến máu theo các cơ quan đoàn thể thì người cho máu cần có một số loại giấy tờ có ảnh như chứng minh thư, căn cước công dân, giấy phép lái xe,...Việc có những giấy tờ này chỉ mang tính chất có thông tin của người hiến máu để tiện những quyền lợi về sau
- Người đăng ký hiến máu phải tự điền thông tin vào bảng khai báo hành chính về tình trạng sức khỏe, cam kết và ký tên xác nhận.
Những đối tượng không nên hiến máu hoặc phải trì hoãn hiến máu
Đối tượng không được hiến máu
- Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng nhưng những đối tượng sau đây không nên tham gia hiến máu:
- Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi lây nhiễm, có nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C và các virus nguy hiểm lây qua đường truyền máu
- Người gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…
Đối tượng phải trì hoãn hiến máu
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong thông tư số 26/2013/TT-BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu, thì các đối tượng sau cần phải trì hoãn hiến máu gồm:
Những người phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày
- Khỏi bệnh sau khi mắc cúm, cảm lạnh, viêm họng,...
- Trước hay sau chu kỳ kinh nguyệt với nữ giới
- Sau thời gian tiêm các loại vắc xin theo quy định
Những người phải trì hoãn hiến máu trong 04 tuần
- Người mới khỏi các bệnh như viêm phế quản, sởi, quai bị, ho gà, sốt xuất huyết, viêm da nhiễm trùng,...
- Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu,...
Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng
- Sau xăm trổ trên da
- Sau bấm lỗ tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc tại các vị trí khác trên cơ thể
- Khi có sự phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu
- Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh cảm lạnh, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tủy xương, viêm tụy.
Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng
- Người đã mắc bệnh truyền nhiễm qua đường máu như sốt xuất huyết, giang mai,...
- Người kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại khi bị động vật cắn
- Người kết thúc đợt tiêm, truyền máu hoặc sử dụng các chế phẩm máu, chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ máu
- Phụ nữ sau khi sinh con hoặc chấm dứt thai nghén
Một số nghề nghiệp và hoạt động đặc thù
Một số người có nghề nghiệp hoặc làm công việc đặc thù dưới đây chỉ được hiến máu trong ngày nghỉ hoặc chỉ được thực hiện các công việc đó sau khi hiến máu tối thiểu 12h:
- Người làm công việc trên cao hoặc dưới độ sâu: phi công, công nhân làm việc trên cao, dưới lòng đất như thợ mỏ,...
- Người vận hành các phương tiện giao thông
- Các trường hợp khác: vận động viên, người vận động và tập luyện nặng
Trình tự khi tham gia hiến máu tình nguyện
Đăng ký
Khi đến nơi tổ chức hiến máu, bạn cần điền đầy đủ thông tin vào bảng phiếu đăng ký tự nguyện hiến máu. Những thông tin gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý,...
Khám sàng lọc
Để kiểm tra xem tình trạng sức khỏe của bạn có đủ điều kiện để tham gia hiến máu không, các bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ đo nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể. Đồng thời lấy máu xét nghiệm để kiểm tra các virus truyền nhiễm và hàm lượng sắt trong máu. Những người thiếu sắt sẽ phải trì hoãn hiến máu.
Hiến máu
Sau khi thực hiện hai bước trên và đáp ứng đủ các điều kiện hiến máu thì bạn sẽ đến khu vực chuyên biệt để lấy máu. Bạn sẽ ngồi vào ghế dựa hoặc giường xếp nhỏ và để các kỹ thuật viên tiến hành lấy máu.
Họ sử dụng kim tiêm tiệt trùng, lấy máu tĩnh mạch. Lượng máu sẽ do bạn đăng ký trong bảng khai, từ 250 ml - 350 ml và không quá 500ml/lần. Tùy vào thể trạng, cân nặng và tình trạng sức khỏe của bạn mà nên hiến lượng máu phù hợp. Thông thường mọi người sẽ hiến 250ml, nam giới hoặc những người đặc biệt khỏe mạnh (tập luyện thể thao) mới hiến mức 350 - 500ml.
