- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bị thủy đậu có được ăn trứng không? Cách phòng bệnh hiệu quả?
Bị thủy đậu có được ăn trứng không? Cách phòng bệnh hiệu quả?

Người mắc bệnh thủy đậu nên ăn gì, kiêng gì? Bị thủy đậu có được ăn trứng không là điều mà nhiều người băn khoăn. Bởi lẽ chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng đến hiệu quả lành bệnh.
Thủy đậu là bệnh da liễu dễ lây truyền và bùng phát thành dịch. Người mắc thủy đậu cần được chăm sóc đúng cách, chú ý một số điều trong sinh hoạt và đặc biệt là chế độ ăn uống để nhanh khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe.
Thủy đậu là gì?
Thủy đậu (dân gian còn gọi là bệnh trái rạ) là bệnh do virus thủy đậu Varicella Zoster gây ra. Đây cũng là tác nhân gây bệnh zona thần kinh. Thủy đậu dễ bùng phát vào mùa đông xuân vì đây thời điểm khí hậu nồm ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.
Bệnh thủy đậu gây ra các nốt mụn nước trên cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng, rất khó chịu và đau rát. Nếu không được điều trị đúng cách, thủy đậu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thủy đậu có lây không?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người. Virus thủy đậu Varicella Zoster chủ yếu lây qua đường hô hấp. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc người bệnh dễ nhiễm phải virus từ những giọt nước li ti bắn ra ngoài khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc chất dịch từ mụn nước.
Ngoài nguyên nhân trực tiếp này thì khi bạn tiếp xúc với những đồ dùng sinh hoạt (bàn chải, khăn mặt,...) hoặc những bề mặt công cộng như tay nắm cửa, cầu thang,...cũng có khả năng lây nhiễm.
Tỷ lệ lây truyền của bệnh thủy đậu rất cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 90% người khỏe mạnh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu sẽ bị nhiễm bệnh. Việc truyền nhiễm virus có thể diễn ra trước 1 - 2 ngày ngay cả khi bệnh nhân chưa có dấu hiệu đầu tiên của thủy đậu.
Triệu chứng bệnh thủy đậu
Giai đoạn ủ bệnh
Đây là thời kỳ virus mới xâm nhập vào cơ thể người bệnh, thường kéo dài từ 10 - 20 ngày. Lúc này người bệnh chưa có dấu hiệu gì rõ ràng, rất khó để nhận biết.
Giai đoạn khởi phát
Người bệnh bắt đầu có những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể viêm họng và nổi hạch sau tai. Vì có một số dấu hiệu giống với cảm cúm thông thường nên nhiều người dễ nhầm lẫn.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn toàn phát là thời kỳ bệnh phát triển mạnh mẽ nhất. Người bệnh sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước gây ngứa rát rất khó chịu.
Mụn nước có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là ở tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây khó khăn khi ăn uống. Trường hợp nhiễm virus nặng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa mủ.
Giai đoạn hồi phục
Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục. Thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày.
Trong giai đoạn này, người bệnh cần chú ý vệ sinh các vết thủy đậu, tránh bị nhiễm trùng trở lại. Cùng với đó là kết hợp một số sản phẩm trị sẹo, kem bôi da, các loại thuốc nhằm tránh để lại sẹo thâm khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Người mắc bệnh thủy đậu nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ nhanh khỏi bệnh và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến nặng, không có biện pháp chữa trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gồm:
- Nhiễm trùng da: ác bọng nước sẽ to, có mủ, lâu khỏi, lở loét. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do các em không kiêng được, thường dùng tay gãi ngứa khiến các vết mụn nước vỡ ra, trầy xước, bong tróc, lây lan virus thủy đậu. Những nốt mụn này về sau sẽ để lại sẹo và khó trị khỏi
- Nhiễm trùng máu: vi trùng xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng máu
- Viêm não, viêm màng não: biến chứng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên người lớn có tỉ lệ cao hơn. Viêm não, viêm màng não nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Một số triệu chứng đi kèm là sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
- Viêm phổi thủy đậu: người bệnh ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực.
- Viêm cầu thận cấp: tiểu ra máu, suy thận.
- Biến chứng thủy đậu khi mang thai: phụ nữ mang thai nếu bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh có thể lây nhiễm thủy đậu từ mẹ sang con, bé có thể bị khuyết tật hoặc tử vong.
- Viêm tai ngoài, tai giữa: Người bệnh thủy đậu có thể bị viêm tai trong trường hợp mụn thủy đậu mọc trong tai gây viêm loét, lở ngứa.
