- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Thuốc Loratadin trị dị ứng: công dụng và cách sử dụng
Thuốc Loratadin trị dị ứng: công dụng và cách sử dụng

Thuốc Loratadin là thuốc dị ứng được sử dụng trong điều trị các bệnh ngứa ngáy, nổi mề đay, hắt hơi, sổ mũi,...Vậy sử dụng thuốc đúng cách như thế nào? Giá bán và nơi mua?
- Thuốc Loratadin 10mg là thuốc gì?
- Thành phần thuốc Loratadin
- Thuốc Loratadin có những loại nào?
- Công dụng thuốc Loratadin
- Cách sử dụng thuốc Loratadin
- Tác dụng phụ của thuốc Loratadin
- Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc Loratadin
- Tương tác với thuốc dị ứng Loratadin
- Phụ nữ mang thai và cho con bú có dùng thuốc Loratadin được không?
- Thuốc Loratadin có gây buồn ngủ không?
- Cách xử lý khi quá liều / quên liều thuốc Loratadin
- Thuốc Loratadin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- Hướng dẫn bảo quản thuốc Loratadin
Thuốc Loratadin 10mg là thuốc gì?
Thuốc Loratadin (hay thuốc loratadine) là thuốc dị ứng, thuộc nhóm thuốc kháng histamin, được dùng phổ biến để điều trị các trường hợp dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:
- Hít phải mùi phấn hoa, cây, cỏ dại.
- Ngửi mùi nấm mốc từ môi trường xung quanh. Những người sống và làm việc ở môi trường ẩm thấp, ngột ngạt thường xuyên gặp phải tình trạng này.
- Dị ứng với lông vật nuôi như chó, mèo. Những sợi lông nhỏ lơ lửng trong không khí và bám vào các đồ dùng, vật dụng. Nếu bạn tiếp xúc với những đồ vật này cũng rất dễ bị dị ứng.
- Dị ứng do ăn phải những đồ ăn không hợp
Thuốc Loratadin là thuốc dị ứng thuộc nhóm thuốc kháng histamin
Thành phần thuốc Loratadin
Thuốc Loratadin chứa thành phần chính là hoạt chất Loratadin - một chất chống dị ứng hiệu quả, ngăn ngừa giải phóng histamin gây ra các biểu hiện ngứa ngáy khó chịu.
Ngoài ra còn một số tá dược khác.
Thuốc Loratadin có những loại nào?
Thuốc Loratadin dạng viên nén là phổ biến nhất
Thuốc có những dạng và hàm lượng sau:
- Hộp viên nén 10 viên (loratadin 10mg, loratadin 5mg/5ml) như: Thuốc chống dị ứng Loratadin hộp 10 viên nén của Traphaco, thuốc làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng Loratadin Standa
- Dạng chai siro 60ml, mỗi 5ml chứa 5mg loratadin
- Dạng viên ngậm phân hủy trong miệng hàm lượng 10mg
- Dạng kết hợp với epinephrine.
Công dụng thuốc Loratadin
Thuốc giải phóng Histamin và làm giảm các triệu chứng dị ứng do viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và nổi mề đay gây nên. Các triệu chứng cụ thể là:
- Bệnh viêm mũi dị ứng gồm hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi.
- Bệnh viêm kết mạc dị ứng: ngứa và chảy nước mắt.
- Nổi mề đay, ngứa rát khó chịu và các bệnh dị ứng liên quan khác.
Bên cạnh đó, thuốc Loratadin còn được sử dụng để điều trị ngứa do phát ban.
Thuốc Loratadin còn có thể được sử dụng cho những mục đích khác không ghi trên nhãn thuốc.
Thuốc Loratadin nhanh chóng làm giảm các triệu chứng dị ứng
Cách sử dụng thuốc Loratadin
Liều dùng
- Loratadin 10ng liều dùng phụ thuộc lứa tuổi, tình trạng dị ứng và cơ địa đáp ứng điều trị của từng người.
- Trường hợp dùng thuốc chữa dị ứng Loratadin dạng không kê đơn cần đọc kỹ tất cả các hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Trường hợp sử dụng thuốc dị ứng loratadin theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh hãy làm theo chỉ dẫn bác sĩ và các hướng dẫn trên nhãn thuốc cẩn thận.
Hướng dẫn sử dụng
- Thuốc dị ứng Loratadin dạng viên nén: Sử dụng bằng đường uống. Uống thuốc trước hoặc sau ăn, uống với nước lọc, không nên sử dụng các loại thuốc khác
- Thuốc Loratadin dạng viên nhai: khi sử dụng phải nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt
- Thuốc Loratadin dạng viên ngậm phân hủy nhanh cần lấy thuốc cẩn thận, tránh làm vỡ viên, sau đó đặt ngay vào miệng và ngậm lại.
- Thuốc Loratadin dạng dung dịch: người sử dụng cần định liều cẩn thận bằng dụng cụ hoặc thìa đo đặc biệt. Không sử dụng thìa gia dụng vì liều lượng thuốc có thể không chính xác.
Sử dụng thuốc Loraradin đúng liều lượng, đúng hướng dẫn
Chống chỉ định
Thuốc Loratadin chống chỉ định với người không dung nạp galactose, thiếu men Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose.
