Cách xử lý vết côn trùng cắn bị bóng nước và hướng dẫn phòng ngừa
Vết côn trùng cắn bị bóng nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể dẫn đến dị ứng, sốc phản vệ, trường hợp nặng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này phải xử lý sao là điều băn khoăn của nhiều người.
Thông thường, vết côn trùng cắn có thể tự thuyên giảm và không để lại hệ lụy hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện phản ứng nổi bóng nước, dị ứng, mẩn đỏ toàn thân, chủ yếu xảy ra khi vết cắn do loài côn trùng có nọc độc. Vậy trường hợp này phải xử lý như thế nào để ngăn ngừa tổn thương và những hậu quả không mong muốn?
Loài côn trùng nào cắn gây nổi bóng nước?
Khi tiếp xúc với dịch tiết hay cơ thể của côn trùng, thông thường da chỉ mẩn đỏ và sưng nhẹ. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong thời gian ngắn, khoảng vài giờ đến một ngày. Tuy nhiên, những loài côn trùng có chứa pederin và axit phosphor trọng dịch tiết khi tiếp xúc da có thể bị kích thích, nổi mẩn đỏ và bóng nước. Cụ thể là kiến ba khoang, ong vò vẽ, ong bắp cày, kiến lửa, bọ chét, rệp, muỗi, bọ ve, sâu ban miêu, bướm đêm, bướm đuôi vàng, bướm bụi.
Tình trạng nổi bóng nước còn có thể xuất hiện khi bạn tiếp xúc gián tiếp với dịch tiết của côn trùng bám trên quần áo, chăn màn, vật dụng cá nhân,...
» Xem thêm: Triệu chứng và cách xử lý khi kiến ba khoang đốt
Vết côn trùng cắn bị bóng nước có nguy hiểm không?
Hiện tượng nổi bóng nước trên vết côn trùng cắn là biểu hiện cơ thể phản ứng lại với các dị nguyên từ ngòi, lông, vết cắn của côn trùng. Tùy thuộc vào loại côn trùng cắn và cơ địa của người bị cắn mà mức độ, biểu hiện tổn thương khác nhau.
Với những người có cơ địa khỏe mạnh, không có tiền sử dị ứng hay quá mẫn cảm thì vết côn trùng cắn chỉ gây phản ứng tại chỗ và thuyên giảm ngay sau vài giờ hoặc 1 - 2 ngày. Ngược lại với người có làn da nhạy cảm, cơ địa dị ứng thì vết côn trùng cắn có thể kích thích phản ứng dị ứng gây ra tình trạng nổi mề đay toàn thân, viêm da tiếp xúc hoặc sốc phản vệ.
Cách xử lý khi vết côn trùng cắn bị bóng nước
Vệ sinh sạch vùng da bị côn trùng cắn
Ngay khi bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với dịch tiết, cơ thể của côn trùng bạn cần vệ sinh, làm sạch da. Bạn nên để vùng da dưới vòi nước sạch để rửa trôi các dị nguyên rồi dùng nước muối sinh lý tiếp tục rửa sạch lại. Nước muối sinh lý có tính sát trùng, sát khuẩn giảm sưng viêm, làm dịu vùng da tổn thương, tránh nổi bọng nước.
Sau khi vệ sinh da bạn có thể ngâm vùng da với nước muối loãng hoặc chườm lạnh, dùng khăn mềm bọc đá lạnh để chườm, tuyệt đối không để đá tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang nhạy cảm. Điều này sẽ hạn chế tổn thương bùng phát mạnh mẽ.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da
Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi giúp sát trùng, khô bóng nước, giảm viêm ở vùng da bị tổn thương, chẳng hạn như hồ nước.
Hồ nước là dung dịch bôi ngoài da giúp sát trùng, làm dịu da, giảm viêm nhiễm. Sản phẩm này phù hợp sử dụng cho trẻ em và người lớn, có tác dụng trị viêm da, dời leo, mẩn ngứa, vết côn trùng cắn hiệu quả.