Nghỉ ngơi sau hiến máu
Sau khi hiến máu, cơ thể cần được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe và bù lại lượng nước đã mất. Bạn sẽ được phục vụ uống nước và ăn nhẹ, ngồi thư giãn tối thiểu 10 phút trước khi khỏe lại và đủ năng lượng. Bởi vậy nếu bạn thấy mình không đủ thời gian để thực hiện đầy đủ quy trình hiến máu thì có thể đợi dịp khác nhé.
Lưu ý trước và sau khi hiến máu
Trước khi hiến máu
- Trước thời gian hiến máu bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, tránh thức khuya, tránh sử dụng đồ uống có cồn
- Duy trì thực phẩm bổ sung sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại hạt,...
- Nên uống nhiều nước
- Mặc đồ thoải mái, áo ngắn tay hoặc đồ dài nhưng dễ dàng xắn lên khuỷu tay, tránh mặc đồ bó sát,...
- Nhớ kỹ các loại thuốc bạn đã sử dụng và tiền sử bệnh lý trong nửa tháng gần đây (có ốm sốt gì không,...) để điền đầy đủ vào phiếu thông tin
Sau khi hiến máu
- Cần có thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng trong ngày hoặc tối thiểu trong vòng 12h
- Nếu có biểu hiện choáng váng, buồn nôn, đau đầu,... hãy liên hệ với nơi hiến máu hoặc đến cơ sở y tế để kiểm tra và được chăm sóc kỹ lưỡng
- Nên uống khoảng 4 ly nước
- Tránh đồ uống có cồn trong suốt 24h kể từ khi hiến máu
- Nên giữ chặt miếng bông hoặc băng gạc tại vết tiêm trong khoảng 5 phút và giữ trong vài giờ sau đó
- Nếu vết tiêm xuất hiện bầm tím thì bạn không nên thoa dầu (vì sẽ khiến vết bầm lan rộng hơn) mà hãy dùng đá lạnh chườm xung quanh. Vết bầm sẽ hết dần
- Vệ sinh vùng da quanh vết tiêm sạch sẽ để tránh nhiễm trùng
- Nếu vết tiêm chảy máu bạn hãy gặp khuỷu tay lại 5 - 10 phút đến khi máu ngừng chảy
- Nếu thấy hoa mắt, chóng mặt nhẹ thì hãy ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi để cơ thể khỏe hơn
- Hạn chế các hoạt động nặng, vận động mạnh với cánh tay
- Một vài trường hợp sau khi hiến máu có thể thấy buồn ngủ trong những ngày đầu. Đây là trạng thái tạm thời, bạn hãy nghỉ ngơi vài hôm sau sẽ khỏi ngay
- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường
- Tăng cường các thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng như thịt, gan, trứng, sữa,...
- Có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ máu
Giải đáp một số câu hỏi về hiến máu tình nguyện
Tôi có thể bị nhiễm bệnh không?
Câu trả lời hoàn toàn là không. Các dụng cụ lấy máu để sàng lọc và kim tiêm hiến máu đã vô trùng và chỉ dùng cho 1 người/1 lần hiến máu.
Hiến máu có tăng cân không?
Một số ít trường hợp sau khi hiến máu sẽ tăng cân, thường xảy ra với nữ. Lý do là bởi sự tái tạo máu khiến cơ thể phấn chấn, ăn ngon, ngủ ngon. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy. Bạn vẫn cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng ít đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để có vóc dáng và cơ thể khỏe mạnh.
Sau bao lâu tôi có thể hiến máu tiếp?