Lưu ý khi sử dụng
- Trước khi sử dụng cần thông báo với bác sĩ nếu bạn dị ứng với loratadin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Thận trọng khi dùng thuốc dị ứng Loratadin với người bị suy gan nặng
- Thuốc dị ứng loratadin dạng dung dịch hoặc viên nhai có thể chứa đường hoặc aspartame. Do đó, bệnh nhân bị đái tháo đường, phenylceton niệu (PKU) hoặc các bệnh lý cần hạn chế và tránh những chất này trong chế độ ăn uống cần thận trọng trước khi sử dụng.
- Dùng loratadin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.
Sau khi sử dụng thuốc Loratadin cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Tác dụng phụ của thuốc Loratadin
Thuốc Loratadin thường không có tác dụng phụ, hiếm khi gây ra các phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu trong quá trình điều trị bằng thuốc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, ngứa, sưng các bộ phận cơ thể (đặc biệt là mặt, lưỡi, họng), chóng mặt, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc Loratadin
Để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn thì trước khi sử dụng thuốc Loratadin 10 mg bạn cần thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng loratadin, desloratadine hoặc bất kỳ tiền sử dị ứng nào khác trước đây. Trong thuốc chống dị ứng Loratadin còn chứa các thành phần tá dược có thể gây ra phản ứng phụ khác.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc Loratadin để điều trị bệnh lý khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là với những người mắc bệnh thận, bệnh gan. Nếu cần hỗ trợ bạn nên đến gặp bác sĩ là tốt hoặc cũng có thể liên hệ với bác sĩ để được thăm khám từ xa.
So với các thuốc kháng histamin, thuốc loratadin thường ít xảy ra tác dụng phụ buồn ngủ khi dùng ở liều khuyến cáo. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tránh dùng thuốc khi lái xe, vận hành máy móc hoặc làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung cao độ.
Tương tác với thuốc dị ứng Loratadin
Tương tác thuốc là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc, tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng không mong muốn và làm suy giảm hoặc thay đổi tác dụng điều trị của thuốc.
Sử dụng đồng thời loratadin với những thuốc ức chế enzym CYP3A4 và/hoặc CYP2D6 có thể làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương và có thể làm tăng tác dụng không mong muốn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có dùng thuốc Loratadin được không?
Đối với phụ nữ mang thai: hiện chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai. Do đó chỉ sử dụng thuốc Loratadin khi có sự chỉ định của bác sĩ
Đối với phụ nữ cho con bú: Loratadin và chất chuyển hóa desloratadin tiết vào sữa mẹ. Vì vậy thuốc Loratadin không khuyến khích sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Trong trường hợp cấp thiết cần cân nhắc giữa hiệu quả và rủi ro. Nếu cần sử dụng, chỉ dùng loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.
Phụ nữ mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Loratadin
Thuốc Loratadin có gây buồn ngủ không?
Một số bệnh nhân có thể bị buồn ngủ khi dùng loratadin, do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.
Cách xử lý khi quá liều / quên liều thuốc Loratadin
Cách xử lý khi quên liều
- Dùng ngay khi nhớ ra
- Nếu liều đã quên gần với liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc
- Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên
Cách xử lý khi quá liều
- Ở người lớn, khi uống quá liều viên nén loratadin (40 - 180 mg), có những biểu hiện: tim đập nhanh, mệt mỏi, nhức đầu, khô miệng, sưng mắt, môi, phát ban thậm chí là thấy buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Ở trẻ em sẽ có biểu hiện ngoại tháp, tim đập như trống ngực khi uống siro quá liều (vượt 10 mg).
- Khi gặp tình trạng này, tốt nhất hãy gây nôn cho người bệnh để loại bỏ lượng thuốc còn tồn dư trong đường ruột. Có thể dùng than hoạt (dạng hỗn dịch). Nếu nặng hơn thì cần phải rửa dạ dày. Người bệnh cần được nghỉ ngơi và theo dõi y tế chặt chẽ sau khi điều trị cấp cứu.
Trường hợp uống quá liều Loratadin cần gây nôn để loại bỏ lượng thuốc dư thừa
Thuốc Loratadin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Betaserc được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên để mua thuốc tốt, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cũng như giá thành thì bạn nên chọn địa chỉ uy tín. Tốt nhất nên mua ở bệnh viện hoặc nhà thuốc lớn.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Loratadin
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ từ 15 - 30 độ C
- Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nơi ẩm ướt
- Không nên lấy thuốc ra khỏi lọ hoặc tách thuốc ra khỏi vỉ khi chưa cần thiết
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em
Trên đây là những thông tin về thuốc Loratadin trị dị ứng. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và nắm rõ những lưu ý để sớm có hiệu quả mong muốn!
Nguồn tham khảo: webmd.com, medlineplus.gov
>>> Nội dung liên quan:
- Thuốc chống dị ứng Loratadin của Traphaco có hiệu quả không?
- Thuốc Method là thuốc gì? Công dụng và cách sử dụng?
- Dị Ứng Đạm Sữa Bò Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Khắc Phục
- Top 9 thuốc dị ứng thời tiết tốt nhất được dùng phổ biến hiện nay
- Top 10 thuốc dị ứng hiệu quả nhất hiện nay
- Top 9 cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà ĐƠN GIẢN - HIỆU QUẢ nhất
- Dị ứng da: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...