Hướng dẫn ngâm chân đúng cách giúp ngủ ngon, tăng cường sức khỏe
Ngâm chân mang lại rất nhiều lợi ích, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp ngủ ngon, cơ thể thư giãn, tăng cường sức khỏe. Thế nhưng không phải cứ cho chân vào nước ấm là được. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn ngâm chân đúng cách.
Theo Đông y, bàn chân được coi là trái tim thứ 2 của cơ thể, phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan. Bởi lẽ đôi bàn chân tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đến hơn 60 huyệt đạo quan trọng cùng rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não. Bởi vậy, các nhà khoa học đã chứng minh ngâm chân với nước nóng, đặc biệt là trước khi đi ngủ mang lại vô vàn lợi ích và công dụng.
Ngâm chân khá đơn giản, không cần phải chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ gì cầu kỳ. Thế nhưng bạn cần phải ngâm chân đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa.
Ngâm chân có tác dụng gì?
Cải thiện giấc ngủ
Đây là tác dụng đầu tiên của ngâm chân mà ai cũng biết đến. Ngâm chân với nước nóng sẽ tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu, hỗ trợ giấc ngủ để bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng. Đồng thời nâng cao chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn.
Chính bởi vậy, các chuyên gia rất khuyến khích những ai mắc chứng khó ngủ, ngủ chập chờn, hay tỉnh dậy giữa đêm,..nên áp dụng biện pháp này. Trong lúc ngâm chân bạn hãy kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để tác động tích cực đến hệ thần kinh, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
Khử mùi hôi chân
Ngâm chân với nước nóng kết hợp cùng một số loại thảo dược như gừng, ngải cứu hoặc tinh dầu tự nhiên (tinh dầu chanh sả, tinh dầu hoa hồng,...) sẽ khử mùi hôi, giúp đôi chân sạch sẽ và không còn mùi khó chịu.
Cải thiện trí não và tinh thần
Ngâm chân là phương pháp thư giãn được nhiều người yêu thích và áp dụng bởi nó rất đơn giản, không cần chuẩn bị gì cầu kỳ mà thực sự thư giãn, giảm stress, áp lực. Cùng với đó là hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngâm chân còn mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thoải mái, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
Tăng cường thể chất
Ngâm chân nước ấm giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, thải độc, bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là phương pháp được khuyên áp dụng trong điều trị một số chứng bệnh như đau nhức, mỏi mệt, suy giảm chức năng xương khớp. Từ đó tăng cường thể chất, nâng cao sức khỏe.
Trị bệnh ngoài da
Một số bệnh da liễu như nấm chân, nấm móng chân nếu ngâm chân đúng cách sẽ cải thiện đáng kể, hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn. Để có hiệu quả tốt nhất bạn nên ngâm chân nước ấm pha cùng với muối giúp sát khuẩn, kháng viêm. Đồng thời còn có tác dụng tẩy da chết nhẹ nhàng, giảm viêm nhiễm, nấm ngứa.
Hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính
Ngâm chân kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ làm giảm các triệu chứng, dấu hiệu của một số bệnh mãn tính. Có thể kể đến như đau cơ xơ hóa, lạc nội mạc tử cung,...Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
Thế nào là ngâm chân đúng cách?
Nhiệt độ nước ngâm
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nên ngâm chân với nước nóng sẽ càng tốt, thậm chí thêm nhiều lần nước nóng để ngâm được lâu. Tuy nhiên điều này không hề đúng.
Nhiệt độ nước ngâm chân lý tưởng là 42 độ C, không nên vượt quá 45 độ C. Mức nhiệt này đủ để làm thư giãn các huyệt đạo, dây thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu mà không làm tổn hại đến da chân, không làm các mạch máu giãn nở quá rộng. Lưu ý khi ngâm chân bạn nên để mức nước ngập qua mắt cá chân, kết hợp massage chân.
Thời điểm ngâm chân lý tưởng
Theo Đông y, thời điểm ngâm chân lý tưởng là sau 9 giờ tối bởi lúc này thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản nở ra, từ đó tăng cường lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra còn mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái, dễ chịu.
Thời gian ngâm chân
Mặc dù ngâm chân mang lại rất nhiều công dụng và lợi ích nhưng không phải cứ ngâm lâu là tốt. Thời gian ngâm chân tối đa 30 - 45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày.
Riêng với người già thì thời gian ngâm chân ngắn hơn, khoảng 20 phút. Lý do là bởi ngâm chân lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim.
Hướng dẫn một số cách ngâm chân
Ngâm chân bằng nước ấm với muối
Muối là nguyên liệu mà gia đình nào cũng có sẵn. Bài thuốc ngâm chân với muối rất đơn giản, dễ thực hiện mà lại rất tốt. Muối cũng có tính sát khuẩn, sẽ giúp cải thiện một số vấn đề da liễu như nấm chân, nấm móng chân,...Đồng thời phương pháp này còn làm giảm triệu chứng chân tay lạnh, làm dịu viêm khớp.
