- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Viêm quanh khớp vai là gì? Đối tượng nào dễ gặp phải? Nguyên nhân và triệu chứng?
Viêm quanh khớp vai là gì? Đối tượng nào dễ gặp phải? Nguyên nhân và triệu chứng?
Viêm quanh khớp vai là dạng tổn thương mô mềm bao xung quanh khớp vai, rất dễ nhầm lẫn với đau mỏi vai thông thường khiến việc điều trị không được kịp thời. Tình trạng này kéo dài làm hạn chế khả năng vận động và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh.
Khớp vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong vận động hàng ngày. Bởi vậy, người mắc bệnh viêm quanh khớp vai gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống, những cơn đau nhức làm giảm độ linh hoạt và nhanh nhẹn. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng đau mỏi vai thông thường khiến mọi người chủ quan, không điều trị sớm.
Viêm quanh khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai (Periarthritis humeroscapularis) là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm cấu trúc phần mềm bao xung quanh khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp; không có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch khớp. Hiểu một cách đơn giản hơn, viêm quanh khớp vai chỉ tình trạng đau nhức và giảm khả năng vận động do tổn thương khớp vai.
Nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam, viêm quanh khớp vai chiếm 2% dân số và chiếm tỉ lệ 12,5% trong tổng số các bệnh nhân bị bệnh khớp. Viêm khớp vai gây ra rất nhiều bất tiện và phiền toái trong sinh hoạt và làm việc. Nếu không nhận biết và điều trị sớm hay chủ quan, nhầm lẫn với chứng nhức mỏi vai thông thường sẽ khiến bệnh diễn tiến nặng, có thể dẫn đến teo cơ và cứng khớp.
Đối tượng nào dễ mắc viêm quanh khớp vai?
- Người trung niên, người cao tuổi (trên 50 tuổi) do sự lão hóa của cơ thể dễ dẫn đến những bệnh lý xương khớp
- Người chơi thể thao phải vận động khớp nhiều
- Người lao động nặng nhọc
- Người có tiền sử chấn thương vùng khớp vai, gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai, phẫu thuật vùng khớp vai
- Người từng bị tai nạn làm ảnh hưởng đến vùng bả vai
- Người bị mắc một số bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, bệnh ở phổi và lồng ngực
Nguyên nhân viêm quanh khớp vai
Tuổi tác
Bệnh viêm quanh khớp vai thường xuất hiện ở những người trung niên, người cao tuổi. Thời gian và tuổi tác khiến cơ thể lão hóa, các cơ quan bao quanh khớp bị thoái hóa, dễ tổn thương và sưng viêm khi có tác động. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều bệnh lý xương khớp khác.
Tính chất nghề nghiệp
Những người lao động nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác vật nặng trong thời gian dài hay vận động viên, người chơi thể thao (cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền, chèo thuyền…) vận động vùng khớp vai nhiều là những đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương gân cơ, bao khớp. Từ đó dẫn đến viêm bao quanh khớp vai.
Chấn thương
Chấn thương là một trong những nguyên nhân viêm quanh khớp vai. Khi có tác động cơ học, cấu trúc phần mềm bao quanh khớp (bao khớp, túi thanh dịch, gân cơ,…) có thể bị tổn thương và sưng viêm. Ban đầu, người bệnh chỉ thấy đau nhức thông thường (thể cấp tính). Tuy nhiên tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp khắc phục sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính (viêm quanh khớp vai thể đơn thuần).
Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
ít ai biết rằng những bệnh lý nội khoa như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gout, bệnh tim mạch, bệnh ở phổi và lồng ngực,...đều có khả năng dẫn đến viêm bao quanh khớp vai. Nguyên do là bởi những căn bệnh này gây rối loạn chuyển hóa khớp khiến khớp vai suy yếu, tổn thương và đau nhức.
