Cách dùng Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh, liều dùng và lưu ý

Bổ sung Vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp phòng ngừa nguy cơ xuất huyết não thường xuất hiện ở trẻ từ 30- 40 ngày tuổi. Vậy bổ sung Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh bằng những cách nào? Liều lượng bao nhiêu là đủ? Hãy cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- Vitamin K là gì?
- Vai trò của Vitamin K cho trẻ sơ sinh
- Nguyên nhân thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh
- Bổ sung vitamin K khi nào?
- Tiêm Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh khi nào?
- Cách bổ sung vitamin K1 cho trẻ sơ sinh hợp lý
- Liều lượng Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh
- Có thể thay thế tiêm Vitamin K bằng uống Vitamin K không?
- Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh trong bao lâu?
- Lưu ý khi tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh
Vitamin K là một trong những loại Vitamin quan trọng, tham gia vào quá trình đông máu và các bệnh huyết học. Đặc biệt, theo nghiên cứu cho thấy, đến 90% nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh xảy ra ở bé từ 30- 40 ngày tuổi là do thiếu hụt Vitamin K.
Trong bài viết này, Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ cùng mẹ tìm hiểu chi tiết về Vitamin K, vai trò của Vitamin K, cách dùng Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh thế nào an toàn và hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Vitamin K là gì?
Để duy trì cơ thể khỏe mạnh, Vitamin và khoáng chất là những thành phần không thể thiếu, cần được bổ sung mỗi ngày. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Vitamin và khoáng chất còn giúp trẻ tăng trưởng, phát triển cả thể chất và trí não.
Vitamin K bao gồm nhóm các Vitamin tan trong dầu, có cấu trúc tương đồng nhau và đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Ngoài ra, Vitamin K còn tăng cường trao đổi chất tại xương, canxi trong máu.
Có 2 loại Vitamin K cho trẻ sơ sinh ở dạng tự nhiên, đó là:
- Vitamin K1 ( Phylloquinone): Thành phần có nhiều trong các loại rau xanh như rau cải, bông cải, trong dầu thực vật như đậu nành, quả bơ, kiwi, nho,... Nhưng cơ thể chỉ có thể hấp thụ được khoảng 5- 10% thông qua đường tiêu hóa. Và Vitamin K1 có vai trò tăng hoạt hóa yếu tố đông máu tại gan.
- Vitamin K2: (Menaquinone): Được tạo ra bởi những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp tăng cường chức năng của tế bào nội mô trong mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, chống tắc nghẽn mạch máu, giảm nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực.
Ngoài ra, Vitamin K còn có 3 dạng tổng hợp, đó là Vitamin K3, K4 và K5 được tạo ra từ những phản ứng hóa học. Tuy nhiên, Vitamin K3 có độc tính cao nên ít được sử dụng.
Vitamin K có trong các loại rau xanh đậm màu
Vai trò của Vitamin K cho trẻ sơ sinh
Vitamin K1 có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Vitamin K là thành phần quan trọng, không thể thiếu, ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể. Cụ thể, vai trò của Vitamin K và Vitamin K1 với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là:
- Phòng ngừa máu khó đông, tham gia vào quá trình đông của máu
- Hỗ trợ phòng ngừa và giảm nguy cơ bị xuất huyết não do thiếu Vitamin K1. Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh trong 24h sau sinh thường được phát hiện muộn, tăng nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh như bệnh bại não, động kinh, teo não và liệt vận động,... rất nguy hiểm
- Làm giảm tình trạng xuất hiện các vết bầm tím, chảy máu ở trẻ
- Hoạt hóa thành phần Osteocalcin, phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp, loãng xương
- Cải thiện mật độ xương, giúp xương khớp chắc khỏe, tăng trưởng chiều cao cho bé
- Phòng ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch
Thiếu Vitamin K cho trẻ sơ sinh tăng nguy cơ bị xuất huyết não
Nguyên nhân thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thiếu Vitamin K1. Đặc biệt là trong cả thời kỳ mang thai và sau khi chào đời, vì thế, mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho con:
- Trong thời kỳ bào thai, trẻ được cung cấp Vitamin K thông qua nhau thai với mẹ. Dù hàm lượng này rất thấp, nhưng mẹ vẫn cần bổ sung những loại thực phẩm giàu Vitamin K và thực phẩm chức năng cung cấp Vitamin K trong thai kỳ
- Sau sinh, nguồn Vitamin K cho bé từ sữa mẹ, khoảng 2 - 5mcg/lít. Dù hàm lượng Vitamin K rất nhỏ nhưng với những mẹ có chế độ ăn kiêng chất béo, thiếu hụt dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ thiếu Vitamin K cho bé
- Lợi khuẩn ở hệ tiêu hóa của trẻ không đủ để tổng hợp và hấp thụ Vitamin K khiến bé thiếu hụt Vitamin K
- Trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi có nguy cơ thiếu Vitamin K cao
- Mẹ sử dụng một số loại thuốc như chống co giật, chống lao, Warfarin khi mang thai và cho con bú sẽ tăng nguy cơ trẻ bị xuất huyết não
- Bé uống kháng sinh từ sớm khiến rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Vitamin K ở ruột
- Trẻ em bú mẹ hoàn toàn nhưng mẹ không được tiêm Vitamin K dự phòng xuất huyết sau sinh
Bổ sung vitamin K khi nào?