Cách thực hiện:
- Pha 2 thìa muối tinh (muối biển chưa qua chế biến) vào 2 lít nước ấm, khuấy đều
- Chưa đầy 2 phút bạn đã có một chậu nước ngâm chân
Ngâm chân bằng nước ấm và gừng tươi
Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, giúp giải độc, làm ấm cơ thể. Ngâm chân bằng nước ấm và gừng tươi giúp làm giãn mạch máu, giảm đau nhức xương khớp, làm ấm cơ thể, đặc biệt là vào mùa đông, khi thời tiết lạnh.
Cách thực hiện:
- 100g gừng tươi rửa sạch, để vỏ, đập dập
- Đun sôi 2 lít nước, thả gừng vào, có thể cho thêm một thìa muối trắng. Đun khoảng 5 - 7 phút cho tinh chất trong gừng tiết ra rồi tắt bếp
- Đợi nước nguội khoảng 45 độ rồi ngâm chân trong 15 - 20 phút
Mùi hương nhẹ nhàng của gừng còn giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, xua tan mệt mỏi, giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
Ngâm chân bằng nước ấm và sả
Sả là thảo mộc chứa lượng lớn tinh dầu, không chỉ tốt với sức khỏe mà còn có mùi hương rất dễ chịu, thư giãn tinh thần. Ngâm chân với nước ấm và sả hàng ngày sẽ giúp cơ thể thoải mái, cải thiện giấc ngủ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 5 cây sả, đập dập
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho sả vào, thêm chút muối. Tiếp tục đun sôi 5 phút để các tinh chất tiết ra rồi tắt bếp
- Đợi nước ngâm nguội đến khoảng 45 độ rồi đổ ra chậu, thau để ngâm chân
Ngâm chân bằng nước ấm và ngải cứu
Ngải cứu vốn là một vị thuốc trong Đông y. Kết hợp loại nguyên liệu này với nước ngâm chân sẽ giúp trị phong hàn, chứng lạnh chân, mỏi lưng. Ngoài ra còn có tác dụng cải thiện một số vấn đề về hô hấp.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 200g lá ngải cứu, cho vào tấm vải thưa rồi thả vào nước đun sôi. Cách này bạn không cần phải vớt bã ngải cứu.
- Đun sôi nước ngâm 5 - 7 phút, bỏ túi ngải cứu ra và ngâm chân
Ngâm chân cần lưu ý điều gì?
Hầu hết các cách ngâm chân đều đơn giản, dễ thực hiện với những nguyên liệu dễ tìm nhưng để mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần nhớ những điều sau:
- Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng vì cơ thể cần chuyển lượng máu về đường tiêu hóa, ngâm chân sẽ khiến máu vận chuyển đến đường tiêu hóa sẽ chuyển đến chân, lâu dần không tốt với quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể
- Sau khi ngâm chân cần lau khô chân để không đọng nước ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt
- Dụng cụ ngâm nên chọn chậu, thau bằng gỗ để hấp thụ các vị thuốc, nên tránh dùng đồ nhựa
- Không ngâm chân quá lâu, tối đa 30 - 45 phút vì ngâm chân lâu máu sẽ lưu thông đến các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Hơn nữa còn có thể dẫn đến khô da, mẩn ngứa
- Không ngâm chân khi có vết thương hở, viêm loét
- Nước ngâm chân nên ngập trên mắt cá 2cm để cho nước ngâm và các vị thuốc tác động đến huyệt đạo. Nếu ngâm bằng thùng hoặc xô cao thì lượng nước đầy trên ½ bắp chân
- Khi ngâm nên giữ cho lòng bàn chân chạm đáy chậu ngâm, đây là vị trí có nhiều huyệt đạo và các đầu mút dây thần kinh
- Nên kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng, bấm huyệt bàn chân để có công dụng tối đa
Đối tượng nào không nên ngâm chân?
Dù ngâm chân có nhiều lợi ích với sức khỏe cơ thể nhưng không phải ai cũng nên ngâm chân. Những đối tượng sau nên tránh thực hiện phương pháp này:
- Trẻ em đang trong giai đoạn dậy thì
- Phụ nữ đang mang thai
- Chị em trong chu kỳ kinh nguyệt
- Người già mắc chứng khớp, tắc nghẽn động mạch
- Người sức khỏe yếu
- Người hay mẫn cảm, tụt huyết áp, huyết áp không ổn định
- Người mắc chứng xơ vữa động mạch, lưu thông máu kém
Lời kết: Ngâm chân không đơn giản chỉ là cho chân vào nước ấm ngâm trong vài phút mà cần có những điều kiện phù hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tránh mắc phải sai lầm và hiểu thế nào là ngâm chân đúng cách. Hãy thực hiện hàng ngày hoặc cách ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe và tinh thần nhé!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...