Một số nguyên nhân khác
- Lạm dụng thuốc ngủ, căng thẳng thần kinh
- Thời tiết lạnh ẩm
- Chơi thể thao không đúng cách
- Phẫu thuật vùng cánh tay, khớp vai
- Không cử động khớp vai một thời gian dài sau phẫu thuật (làm tăng nguy cơ viêm gân và vôi hóa phần mềm)
- Nguyên nhân vô căn
Triệu chứng viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần
- Đau nhức ở mỏm cùng vai, xung quanh khớp vai
- Đau nhiều vào buổi tối và khi nằm nghiêng bên vai bệnh
- Mức độ đau tăng lên khi cử động khớp vai – đặc biệt là khi xoay vai đột ngột
- Cơn đau tăng dần làm giảm khả năng vận động, nhất là trong các động tác duỗi, gấp, khép và dạng khớp vai
- Giai đoạn viêm quanh khớp vai thể đơn thuần thường kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng
- Đau khớp vai có mức độ từ nhẹ đến trung bình, đau nhiều về đêm
- Hạn chế khả năng vận động, người bệnh gần như không thể thực hiện các động tác như xoay vai, duỗi vai,…
- Khớp cứng
- Các cơ vai có thể bắt đầu teo nhẹ vì không được vận động
- Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 - 6 tháng
Viêm quanh khớp vai thể rối loạn vận mạch
- Viêm quanh khớp vai thể này xuất hiện thương tổn xung quanh khớp vai kèm theo rối loạn thần kinh vận động ở bàn tay
- Khớp vai đau ít nhưng hạn chế khả năng vận động nhiều
- Bàn tay và cẳng tay có hiện tượng phù nề, da có màu đỏ hoặc đỏ tím
- Da lạnh, teo cơ do rối loạn dinh dưỡng
- Ngón tay, bàn tay bị đau nhức nhiều về đêm và khả năng vận động giảm rõ
Viêm quanh khớp vai thể rối loạn vận mạch có thể tiến triển nặng dẫn đến teo cơ, cứng khớp và giảm trương lực cơ nếu không được điều trị sớm
Chẩn đoán viêm quanh khớp vai
Siêu âm khớp vai
Siêu âm khớp vai là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm nhập rất có giá trị trong phát hiện các tổn thương ở khớp vai: viêm gân, rách gân, viêm túi thanh dịch, một số trường hợp thấy canxi hóa tại gân. Siêu âm còn có thể phát hiện được biến chứng của bệnh như đứt gân thoái hóa (thể giả liệt) và cứng khớp vai.
X-quang khớp vai
Phim chụp X-quang cho phép quan sát rõ tình trạng khớp vai và hiện tượng vôi hóa tại gân. Ngoài ra, hình ảnh từ X-quang còn giúp loại trừ các bệnh xương khớp do tổn thương sụn, màng bao hoạt dịch và xương khớp vai.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm loại trừ các khả năng như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do gout, nhiễm khuẩn và tổn thương khớp do các bệnh rối loạn tự miễn khác. Nếu bị viêm quanh khớp vai, xét nghiệm máu thường cho kết quả âm tính.
Phương pháp chẩn đoán khác
- Chụp khớp vai có bơm thuốc cản quang hoặc MRI ghi hình khớp vai có bơm thuốc cản quang (MRI arthrogram)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI cho phép chẩn đoán chính xác các tổn thương phần mềm khớp vai.
- Nội soi khớp vai
Lưu ý khi điều trị viêm quanh khớp vai
- Dành thời gian nghỉ ngơi
- Hạn chế vận động nặng làm tổn thương thêm nghiêm trọng, tránh các hoạt động phải nâng hoặc sử dụng khớp vai quá mức
- Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thể dục để phục hồi chức năng, tránh teo cơ và cứng khớp vai – đặc biệt là với thể đông đặc
- Với những người làm công việc phải sử dụng khớp thường xuyên, nên cân nhắc thay đổi công việc nếu cần thiết
- Bổ sung vitamin và khoáng chất, protein, chất chống oxy hóa, canxi để nâng cao thể trạng
- Kết hợp sử dụng TPCN bổ xương khớp giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng
Lời kết
Viêm quanh khớp vai là bệnh lý phần mềm mãn tính, ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động và cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh tiến triển xấu và có thể dẫn đến những biến chứng như thoái hóa gân, giả liệt khớp vai, cứng khớp vai,...Bởi vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám và tích cực điều trị để tránh hiệu quả không mong muốn.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...