Những biểu hiện cho thấy trẻ bị thiếu Vitamin K mà bố mẹ cần chú ý để bổ sung Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh như sau:
- Trẻ đi ngoài ra máu, trong phân lẫn máu có màu đen, mùi tanh, thậm chí là cả máu đỏ
- Trong nước tiểu của bé có chứa máu
- Trẻ bị chảy máu mũi, chảy máu từ cuống rốn
- Trẻ sơ sinh ngủ li bì cả ngày hoặc trẻ quấy khóc nhiều
- Cơ thể trẻ dễ bị bầm tím, đặc biệt là quanh vùng mặt và đầu
- Xuất huyết não với những biểu hiện như trẻ bị co giật, nôn trớ nhiều
Trẻ thiếu hụt Vitamin K dễ bị chảy máu cam và xuất hiện vết bầm tím
Tiêm Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh khi nào?
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, tất cả trẻ sơ sinh đều cần tiêm 1 mũi Vitamin K ngay sau khi sinh. Điều này áp dụng cả cho trẻ em sinh thường hay sinh mổ.
Thời điểm tiêm chính xác nhất cho bé là trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi sinh. Trong một số trường hợp, trẻ được chỉ định tiêm muộn hơn nhưng cần tham khảo và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Cách bổ sung vitamin K1 cho trẻ sơ sinh hợp lý
Vì hàm lượng Vitamin K thai nhi hấp thụ được qua nhau thai của mẹ rất thấp nên sau khi ra đời, trẻ sơ sinh rất dễ thiếu hụt Vitamin K. Vì thế, trẻ được bổ sung Vitamin K ngay sau sinh để tránh nguy cơ xuất huyết não và các vấn đề về đông máu.
Trẻ sẽ được chỉ định bổ sung Vitamin K bằng các cách sau đây:
Bổ sung Vitamin K cho trẻ sơ sinh bằng cách tiêm bắp
Tiêm bắp là phương pháp được áp dụng ngay sau khi trẻ ra đời sẽ được tiêm 1 mũi chỉ định đối với tất cả trẻ sơ sinh. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao và an toàn nhất. Sau khi thực hiện mũi tiêm này, trẻ sơ sinh đã được cung cấp hàm lượng Vitamin K1 cao, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xuất huyết não, chảy máu khó đông. Đây là biện pháp bắt buộc được thực hiện ngay tại phòng sinh cho bé.
Tiêm bắp Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh
Cho bé uống bổ sung 3 lần
Ngoài cách tiêm bắp, mẹ có thể bổ sung Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh bằng đường uống. Tuy nhiên, uống Vitamin K1 sẽ không đạt hiệu quả cao bằng việc tiêm bắp trực tiếp. Mẹ nên phân biệt rõ Vitamin K1 và Vitamin K2. Vì Vitamin K2 có thể bổ sung cho bé mỗi ngày và không cần thiết có sự chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng cho bé.
Ngược lại, với Vitamin K1, tuyệt đối chỉ sử dụng theo chỉ dẫn và thực hiện bởi bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín và bổ sung 3 lần:
- Lần 1: Dùng cho bé ngay sau khi sinh
- Lần 2: Bổ sung cho bé sau khi trẻ được 7 ngày tuổi
- Lần 3: Sau khi trẻ đủ 30 ngày tuổi
Vitamin K cho trẻ sơ sinh dùng đường uống
Cung cấp Vitamin K cho trẻ sơ sinh từ sữa mẹ
Trong sữa mẹ có hàm lượng Vitamin K1 rất thấp, dù không đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể của bé nhưng mẹ vẫn nên tận dụng nguồn dưỡng chất quý giá này. Vì trong sữa mẹ có chứa thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường miễn dịch cho bé.
