- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- 10 cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả tại nhà
10 cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả tại nhà
Vết thương khi bị bỏng sẽ gây đau rát khó chịu, thậm chí xuất hiện những mụn nước phồng rộp. 10 cách giảm đau rát khi bị bỏng dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
- Tìm hiểu các mức độ bỏng để có cách xử lý phù hợp
- Cách xử lý vết thương khi bị bỏng
- 10 cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả tại nhà
- Cách chữa bỏng bằng nước mát
- Mẹo chữa bỏng tại nhà bằng nha đam
- Cách giảm đau rát khi bị bỏng bằng trà đen
- Cách trị bỏng hiệu quả bằng khoai tây
- Mẹo chữa bỏng tại nhà bằng mật ong
- Cách trị bỏng bằng lá mã đề
- Cách giảm đau rát khi bị bỏng bằng hành tây
- Cách trị bỏng bằng tinh dầu oải hương
- Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng bằng vaseline
- Cách trị bỏng bằng thuốc mỡ kháng sinh
Việc xử lý vết thương ngay sau khi bị bỏng rất quan trọng. Trường hợp bỏng nặng cần được sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế kịp thời. Dưới đây là một số cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả.
Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng như thế nào?
Tìm hiểu các mức độ bỏng để có cách xử lý phù hợp
Bỏng là một trong những tai nạn phổ biến dễ xảy ra hàng ngày khi chúng ta nấu ăn hoặc bỏng do cháy nổ, chập điện, bỏng nắng, bỏng hóa chất, bỏng do máy móc,...Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương mà bỏng được chia thành 4 cấp độ:
Bỏng cấp độ 1: da bị đỏ, sưng nhẹ, không phồng rộp
Bỏng cấp độ 2: da phồng rộp và dày lên do ảnh hưởng đến lớp mô da bên trong
Bỏng cấp độ 3: vùng da bị bỏng thường có trắng, xám hoặc đen. Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến dây thần kinh tê liệt
Bỏng cấp độ 4: cấp độ bỏng nguy hiểm nhất, tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương
Với tình trạng bỏng cấp độ 1 và 2, vết bỏng có đường kính < 2,5cm bạn có thể áp dụng cách giảm đau rát khi bị bỏng tại nhà. Mức độ nghiêm trọng bỏng cấp độ 3 và 4 cần được điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế.
Phân loại các cấp độ bỏng
Cách xử lý vết thương khi bị bỏng
Bước 1: Làm dịu vết bỏng với nước mát
Ngay khi bị bỏng cần rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước mát trong khoảng 15 - 20 phút. Nước mát sẽ làm giảm nhiệt, xoa dịu cảm giác đau rát và tránh vết thương lan rộng hoặc ăn sâu vào các lớp biểu bì bên dưới.
Nước mát sẽ nhanh chóng làm hạ nhiệt vùng da bị bỏng
Bước 2: Vệ sinh vết bỏng
Sau khi làm dịu với nước mát cần làm sạch vùng da bị thương, vệ sinh vết bỏng bằng xà phòng kháng khuẩn nhẹ để tránh nhiễm trùng. Lưu ý không chà xát khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Bước 3: Băng vết thương nếu cần thiết
Tuy bỏng cấp độ 1 và 2 tương đối nhẹ nhưng nếu vết bỏng ở nơi dễ bẩn, dễ đụng chạm hay tiếp xúc với những vật khác, chẳng hạn như bỏng ở ngón tay, bàn tay,...thì cần băng lại để tránh dính bụi bẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Lưu ý chỉ băng nhẹ, không băng quá chặt hay bó sát vào vết bỏng sẽ ma sát gây đau rát và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da.
Không nên băng vết thương quá chặt
Bước 4: Tránh chạm vào vết phồng rộp
Nếu bạn bị bỏng và xuất hiện những vết phồng rộp, bóng nước thì nên tránh chạm vào chúng và tuyệt đối không được tự ý chọc vào chỗ da bị phồng rộp cho vỡ ra có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Trường hợp thấy chỗ da bị phồng rộp thực sự gây khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao? Không tự ý chọc vỡ sẽ gây nhiễm trùng
Bước 5: Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi bị bỏng để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn. Tia UV sẽ gây hại đến làn da và khiến vết bỏng lâu lành. Bạn nên mặc quần áo dài tay, rộng rãi thoải mái để che vết bỏng nhé.
Ánh nắng mặt trời sẽ làm chậm quá trình phục hồi tổn thương do bỏng gây ra
10 cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả tại nhà
Cách chữa bỏng bằng nước mát
Như đã nói ở trên, nước mát là điều bạn cần nhớ đến đầu tiên, như một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm dịu vết bỏng, giảm đau rát. Bạn có thể xối nước mát trực tiếp lên vết thương hoặc ngâm vùng da bị bỏng vào chậu nước.
Tuy nhiên cần nhớ chỉ dùng nước mát, tuyệt đối không dùng nước đá lạnh sẽ làm tổn thương các mô trên da, hạn chế lưu thông máu và có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh.
Cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất là xối dưới vòi nước mát
Mẹo chữa bỏng tại nhà bằng nha đam
Bị bỏng nên bôi gì? Nha đam (lô hội) đã được chứng minh có công dụng hiệu quả trong việc điều trị bỏng nhẹ, bỏng cấp độ 1 và 2. Nha đam có tính kháng khuẩn, chống viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Hãy dùng gel nha đam đóng hộp hoặc nha đam tươi, lấy phần thịt bên trong thoa một lớp mỏng lên da bạn sẽ thấy cảm giác mát dịu nhanh chóng.
Cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất là hoa gel nha đam
Cách giảm đau rát khi bị bỏng bằng trà đen
Trà đen chứa axit tannic có hiệu quả giảm đau và giảm cảm giác khó chịu bứt rứt khi bị bỏng. Để dùng trà đen chữa bỏng bạn cần ngâm túi trà vào nước ẩm để các tinh chất được “kích hoạt”. Sau đó làm mát nó và đặt lên trên vết bỏng, có thể dùng băng gạc quấn lại để giữ cố định.
Xử lý vết bỏng bị tróc da bằng trà đen
Cách trị bỏng hiệu quả bằng khoai tây
Một trong những cách giảm đau rát khi bị bỏng tại nhà là dùng khoai tây, nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và cũng rất rẻ tiền. Khoai tây có khả năng làm dịu và chống kích ứng trên da, rất hữu ích cho những vết bỏng nhỏ và nhẹ, đặc biệt là trên tay.
Hãy thái những lát khoai tây mỏng và đắp lên vùng da bị bỏng trong khoảng 15 phút. Nên đắp khoai tây lên vết bỏng càng sớm càng tốt để da không bị phồng rộp.
Bị bỏng dầu nên làm gì? Hãy đắp khoai tây lên vết bỏng nhanh nhất
Mẹo chữa bỏng tại nhà bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên đa công dụng, không chỉ hữu ích trong làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mà còn có thể dùng để chữa bỏng hiệu quả. Nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, thoa mật ong lên vết bỏng sẽ làm dịu da và giúp vết thương nhanh liền sẹo.
Bạn dùng một miếng băng gạc, thoa mật ong lên trên và đắp lên vùng da bị bỏng. ể vài giờ và thay băng 3 - 4 lần mỗi ngày.
Bị bỏng bôi thuốc gì cho nhanh khỏi - Mật ong chính là thuốc trị bỏng tự nhiên tốt nhất
Cách trị bỏng bằng lá mã đề
Lá cây mã đề khá quen thuộc đặc biệt với những người dân vùng thôn quê. Tương tự như mật ong, lá cây mã đề cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, ngăn chặn nhiễm trùng.
Bạn cần nghiền nát lá cây mã đề và thoa đều lên vết bỏng. Sử dụng một miếng gạc mềm để quấn quanh vết thương. Sau khi lá khô thì thay bằng miếng băng khác.
Cách trị bỏng theo phương pháp dân gian
Cách giảm đau rát khi bị bỏng bằng hành tây
Sử dụng hành tây chữa bỏng rất hiệu quả do loại củ này có chứa hợp chất lưu huỳnh, giúp giảm đau, chữa bỏng và giảm nguy cơ hình thành mụn nước.
Bạn cắt nhỏ hành tây, xay hoặc nghiền nhuyễn rồi lọc lấy nước ép. Dùng nước ép hành tây thoa lên vết bỏng, có thể áp dụng nhiều lần trong ngày sẽ giúp vết bỏng mau lành.
Các hợp chất trong hành tây có tác dụng giảm đau cho vết bỏng
Cách trị bỏng bằng tinh dầu oải hương
Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng dầu ăn bằng tinh dầu oải hương
Ít ai biết rằng tinh dầu oải hương lại có tác dụng chữa bỏng cực tốt. Lý do là bởi trong tinh dầu oải hương chứa chất giảm đau và sát trùng chữa lành vết bỏng và giảm hệ quả xấu từ vết thương bỏng, ngăn ngừa hình thành sẹo.
Chỉ cần dùng vài giọt tinh dầu oải hương hòa với một ly nước, ngâm một miếng vải mềm vào hỗn hợp sau đó dùng chấm lên vết bỏng nhiều lần. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong với dầu hoa oải hương sau đó đặt lên vết bỏng vài lần mỗi ngày.
Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng bằng vaseline
Ít ai biết rằng sáp vaseline mà mọi người thường dùng để dưỡng môi lại có công dụng trị bỏng hiệu quả. Vaseline có khả năng cấp ẩm, giữ ẩm và làm mềm da, đặc biệt phù hợp với làn da đang háo ẩm vì bị tổn thương do bỏng. Do đó, thoa vaseline lên da đúng cách sẽ làm dịu vết bỏng, ngăn ngừa thoát hơi nước, giảm cảm giác đau rát và đồng thời cũng hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
Cách giảm đau rát khi bị bỏng bằng vaseline
⇒ Một số sản phẩm dưỡng ẩm phục hồi da tổn thương:
Cách trị bỏng bằng thuốc mỡ kháng sinh
Thuốc mỡ kháng sinh sử dụng khi bị bỏng thường có chứa hoạt chất Bacitracin (hay Neosporin). Thuốc đặc trị trong trường hợp những nốt bỏng phồng rộp bị vỡ nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi thoa thuốc bạn có thể dùng băng gạc vô trùng băng lại vết thương để che chắn khói bụi.
Mặc dù thuốc kháng sinh trị bỏng có hiệu quả nhanh nhưng bạn không nên lạm dụng để tránh tình trạng kháng thuốc. Không bôi thuốc liên tục quá 1 tuần nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Với phụ nữ có thai tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Lời kết: Trên đây là 10 cách giảm đau rát khi bị bỏng. Bạn cần thực hiện càng sớm càng tốt để tránh tổn thương lan rộng, giảm nguy cơ hình thành bọng nước và không để lại sẹo trên da nhé!
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...