Đau bụng khi mang thai là do đâu? Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trong suốt thai kỳ, chị em phụ nữ có thể gặp những cơn đau bụng với mức độ khác nhau. Mẹ bầu cần hiểu rõ nguyên nhân để biết đau bụng khi mang thai khi nào nguy hiểm, khi nào là bình thường, trường hợp nào cần khám bác sĩ?
Đa số các bà mẹ khi mang thai đều gặp những cơn đau bụng, đặc biệt là trong những tháng đầu. Đau bụng có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có khả năng trở thành mối lo ngại nếu tình trạng đau bụng kéo dài và đi kèm với các triệu chứng khác.
Nguyên nhân đau bụng khi mang thai
Thai làm tổ trong buồng tử cung
Trong thời gian đầu mang thai, chị em phụ nữ sẽ có cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Lý do là bởi thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Bạn không cần quá lo lắng vì hiện tượng đau bụng dưới này chỉ xuất hiện trong 2 - 3 ngày rồi dần biến mất.
Mẹ bầu ăn uống thiếu dinh dưỡng
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không chỉ để nuôi dưỡng cơ thể mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn ăn uống không phù hợp hoặc không đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể thì có thể bị đau bụng dưới, có thể đi kèm với hiện tượng táo bón.
Nghiên cứu cho thấy rằng khi phụ nữ mang thai, tử cung phải chịu nhiều áp lực từ thai nhi. Áp lực này khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn thai kỳ, progesterone sẽ tăng cao hơn bình thường dẫn đến việc tiêu hóa gặp khó khăn và xuất hiện chứng đau bụng dưới khi mang thai.
Thai nhi phát triển bên ngoài tử cung
Đau bụng dưới xảy ra thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu thai nhi phát triển bên ngoài tử cung - dân gian thường gọi là chửa ngoài dạ con. Nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung,...Triệu chứng đau bụng có thể kèm theo chảy máu âm đạo. Do vậy, trước khi có kế hoạch mang thai bạn nên kiểm tra sức khỏe sinh sản để tránh gặp phải tình trạng này.
Thai nhi đạp bụng mẹ
Thai nhi trong bụng thường hoạt động bằng cách đạp vào bụng mẹ. Đây là hiện tượng bình thường mà tất cả phụ nữ đều gặp phải trong giai đoạn thai kỳ. Điều này là biểu hiện tốt chứng tỏ em bé đang khỏe mạnh, phát triển bình thường, bậc cha mẹ còn tỏ ra hào hứng.
Thai càng lớn sẽ càng đạp mạnh hơn. Khi thai nhi đạp mạnh sẽ khiến thành bụng của mẹ trở nên căng cứng và cảm thấy đau bụng dưới. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài quá lâu nên bạn không cần lo lắng.
Tích tụ mỡ
Nếu cơ thể mẹ bầu tích tụ quá nhiều mỡ ở vùng bụng và đùi cũng dẫn đến đau bụng dưới, đặc biệt là trong 6 tháng đầu thai kỳ. Lý do là bởi khi mang thai, bụng của phụ nữ to lên dần khiến các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có một số mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu sẽ có biểu hiện đau lâm râm vùng bụng dưới và buồn tiểu thường xuyên. Khi đi tiểu có kèm biểu hiện nóng ran và đau rát rất khó chịu.
Để phòng tránh bệnh lý này, mẹ bầu cần uống nhiều nước, không được nhịn tiểu, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và tránh quan hệ tình dục không an toàn.
Viêm ruột thừa
Ở đầu thai kỳ, tử cung của phụ nữ sẽ to ra hơn sơ với bình thường khiến phần ruột thừa bị kéo cao lên gần nút bụng hoặc gan. Đây là nguyên nhân khiến ruột thừa dễ bị viêm dẫn đến đau bụng. Nếu mẹ bầu còn có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn thì cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thăm khám sớm.
Bong nhau thai
Bong nhau thai là hiện tượng rất nguy hiểm đối với thai phụ. Nhau thai bong ra khỏi tử cung khiến tử cung căng cứng và gây đau đớn. Dấu hiệu thường gặp đó là đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối, dịch âm đạo tiết ra nhiều, có thể xuất hiện máu đỏ hoặc màu đen.
Bong nhau thai diễn ra ở tháng cuối là dấu hiệu thông báo bạn sắp được đón em bé chào đời. Tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra trong thai kỳ thì mẹ bầu cần đi khám và kiểm tra kịp thời.
Đau bụng khi mang thai nên đi khám bác sĩ khi nào?
Đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu
Những cơn đau bụng thông thường sẽ nằm trong ngưỡng chịu đau của mẹ bầu và nhanh chóng biến mất. Trường hợp cơn đau âm ỉ kéo dài, đau dữ dội hoặc đau quặn từng cơn kèm theo xuất huyết âm đạo (ra máu đen) thì mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi, có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, rau tiền đạo,… đặc biệt là vào những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Đau bụng kèm theo tiểu nóng
Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu kèm theo hiện tượng như: nước tiểu có mùi hôi hoặc có lẫn máu; đi tiểu nóng, rát và không kiểm soát,...là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hệ quả đáng tiếc.
Đau bụng từng cơn nhưng không có chiều hướng giảm dần
Việc đau bụng dưới từng cơn và càng lúc mức độ đau nhói càng tăng dần kèm theo các hiện tượng ra máu cục sẽ cho thấy dấu hiệu dọa sảy thai. Chị em không nên cố chịu đựng mà hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất để được tư vấn và điều trị, tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Làm gì để vượt qua cơn đau bụng khi mang thai?
- Nằm thư giãn với tư thế thoải mái nhất, nên dùng gối đỡ phần lưng để tránh mỏi cột sống, kết hợp chườm ấm bụng dưới, massage nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu thấy thoải mái hơn
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vitamin và đầy đủ chất dinh dưỡng
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây và những thực phẩm lành mạnh ở mức độ phù hợp
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng và thực phẩm chứa nhiều tinh bột
- Luyện tập yoga cho bà bầu để tăng cường độ dẻo dai, giảm cơn đau hiệu quả
- Không đứng quá lâu, khi ngồi cần dùng một chiếc ghế thấp để kê chân
- Tắm nước ấm và chọn trang phục thoải mái
- Ăn thêm chuối, nho để bổ sung canxi, kali và nước trong giai đoạn này. Hoặc mẹ bầu cũng có thể sử dụng TPCN chăm sóc cho mẹ và bé
» Xem thêm:
Lời kết
Trên đây là những lý giải về hiện tượng đau bụng khi mang thai. Mẹ bầu không nên chủ quan hay cố chịu đựng cơn đau mà hãy đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường. Cùng với đó là chú ý chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, quan trọng là tuân thủ lịch khám thai định kỳ để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển toàn diện nhé!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...