- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Thuốc Coveram trị cao huyết áp: công dụng, liều dùng và giá bán
Thuốc Coveram trị cao huyết áp: công dụng, liều dùng và giá bán

Tìm hiểu thuốc Coveram là thuốc gì, tác dụng có tốt không? Hướng dẫn sử dụng và những lưu ý để tránh phản ứng phụ không mong muốn.
- Thuốc Coveram là thuốc gì?
- Thành phần thuốc Coveram
- Thuốc Coveram có công dụng gì?
- Cơ chế tác động của thuốc Coveram
- Trường hợp nào không nên dùng thuốc Coveram?
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Coveram
- Sử dụng thuốc Coveram cho phụ nữ mang thai được không?
- Tác dụng phụ của thuốc Coveram
- Tương tác khi dùng thuốc Coveram
- Cách xử trí khi quá liều/quên liều
- Thuốc Coveram giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- Cách bảo quản thuốc Coveram
Thuốc Coveram là thuốc kê đơn điều trị cao huyết áp, tăng huyết áp và bệnh động mạch vành ổn định. Vậy công dụng, thành phần, cơ chế hoạt động của thuốc Coveram là gì? Cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu ngay sau đây
Thuốc Coveram là thuốc gì?
Thuốc Coveram được dùng trong điều trị cao huyết áp và bệnh động mạch vành ổn định. Thuốc Coveram phối hợp giữa perindopril (thuốc ức chế men chuyển) và amlodipin (thuốc chẹn kênh calci).
Coveram là sản phẩm của Servier Ireland Industries Ltd - Ireland. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén với 4 hàm lượng: Coveram 5mg/5mg, Coveram 5mg/10mg, Coveram 10mg/5mg và Coveram 10mg/10mg.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 30 viên
Thành phần thuốc Coveram
Trong mỗi viên nén thuốc Coveram chứa thành phần gồm:
- Perindopril arginine 5mg: gây giãn mạch, giảm huyết áp
- Amlodipine (ở dạng muối besylate) 5mg: cản trở dòng ion Calci đi vào tim và cơ trơn của mạch máu, có khả năng làm hạ huyết áp thông qua việc tác động trực tiếp làm giãn cơ trơn mạch máu đồng thời giảm sự co bóp của tim, từ đó giảm nhu cầu oxy cho tim
- Tá dược vừa đủ.
Thuốc Coveram có công dụng gì?
Thuốc Coveram được chỉ định sử dụng để điều trị tình trạng tăng huyết áp và bệnh động mạch vành ổn định, trên người bệnh đã kiểm soát được khi sử dụng đồng thời Perindopril và Amlodipine ở hàm lượng tương tự.
Cơ chế tác động của thuốc Coveram
Thuốc Coveram chứa hai hoạt chất chính là Perindopril (thuốc ức chế men chuyển) và Amlodipin (thuốc chẹn kênh calci). Thuốc làm giãn mạch máu giúp quá trình lưu thông máu đến tim dễ dàng hơn, tăng lượng máu đến tim và giảm huyết áp.
Khi huyết áp tăng cao, tim và mạch máu dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ dẫn đến suy tim, suy thận, đặc biệt nguy hiểm là đột quỵ. Sử dụng thuốc Coveram sẽ giúp hạ huyết áp, duy trì huyết áp ổn định.
Trường hợp nào không nên dùng thuốc Coveram?
Chống chỉ định sử dụng thuốc Coveram trong các trường hợp sau:
- Dị ứng với perindopril, amlodipine/dihydropyridine hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú (đặc biệt là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ)
- Người từng bị phù mạch liên quan đến điều trị bằng các thuốc nhóm ức chế men chuyển trước đó hoặc phù mạch do di truyền hoặc vô căn
- Hẹp động mạch chủ mức độ nặng, sốc tim (tim không cung cấp đủ máu cho cơ thể)
- Hạ huyết áp nặng
- Suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp
Hướng dẫn sử dụng thuốc Coveram
Cách dùng
- Thuốc Coveram được bào chế dưới dạng viên nén, dùng đường uống
- Nuốt trọn viên thuốc với một cốc nước, tốt nhất vào đúng giờ mỗi ngày
- Uống thuốc vào trước bữa ăn sáng
- Không nên uống nước bưởi ép và ăn bưởi khi đang dùng Coveram vì có thể làm tăng nồng độ amlodipin trong máu, dẫn đến tác dụng hạ huyết áp quá mức
Liều dùng
- Liều thông thường: uống 1 viên/ngày
- Liều dùng có thể thay đổi theo sự chỉ định của bác sĩ, phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mục đích điều trị.