- Viêm thanh quản: trường hợp mụn thủy đậu mọc trong khoang miệng hay niêm mạc miệng gây nhiễm trùng, sưng tấy có thể gây viêm thanh quản
- Viêm võng mạc: virus Varicella Zoster xâm nhập vào giác mạc, làm tổn thương mắt, thậm chí dẫn đến bệnh viêm võng mạc.
Bị thủy đậu có được ăn trứng không?
Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng vào tốc độ lành bệnh và hồi phục sức khỏe của người mắc thủy đậu. Bị thủy đậu có được ăn trứng không, có ảnh hưởng xấu gì không là điều mà nhiều người băn khoăn, đang muốn tìm câu trả lời.
Thực tế chưa có nghiên cứu nào chính thức công bố người mắc bệnh thủy đậu không nên ăn trứng. Tuy nhiên, trong trứng có chứa nhiều histamin - một loại chất gây dị ứng. Bởi vậy tốt nhất là bệnh nhân thủy đậu nên tránh ăn trứng và nếu có ăn chỉ ăn trứng đã nấu chín vì trứng chín đã giảm hàm lượng histamin.
Người mắc thủy đậu nên ăn gì - kiêng gì?
Thực phẩm nên ăn
- Nên ăn các loại rau củ quả tươi, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin A, vitamin C, bioflavonoid giúp tăng cường sức đề kháng để người bệnh nhanh hồi phục. Một số thực phẩm đó là cà rốt, dưa chuột, bông cải,… Tuy nhiên lưu ý với người đang có mụn nước, vết loét trong cổ họng, khoang miệng thì không nên dùng trái cây, rau củ giàu vitamin C.
- Với những người có mụn nước ở miệng thì nên dùng thức ăn mềm, vị nhạt, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như món cháo, súp, canh, khoai tây nghiền, tránh gây ma sát với các vết mụn sẽ đau rát khó chịu.
- Thực phẩm giàu kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch và mang đến cảm giác ngon miệng như ngũ cốc, đậu, măng tây, súp nấm,...
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie như đậu, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày
- Uống đủ nước, đặc biệt là nước ép trái cây tươi, vừa đáp ứng lượng nước thiết yếu của cơ thể, vừa bổ sung chất điện giải, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe
Thực phẩm nên kiêng
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc quá mặn dễ gây nhiệt miệng, đau họng, khiến các vết mụn lây lan và lâu lành hơn
- Thực phẩm từ sữa như bơ, phô mai, yogurt có thể sưng viêm và khiến mụn đỏ xuất hiện lâu hơn. Ngoài ra còn làm da tiết nhiều dầu, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để virus thủy đậu lây lan
- Hạn chế những món ăn vặt nhiều calo ít dưỡng chất càng dễ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Các loại thịt có tính ấm, nóng như thịt gà, thịt chó có thể tăng nguy cơ bội nhiễm
- Hải sản chứa nhiều histamin gây dị ứng, ngứa
- Cam, chanh, cà phê, socola là những thực phẩm giàu axit, gây sưng tấy, tổn thương ở vùng da nổi mụn nước.
Cách phòng bệnh thủy đậu
Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Trẻ nhỏ nên tiêm phòng từ sớm, đúng lịch quy định:
Mũi 1: tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
Mũi 2:
- Trẻ từ 1 - 13 tuổi: tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng
- Trẻ 13 tuổi trở lên: tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Người khỏe mạnh cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu và đồ dùng sinh hoạt của họ, tuyệt đối không chạm vào các mụn nước. Nếu bắt buộc tiếp xúc cần mặc đồ bảo hộ hoặc có biện pháp bảo đảm an toàn. Sau khi tiếp xúc với những bề mặt công cộng như nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang cần vệ sinh, sát khuẩn, đặc biệt là thời điểm bùng phát dịch thủy đậu. Nếu bạn chưa tiêm vắc xin mà đã tiếp xúc với người mắc thủy đậu thì nên tiêm ngừa ngay trong 3 ngày sau đó.
Lời kết
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính với khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Để nhanh khỏi bệnh và không xảy ra biến chứng nguy hiểm thì bệnh nhân cần được chăm sóc, điều trị đúng cách, lưu ý về chế độ ăn uống với những thực phẩm nên ăn và nên tránh. Quan trọng nhất vẫn là tự phòng ngừa và tiêm vắc xin thủy đậu từ sớm.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...