Ngoài ra, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như rau cải xanh, rau chân vịt, bông cải xanh, kiwi, nho,... để tăng nồng độ Vitamin K1 có trong sữa mẹ.
Cho trẻ ăn sữa mẹ
Sử dụng sữa công thức có Vitamin K1
Ngoài sữa mẹ thì sữa công thức cũng là cách bổ sung Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh mà nhiều mẹ quan tâm. Mẹ hãy chú ý khi lựa chọn sữa cho bé có bảng thành phần chứa nhiều Vitamin K1. Vì thông thường, Vitamin K1 có trong sữa công thức sẽ cao hơn trong sữa mẹ.
TUy nhiên, dù bổ sung Vitamin K cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ, sữa công thức cũng sẽ không thể thay thế được phương pháp tiêm bắp và cho bé uống Vitamin K1 theo đường uống.
Bổ sung sữa công thức có thành phần Vitamin K cho trẻ
Liều lượng Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh
Với trẻ được tiêm bắp sẽ phụ thuộc vào cân nặng của trẻ để có thể tiêm với liều lượng như sau:
- Trẻ sơ sinh nặng trên 1.5kg: Tiêm bắp 1mg
- Trẻ sơ sinh từ 1.5kg trở xuống: Tiêm bắp 0.5mg
Với trẻ sơ sinh bổ sung Vitamin K1 bằng đường uống:
- Liều đầu tiên: Uống ngay sau khi chào đời: 2mg
- Liều thứ 2: Uống khi trẻ được 7 ngày tuổi: 2mg
- Liều thứ 3: Uống khi trẻ được 30 ngày: 2mg
Ngoài ra, với trẻ em và người lớn cũng cần bổ sung Vitamin K theo liều lượng:
- Trẻ em từ 0- 6 tháng tuổi: Cần 2mcg/ ngày
- Trẻ từ 7- 12 tháng tuổi: Cần 2.5 mcg/ ngày
- Trẻ từ 1- 4 tuổi: Cần 30 mcg/ ngày
- Trẻ từ 9- 13 tuổi: Cần 60 mcg/ ngày
- Nam giới từ 19 tuổi trở lên: Cần 120 mcg/ ngày
- Nữ giới từ 19 tuổi trở lên: Cần 90 mgc/ ngày
- Phụ nữ mang thai: Cần 90 mcg/ ngày
- Người đang nuôi con bằng sữa mẹ: Cần 90 mcg/ ngày
Bổ sung theo chỉ định và kiểm soát của nhân viên y tế
Có thể thay thế tiêm Vitamin K bằng uống Vitamin K không?
CÓ. Tuy nhiên, hiệu quả bổ sung Vitamin K bằng đường uống sẽ không đem đến hiệu quả cao như tiêm bắp Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh. Nhưng dùng đường uống sẽ được chỉ định cho trẻ sơ sinh nếu gặp những vấn đề về sức khỏe, không thể tiêm bắp.
Việc lựa chọn tiêm bắp hay uống Vitamin K1 sẽ được chỉ định từ bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý quyết định, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh trong bao lâu?
Tùy thuộc vào cơ địa, độ tuổi và mục đích sử dụng sẽ có thời gian bổ sung Vitamin K1 khác nhau.
- Đối với liều dự phòng xuất huyết ở trẻ sơ sinh sẽ được sử dụng đường tiêm bắp ngay sau khi sinh.
- Sử dụng với mục đích đảo ngược tác dụng của thuốc Warfarin sẽ được chỉ định dùng 1 liều duy nhất
- Với phụ nữ mang thai và cho con bú được bổ sung trong nhiều tháng.
Lưu ý khi tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh
Sau khi tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên chú ý một số điểm:
- Quan sát và theo dõi trẻ để phát hiện phản ứng bất thường để có cách xử lý kịp thời
- Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu Vitamin K, và các loại thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế ngay từ khi mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ
- Cho bé dùng Vitamin K theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Nếu bé bị nôn trớ sau uống Vitamin K khoảng 1 giờ, mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được dùng bổ sung thêm liều khác.
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ định về liều và thời gian sử dụng
- Không lạm dụng Vitamin K
- Sau khi bé ăn dặm, mẹ hãy cho con ăn thêm những loại thực phẩm giàu Vitamin K đi kèm sữa mẹ và sữa công thức
Tham khảo bác sĩ trước khi bổ sung Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trên đây là những cách dùng Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh được áp dụng hiện nay. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của Vitamin K cho trẻ sơ sinh. Hãy theo dõi Nhà Thuốc Sức Khỏe để cập nhật thêm những tin tức hữu ích nhé!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...