Lưu ý khi sử dụng
- Không nên nghiền hay nhai thuốc vì có thể làm thay đổi khả năng hấp thụ, giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ
- Sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và hướng dẫn, tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ, không tự tăng hay giảm liều
- Thuốc Coveram có chứa một loại đường là lactose monohydrate. Bạn cần báo với bác sĩ nếu bạn không dung nạp loại đường này trước khi dùng thuốc này
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ là chóng mặt, uể oải nên cần thận trọng với những người lái xe và vận hành máy móc
Sử dụng thuốc Coveram cho phụ nữ mang thai được không?
Các bác sĩ khuyến cáo không sử dụng thuốc Coveram cho phụ nữ mang thai và cho con bú, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Thành phần Perindopril trong thuốc có thể gây nhiễm độc thai nhi, làm suy giảm chức năng thận, chậm hóa xương hộp sọ.
Cần dừng uống thuốc Coveram trước khi mang thai hoặc ngay khi biết mang thai, tham khảo ý kiến bác sĩ để được thay thế thuốc khác.
Tác dụng phụ của thuốc Coveram
Thuốc trị cao huyết áp Coveram có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn:
- Tác dụng phụ thường gặp: thở khò khè, đau ngực, ho, mệt mỏi, chóng mặt, mờ mắt, đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,...
- Tác dụng phụ ít gặp: lo âu, trầm cảm, mất ngủ, viêm mũi, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, đau lưng, đau cơ,...
- Tác dụng phụ hiếm gặp: đau tim, sưng mí mắt, mặt, lưỡi, họng hoặc môi, nổi mụn nước, nốt đỏ trên da, ngứa nhiều, đau bụng dữ dội, vàng da, tăng đường huyết,...
Tương tác khi dùng thuốc Coveram
Tương tác thuốc làm thay đổi hoạt động của thuốc khác, giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ.
Thuốc Coveram 5mg/5mg có thể tương tác với một số thuốc khác như:
- NSAIDs: Gây hạ huyết áp quá mức.
- Thuốc ức chế miễn dịch
- Lithi, Estramustine, thuốc lợi tiểu giữ kali
- Thuốc chống đái tháo đường (Insulin, các Sulphonamide): Tăng tác dụng làm hạ đường huyết
Cách xử trí khi quá liều/quên liều
Xử trí khi quên liều:
Uống càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra
Nếu gần với thời điểm uống liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng đúng liệu trình
Không uống gấp đôi lượng thuốc với mục đích bù liều đã quên
Cách xử trí khi quá liều:
Trường hợp dùng quá liều cần ngừng thuốc ngay, thông báo với bác sĩ và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Thuốc Coveram giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc trị cao huyết áp Coveram các hàm lượng hiện nay được bán với giá 8.000 - 12.000đ/viên, khoảng 240.000 - 360.000đ/lọ 30 viên.
Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc tây, trung tâm thuốc, nhà thuốc bệnh viện hoặc đặt mua tại nhà thuốc trực tuyến. Nhà Thuốc Sức Khỏe hiện là nhà thuốc uy tín tại Hà Nội cung cấp dược phẩm theo hình thức mua hàng online, tiện lợi và an toàn.
Cách bảo quản thuốc Coveram
- Bảo quản nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc để thuốc tại nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao
- Nhiệt độ bảo quản thuốc tốt nhất dưới 30 độ C
- Đậy kín nắp lọ sau khi sử dụng
- Để xa tầm tay trẻ em
Thuốc Coveram là thuốc kê đơn điều trị cao huyết áp, tăng huyết áp và bệnh động mạch vành ổn định. Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, cần tuân thủ liều lượng để có hiệu quả tốt nhất cũng như tránh xảy ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
>>> Có thể bạn quan tâm:
6 máy đo huyết áp cổ tay tốt nhất được người bệnh tin dùng
Rutin C là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Cách sử dụng như thế nào?
Người bị huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì?
Cách Đọc Chỉ Số Huyết Áp Chính Xác Nhất, Như Thế Nào Là Huyết Áp Cao/Thấp?

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...