Khoảng cách giữa những lần hiến máu là tối thiểu 03 tháng (04 lần/năm) với nam và 04 tháng (03 lần/1 năm) với nữ. Nếu bạn là nữ và có thể trạng khỏe mạnh, đáp ứng đủ các điều kiện để được hiến máu thì có thể tiếp tục hiến máu chỉ sau 3 tháng.
Một số sản phẩm bổ máu
Viên uống Rubina bổ máu, hỗ trợ người thiếu máu
Thông tin sản phẩm
- Hãng sản xuất: Takeda Chemical Industries
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Quy cách đóng gói: hộp 60 viên, 180 viên
- Giá bán: 260.000đ và 540.000đ
Công dụng
- Viên uống Rubina bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu
- Cải thiện lưu thông máu
- Cải thiện tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,..
- Hỗ trợ giấc ngủ ngon và hệ tim mạch hoạt động khỏe mạnh
- Giúp cơ thể khỏe mạnh, nhiều năng lượng, tránh khỏi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.
Cách sử dụng
- Uống sau bữa ăn sáng, trưa, tối
- Uống 3 viên/lần với nước ấm
Viên bổ sung sắt Vitabiotics Feroglobin B12
Thông tin sản phẩm
- Hãng sản xuất: Vitabiotics
- Xuất xứ: Anh
- Quy cách đóng gói: hộp 30 viên
- Giá bán: 199.000đ
Công dụng
- Viên bổ sung sắt Vitabiotics Feroglobin B12 bổ sung dưỡng chất, tăng cường sản sinh máu.
- Hỗ trợ cơ thể luôn khỏe mạnh, cường tráng
- Cải thiện tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt của cơ thể
- Duy trì cảm giác ngon miệng, hỗ trợ tăng cường sự phát triển trí tuệ và thể lực.
- Hỗ trợ duy trì sức chịu đựng và cường độ tập luyện cho các vận động viên.
Cách sử dụng
- Mỗi ngày sử dụng 1 viên, sau bữa ăn trưa
- Thích hợp với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển từ > 12 tuổi, phụ nữ mang thai, trong kỳ kinh nguyệt, người trong độ tuổi dậy thì, người già sức khỏe suy yếu,...
Mua sản phẩm bổ máu ở đâu?
Nhà Thuốc Sức Khỏe là Siêu thị thuốc trực tuyến cung cấp các sản phẩm chính hãng, chất lượng cao, cam kết về nguồn gốc xuất xứ và giá cả cạnh tranh. Để mua hàng bạn hãy tới địa chỉ:
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Tp. Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại liên hệ đặt hàng: 0901.666.300
Quyền lợi đối với người hiến máu tình nguyện
Theo Thông tư số 05/2017/TT-BYT, người tham gia hiến máu tình nguyện được hưởng các quyền lợi:
Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí
Được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): nhóm máu, HIV, virus viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét. Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được Bác sĩ mời đến để tư vấn sức khỏe.
Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành:
+ Phục vụ ăn nhẹ tại chỗ: tương đương 30.000 đồng.
+ Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt): 50.000 đồng.
+ Nhận quà tặng (bằng hiện vật) nhằm động viên, khuyến khích đối với người hiến máu toàn phần tình nguyện:
Một đơn vị máu thể tích 250ml: 100.000 đồng;
Một đơn vị máu thể tích 350ml: 150.000 đồng;
Một đơn vị máu thể tích 450ml: 180.000 đồng.
Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
Lời kết
Nếu bạn đáp ứng đủ những điều kiện hiến máu thì hãy tham gia hiến máu và vận động người thân, bạn bè xung quanh nhé. Nghĩa cử cao đẹp của bạn sẽ góp phần cứu giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, đang chờ được truyền máu. Đó có thể là bệnh nhân ung thư, những người không may gặp tai nạn, những hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc,...
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp được cộng đồng và xã hội tôn vinh. “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Tinh thần hiến máu và hành động của bạn luôn được trân trọng. Hãy hiến máu khi bạn có thể nhé!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...