Bệnh viêm xoang: Dấu hiệu và những lưu ý khi chăm sóc người bệnh

Viêm xoang là căn bệnh hô hấp phổ biến khiến vùng xoang mũi, họng bị viêm, sưng đỏ khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh viêm xoang mũi có dấu hiệu thế nào? Cùng theo dõi ngay để phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa bệnh lây lan và tái phát nhiều lần.
Viêm xoang là một trong những căn bệnh tại đường hô hấp phổ biến tại Việt Nam. Viêm xoang mũi không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều bất tiện và đau nhức cho người bệnh. Viêm xoang có nguy hiểm không? Bị viêm xoang nên làm gì? Trong bài viết này, Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chung về bệnh viêm xoang và các cách giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang.
Bệnh viêm xoang gây đau nhức và bất tiện cho người bệnh
Viêm xoang là gì?
Xoang nằm ở vị trí phía sau trán, mũi, xương gò má và giữa 2 mắt. Chúng là các hốc rỗng gồm 4 nhóm là xoang trán, xoang sàng, xoang hàm trên và xoang bướm làm nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, làm ấm không khí và duy trì độ ẩm của niêm mạc mũi.
Viêm xoang xảy ra khi dịch nhầy bị tích tụ trong xoang khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh dẫn đến nhiễm trùng gây viêm. Phần lớn bệnh viêm xoang đều gây ảnh hưởng đến xoang sàng nên còn được gọi là viêm xoang mũi.
Viêm xoang khiến lớp niêm mạc bị phù nề, tăng tiết dịch khiến hẹp các lỗ xoang dẫn đến tắc nghẽn xoang, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và gây đau đớn cho người bệnh.
Xoang bình thường và xoang bị viêm
Phân loại các chứng viêm xoang mũi
Phân loại bệnh viêm xoang giúp xác định được vị trí và mức độ của bệnh, giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất. Bệnh viêm xoang mũi có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của xoang và được chia thành các mức độ bệnh.
Phân loại theo mức độ bệnh
- Viêm xoang mưng mủ cấp: Tình trạng nhiễm trùng gây viêm ở xoang kéo dài đến 4 tuần. Thường các triệu chứng khởi phát xuất hiện đột ngột và chỉ kéo dài tới 4 tuần. Bệnh có thể tự khỏi hoặc được điều trị nội khoa nhanh chóng. Bệnh thường tái phát dưới 4 lần trong năm
- Viêm xoang mũi mưng mủ bán cấp: Tình trạng viêm kéo dài từ 4 tuần- 12 tuần. Chứng viêm xoang bán cấp có thể điều trị phục hồi, và thường điều trị bằng phương pháp nội khoa.
- Bệnh viêm xoang cấp tái phát: Bệnh tái phát trên 1 lần trong năm và có phục hồi hoàn toàn giữa các cơn. Số lần tái phát bệnh tối đa là 4 lần trong năm.
- Viêm xoang mũi mưng mủ mạn: Bệnh viêm xoang kéo dài trên 3 tháng và tái phát nhiều lần. Thường do viêm xoang cấp nhưng không được điều trị dứt điểm gây nên. Quá trình bệnh không thể phục hồi. Điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả triệt để nên cần chuyển sang điều trị ngoại khoa bằng cách thông khí và dẫn lưu xoang để giải quyết triệu chứng.
Phân biệt bị viêm xoang cấp và mạn tính
Phân loại theo vị trí bệnh
Theo vị trí của bệnh, viêm xoang được chia thành:
- Viêm xoang hàm trên: Nằm phía sau xương gò má và là xoang cạnh mũi có kích thước lớn nhất trên mặt. Thường có biểu hiệu đau nhức vùng mặt, xung quanh mắt và má bị sưng, xuất hiện tình trạng đau đầu từng cơn.
- Viêm xoang sàng: Xoang sàng nằm sâu trong hốc mũi nên biểu hiện viêm xoang sàng thường không rõ ràng. Những cơn đau nhức ở vùng đầu, phía sau gáy xuất hiện thường xuyên, người bệnh bị chảy dịch mũi họng và ho kéo dài.
- Viêm xoang vùng trán: Xoang nằm tại vùng trán gây đau nhức vùng giữa trán, lan sang 2 thái dương. Bệnh nặng gây đau vùng hốc mắt.
- Viêm xoang bướm: Xoang bướm nằm trong thân xương bướm, bệnh diễn tiến nhanh, thường bao gồm triệu chứng sốt cao, rét run, đau nhức đầu, gáy, chảy dịch mũi họng và lan nhanh đến 2 bên mắt. Viêm xoang bướm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây tử vong cao.
- Viêm đa xoang: Tình trạng viêm xuất hiện ở một hoặc nhiều vùng xoang cùng lúc do lây lan, dị ứng môi trường, cấu trúc mũi bất thường, suy giảm khả năng đề kháng,...
Các vị trí bị bệnh viêm xoang mũi
Nguyên nhân gây viêm xoang
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang mũi:
- Nguyên nhân môi trường: Môi trường ô nhiễm do khói bụi, hóa chất độc hại, không khí lạnh và khô có thể gây thương tổn đến vùng niêm mạc xoang mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh lây lan gây viêm.
