- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Viêm phổi ở trẻ em: cách nhận biết sớm và phòng ngừa
Viêm phổi ở trẻ em: cách nhận biết sớm và phòng ngừa
Viêm phổi ở trẻ em là căn bệnh phổ biến, chiếm tới 25% trong tổng số ca bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm với tỷ lệ trẻ em tử vọng cao nên phụ huynh cần nhận biết sớm để có hướng điều trị, chăm sóc trẻ đúng cách.
Viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến hơn 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì viêm phổi. Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em nhập viện vì bệnh viêm phổi chiếm đến 25% trong tổng số ca bệnh liên quan đến đường hô hấp. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm cũng như sự cần thiết phải nắm rõ những thông tin về bệnh để phụ huynh nhận biết sớm và chăm sóc trẻ đúng cách.
Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm sinh sôi, phát triển trong phổi và gây ra những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn và một số loại virus khác cũng gây nên bệnh này (Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Influenza virus, Adenovirus).
Viêm phổi có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng cho tác nhân gây hại. Chúng xâm nhập và tấn công phổi. Sau vài ngày, các túi khí trong phổi (được gọi là phế nang) chứa đầy mủ và dịch nhầy khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết.
Bệnh viêm phổi có thể được điều trị khỏi sau 1 - 2 tuần nếu phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp, trẻ nhiễm bệnh được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi ở trẻ em đã lấy đi gần 20 sinh mạng mỗi giây và chiếm đến 16% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Viêm phổi ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Bệnh viêm phổi ở trẻ em được giới chuyên gia đánh giá là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu bởi nó diễn biến nhanh chóng khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng viêm phổi nặng kéo dài, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng:
- Viêm màng não: vi khuẩn ở phổi có thể phát triển, lây lan mạnh và xâm nhập vào não gây viêm màng não. Căn bệnh này ảnh hưởng đến trí tuệ, có thể khiến trẻ gặp các dị tật thần kinh, suy giảm khả năng vận động
- Nhiễm trùng máu: vi khuẩn gây bệnh từ phổi có thể lân lan sang hệ tuần hoàn thông qua đường máu gây nhiễm trùng máu. Trẻ em mắc nhiễm trùng máu có nguy cơ tử vong cao
- Tràn mủ màng phổi: lượng mủ và dịch nhầy tích tụ trong phổi quá lớn dẫn đến tràn mủ màng phổi. Trẻ có thể bị sốt cao kèm theo suy hô hấp, khó thở vô cùng nguy hiểm
- Còi xương: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có nguy cơ bị còi xương chậm lớn rất cao do các ảnh hưởng của rất nhiều biến chứng và các loại thuốc
- Kháng thuốc: viêm phổi có thể gây ra tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị cho trẻ nhỏ gặp khó khăn hơn rất nhiều
Nhận biết viêm phổi ở trẻ em
- Ho: ban đầu ho ít, về sau mức độ và tần suất cơn ho tăng lên, có đờm và kèm theo sốt vừa đến sốt cao, có thể hạ nhiệt độ
- Thở nhanh liên tục. Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (đối với trẻ từ 2 tháng - 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi)
- Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn( vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực
- Thở khó khăn, thở phập phồng cánh mũi, cơ liên sườn và hõm ức lõm vào khi hít thở
- Môi mắt và các đầu chân tay tím tái vì thiếu oxy trong tình trạng nặng
- Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, có thể nôn mửa, nôn nhiều, nôn liên tục không chơi đùa
- Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy.
- Có thể xuất hiện các cơn co giật và có thể dẫn đến tử vong
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Bệnh viêm phổi ở trẻ em nếu nhận biết sớm và chăm sóc trẻ đúng cách thì có thể tự điều trị tại nhà. Các triệu chứng bệnh nhanh thuyên giảm và trẻ hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, nếu viêm phổi ở trẻ diễn tiến nặng với biểu hiện thở gắng sức, rút lõm lồng ngực.
Khi trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của trẻ cần phải nhập viện cấp cứu ngay.
- Ở trẻ dưới 2 tháng: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì, khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè hay tím quanh môi, nổi vân tím toàn thân
- Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ không thể uống được gì, co giật, ngủ li bì - khó đánh thức, thở có tiếng rít.
Viêm phổi ở trẻ em có lây không?
Các chuyên gia cho biết viêm phổi là bệnh không lây nhiễm nhưng vi khuẩn và virus gây viêm phổi có thể lây truyền từ người này sang người khác. Chúng thường được tìm thấy trong dịch tiết mũi, miệng, họng của người bệnh và phát tán ra môi trường xung quanh qua ho, hắt hơi, trò chuyện hoặc lây gián tiếp thông qua tiếp xúc với những vật dụng có vi khuẩn có người bệnh.
Chính vì vậy, phụ huynh cần giữ trẻ tránh xa những người đang bị bệnh hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh đường hô hấp (sổ mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng,...)
Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ nhưng không được mặc quần áo quá nhiều, quá dày tránh không thoát được mồ hôi. Mồ hôi tiết ra ngấm ngược lại vào cơ thể sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh
- Đảm bảo người chăm sóc trẻ và các dụng cụ đồ dùng của bé phải được vệ sinh sạch, tránh là nguồn lây nhiễm vi khuẩn. Đồng thời môi trường sinh hoạt của bé cũng sạch sẽ, thông thoáng, tránh thay đổi môi trường đột ngột
- Vệ sinh mũi miệng cho trẻ. Nếu dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung vitamin và khoáng chất qua những thực phẩm lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể, phòng ngừa bệnh tật
- Bổ sung kẽm, vitamin A... cũng giúp trẻ phòng ngừa được viêm phổi
- Với trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay để đảm bảo phát triển toàn diện hệ miễn dịch
- Một số loại bệnh viêm phổi có thể được ngăn ngừa bằng vaccine. Trẻ em được tiêm phòng định kỳ giúp chống lại bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae gây ra
Lời kết
Bệnh viêm phổi ở trẻ em chiếm tỷ lệ tử vong cao trong số các bệnh về đường hô hấp. Mặc dù vậy, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và không để lại biến chứng nếu nhận biết và điều trị sớm. Bởi vậy, khi trẻ có bất kỳ biểu hiện viêm phổi nào phụ huynh cần chăm sóc đúng cách và đưa trẻ đến trung tâm y tế để xác định tình trạng sức khỏe, không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Cách tốt nhất vẫn là thực hiện phòng ngừa bệnh cho trẻ để đảm bảo trẻ luôn có thể trạng khỏe mạnh.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...