Bạn hãy dùng tăm bông, thấm một lượng dung dịch vừa đủ rồi thoa lên vùng da tiếp xúc với dịch tiết hoặc cơ thể côn trùng. Mỗi ngày bôi thuốc từ 1 – 2 lần để cải thiện các triệu chứng.
Ngoài hồ nước bạn còn có thể dùng dung dịch Jarish, các loại thuốc mỡ kháng sinh, thuốc tím, dung dịch milian.
Sử dụng thuốc uống
Một số trường hợp bị côn trùng cắn khá nghiêm trọng, các triệu chứng chưa thể thuyên giảm nếu chỉ sử dụng thuốc bôi ngoài da. Đặc biệt khi bị cắn bởi các côn trùng mang nọc độc nguy hiểm như ong, kiến có thể gây sốc phản vệ, nhất là với người có làn da mỏng manh, nhạy cảm, sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin tổng hợp hay các loại thuốc kháng sinh.
Chăm sóc da đúng cách
Ngoài những điều trên, chăm sóc da đúng cách sẽ giúp vùng da bị tổn thương nhanh hồi phục, hạn chế để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ.
- Giữ vệ sinh da: vệ sinh vết côn trùng cắn bị bóng nước thường xuyên, 2 - 3 lần/ngày với nước muối sinh lý
- Chườm lạnh: giảm sưng đỏ và ngứa ngáy tạm thời. Lưu ý cách này chỉ áp dụng khi mụn nước chưa bị vỡ và vùng da bị côn trùng cắn chưa có dấu hiệu bội nhiễm
- Tránh gãi mạnh, chà xát làm tổn thương da nghiêm trọng hơn
- Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt, thông thoáng, ngăn cọ xát giữa quần áo và vùng da bị tổn thương
Phòng ngừa côn trùng cắn
Mặc dù đa số các trường hợp bị côn trùng cắn các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau thời gian ngắn, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng không loại trừ trường hợp loài côn trùng có chứa nọc độc nguy hiểm. Vì thế khiến vết thương nổi bóng nước, ngứa ngáy, khó chịu, sốc phản vệ và nhiều hệ lụy khác. Bởi vậy, tốt hơn là mỗi người cần tự phòng tránh, chủ động bảo vệ sức khỏe cơ thể. Bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Luôn buông màn khi ngủ, kéo rèm, đóng cửa để tránh côn trùng bay vào nhà
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, quang đãng, loại bỏ nơi trú ngụ và không tạo điều kiện thuận lợi để các loài côn trùng sinh sôi, phát triển
- Tránh phơi quần áo ngoài trời vào ban đêm vì đây là thời gian hoạt động lý tưởng của côn trùng. Chúng có thể để lại dịch tiết và gây tổn thương da khi tiếp xúc.
- Tránh đứng gần nguồn sáng như bóng đèn, đặc biệt là đèn huỳnh quang vì loại ánh sáng này rất thu hút côn trùng, nhất là kiến ba khoang
- Tập thói quen kiểm tra vật dụng, giũ quần áo, khăn tắm trước khi sử dụng
- Sử dụng sản phẩm xịt côn trùng để ngăn ngừa bị đốt, bảo vệ làn da và sức khỏe bản thân
Sản phẩm gợi ý:
- Xịt chống muỗi và côn trùng Skin Vape
- Xịt chống muỗi Remos Lavender
- Xịt chống muỗi Pediakid Bouclier Insect
Lời kết
Mức độ và biểu hiện tổn thương khi bị côn trùng cắn phụ thuộc vào loài côn trùng và cơ địa, hệ miễn dịch của cơ thể con người. Một số trường hợp vết côn trùng cắn bị bóng nước có thể dẫn đến bội nhiễm, sốc phản vệ, viêm da dị ứng và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Bởi vậy, bạn cần biết xử lý đúng cách để tránh những hệ lụy không mong muốn. Quan trọng hơn vẫn là chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bản thân.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...