- Nhiễm nấm, virus, vi khuẩn: Xâm nhập và phát triển trong các xoang gây tổn thương tế bào lông trong niêm mạc xoang khiến cho chất nhầy bị ứ đọng gây cản trở hô hấp, viêm nhiễm.
- Do cơ địa dị ứng: Nhiều người bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,... dễ dẫn tới bị viêm xoang mũi bởi các chất này gây kích ứng khiến niêm mạc trong mũi phù nề, tăng tiết dịch nhầy gây tắc lỗ xoang.
- Đề kháng kém: Khả năng đề kháng kém khiến cơ thể không thể ngăn chặn các tác nhân gây hại từ môi trường dẫn tới suy yếu niêm mạc tại xoang mũi gây nên các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,... và các căn bệnh nguy hiểm khác.
- Thói quen sinh hoạt và vệ sinh: Đường hô hấp rất dễ bị vi khuẩn tấn công, vì vậy, bạn nên chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh như vệ sinh răng miệng, tai mũi, vệ sinh chăn gối, nhà cửa,... để loại bỏ nguy cơ gây bệnh
- Do chấn thương: Các chấn thương vùng mũi như bệnh lý vách ngăn, polyp mũi, hội chứng lông chuyển, dị vật, chấn thương do áp lực khi bơi,... có thể gây tổn thương vùng xoang mũi gây bệnh viêm xoang.
Bệnh viêm xoang mũi có thể do yếu tố môi trường hoặc các chấn thương tạo nên
Triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm xoang
Viêm xoang cấp và mãn tính có những triệu chứng tương tự như nhau, vì vậy có thể gây khó phân biệt cho người bệnh. Các triệu chứng bệnh bao gồm:
- Đau nhức vùng xoang: Triệu chứng đặc thù của bệnh viêm xoang là đau nhức vùng xoang, các cơn đau có thể xuất hiện tại vùng trán, 2 bên hốc mũi, hàm trên hoặc giữa 2 mắt. Cơn đau thoáng qua hoặc kéo dài đều có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang.
- Chảy nước mũi: Viêm xoang gây tăng tiết dịch gây chảy nước mũi, chúng có thể có màu xanh, vàng hoặc trắng đục, tùy thuộc vào mức độ viêm. Có nhiều trường hợp chất dịch chảy xuống họng gây viêm, đau họng và ho về đêm và sáng, người bệnh có thể bị khản tiếng.
- Ngạt mũi: Xoang bị sưng, phù nề gây cản trở đường thở dẫn tới ngạt mũi, khứu giác kém nhạy bén, có thể dẫn tới điếc mũi.
- Đau đầu: Với những người bị viêm đa xoang sẽ dẫn tới đau nhiều vùng trên mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Sốt cao, chán ăn, hắt hơi, mệt mỏi: Là những triệu chứng gặp phải ở người bị viêm xoang nặng.
Dấu hiệu thường gặp ở người bị viêm xoang
Bị viêm xoang nên làm gì?
Bị viêm xoang nên làm gì để giảm triệu chứng bệnh? Bệnh viêm xoang là một bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng viêm xoang, bạn có thể điều trị tại nhà bằng những cách sau để giảm triệu chứng bệnh:
Sử dụng trà thảo mộc
Trà từ các loại thảo mộc tự nhiên giúp điều trị và giảm triệu chứng viêm xoang rất hiệu quả. Các loại thành phần như hoa cúc la mã, lá Mullein, cây hoa chuông, cây xô thơm, xạ hương, cơm cháy, gừng,... có tính kháng khuẩn và thông mũi họng cao.
Trà thảo mộc
Xông hơi với tinh dầu
Xông ấm cùng các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp giúp làm thông thoáng khoang mũi và khô lớp niêm mạc giúp làm giảm đau nhức, ngạt mũi và tăng khả năng kháng viêm. Bạn có thể sử dụng máy xông, khí dung hoặc dùng máy phun sương, tạo độ ẩm trong không khí phòng ngủ, không gian sinh hoạt giúp giảm mức độ của bệnh viêm xoang
Khí dung giúp đường hô hấp thông thoáng, đẩy dịch nhầy khỏi xoang mũi
Chườm ấm
Biện pháp chườm ấm giúp giảm đau nhức tức thì vùng viêm xoang bị sưng đau . Bạn chỉ cần dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm và vắt khô rồi chườm lên vùng đau nhức. Tình trạng đau và ngạt mũi sẽ được cải thiện đáng kể, dịch nhầy cũng sẽ được đẩy ra ngoài.
Chườm ấm lên khu vực viêm xoang
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Dùng nước muối để vệ sinh mũi họng là biện pháp được áp dụng đối với rất nhiều loại bệnh đường hô hấp. Bạn có thể xịt nước muối vào mũi hoặc sử dụng bình rửa mũi mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều bởi rửa mũi nhiều có thể gây khô mũi, tổn thương niêm mạc. Bạn chỉ nên sử dụng 2- 3 lần mỗi ngày với nồng độ muối thấp với người bị viêm xoang mũi.
Vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý
Thay đổi tư thế ngủ
Triệu chứng phổ biến của viêm xoang là ngạt mũi, gây khó thở, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ho nhiều khi ngủ. Vì vậy, bạn hãy thay đổi tư thế ngủ giúp ngủ ngon hơn, ngăn ngừa tình trạng dịch nhầy trong xoang mũi chảy xuống họng gây viêm họng và ho.
Gối cao đầu giúp người bệnh dễ thở
Xoa bóp, bấm huyệt
Thực hiện liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt giúp làm giảm đau và các biến chứng viêm xoang. Bạn có thể tự thực hiện, bấm khoảng 3 phút lên huyệt nghinh hương, ấn đường, ty thông, hợp cốc giúp giảm đau nhức và đẩy dịch nhầy ra khỏi xoang mũi.
Xoa bóp, bấm huyệt
Viêm xoang uống thuốc gì?
Viêm xoang gây các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Khi xuất hiện dấu hiệu, hãy đi thăm khám để được bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị đúng và kịp thời. Hiện nay, để điều trị viêm xoang, có 2 phương pháp là nội khoa và ngoại khoa.
Viêm xoang nên uống thuốc gì?
Phương pháp nội khoa
Phương pháp nội khoa sử dụng các loại thuốc giúp điều trị bệnh viêm xoang cấp và mãn tính. Một vài loại thuốc sử dụng trong điều trị viêm xoang đó là:
- Thuốc kháng sinh: Viêm xoang là tình trạng do vi khuẩn gây bệnh nên bắt buộc sử dụng kháng sinh để điều trị. Kháng sinh được chỉ định như Penicillin, Amoxicillin, Augmentin,...
- Thuốc co mạch tại chỗ và toàn thân: Giúp đường hô hấp tống xuất dịch nhầy và mủ ra khỏi ổ xoang bằng cách giảm phù nề tại niêm mạc lỗ thông khe.
- Thuốc chống dị ứng: Làm giảm các triệu chứng dị ứng, là tác nhân có lợi cho viêm xoang phát triển,
- Thuốc giảm đau: Có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn
- Thuốc long đờm: Hạn chế tiết dịch nhầy và đưa chúng ra khỏi đường hô hấp
- Kháng viêm: Ở dạng xịt giúp giảm viêm mũi, giúp xử lý polyp mũi và thông mũi, giúp dễ thở.
Cần kết hợp nhiều loại thuốc trong điều trị viêm xoang
Phương pháp ngoại khoa
Phương pháp ngoại khoa thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh viêm xoang mạn tính, tái phát nhiều lần và điều trị nội khoa không cho kết quả khả quan. Một số phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh viêm xoang là:
- Chọc rửa xoang hàm: Đối với các trường hợp viêm xoang hàm, phương pháp tác động vào xoang hàm trên và lấy đi các mảnh vụn, hút dịch mủ trong xoang để thông thoáng khí.
- Phẫu thuật nội soi mũi xoang: Hỗ trợ thanh lọc nhầy lông chuyển và thông thoáng khí.
- Phẫu thuật xoang kinh điển: Lấy đi toàn bộ phần niêm mạc xoang, tái tạo lại phần niêm mạc mới. Phẫu thuật này chỉ được sử dụng khi không thể bảo tồn niêm mạc xoang ban đầu.
Điều trị ngoại khoa
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm xoang mũi
Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định điều trị bệnh viêm xoang từ thầy thuốc, bạn cũng nên kết hợp thực hiện một số lưu ý sau giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát:
- Nghỉ ngơi hợp lý, hoạt động thể thao và có chế độ dinh dưỡng khoa học
- Uống nhiều nước, bổ sung điện giải và nước hoa quả
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá
- Kê cao đầu khi ngủ giúp dễ thở và hạn chế dịch chảy xuống họng hầu
- Xông mũi bằng nước ấm, máy khí dung, sử dụng máy tạo ẩm
- Tránh tiếp xúc với khói bụi. chất độc hại, phấn hoa, lông động vật,...
- Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng
- Đeo khẩu trang khi ra đường
- Bổ sung Vitamin và khoáng chất giúp nâng cao khả năng đề kháng
- Sử dụng đúng và đủ liều thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm
Viêm xoang gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hãy chủ động phòng và trị bệnh càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng đáng tiếc. Theo dõi ngay những bài viết trên nhathuocsuckhoe.com để tìm hiểu thêm các loại thuốc và cách điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả.
Mọi thông tin mua hàng xin liên hệ:
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Viêm xoang gây đau đầu và cách điều trị:
Đọc thêm:
Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Top 15 thuốc xịt viêm mũi dị ứng tốt nhất bác sĩ khuyên dùng
Các triệu chứng viêm phế quản cấp và mãn tính không thể bỏ qua
Bệnh viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa
TOP 15 cách trị viêm phế quản tại nhà không dùng kháng sinh
15+ triệu chứng cảm cúm ở người lớn, trẻ em, bà bầu
Review TOP 15+ Vitamin tổng hợp cho người lớn tuổi tốt nhất

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...