- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Uốn ván là gì? Dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn uốn ván?
Uốn ván là gì? Dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn uốn ván?
Vi khuẩn uốn ván có ở khắp mọi nơi và có thể xâm nhập vào cơ thể con người bất kỳ lúc nào. Vậy uốn ván là gì? Dấu hiệu bệnh và cách phòng ngừa như thế nào?
Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe đến “uốn ván” nhưng chỉ hiểu mơ hồ nó là một căn bệnh nhiễm khuẩn. Ít ai biết rằng uốn ván có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Đặc biệt khi vi khuẩn uốn ván có ở khắp mọi nơi và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thì chúng ta càng cần có kiến thức về căn bệnh này để phòng tránh những điều đáng tiếc.
Uốn ván là gì?
Uốn ván (tên khoa học là Tetanus, dân gian thường gọi là phong đòn gánh) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do độc tố của vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây nên.
Vi khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất và chủ yếu được tìm thấy trong lòng đất, phân động vật và môi trường yếm khí. Nó có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương, vết trầy xước trên da. Sau đó chủng vi khuẩn này sẽ tấn công hệ thần kinh, gây tổn thương não, dẫn đến cứng cơ, co thắt và nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Tỷ lệ tử vong do uốn ván có thể dao động từ 10 - 90%, cao nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Riêng tỷ lệ tử vong do uốn ván sơ sinh có thể lên đến 80% tổng số trường hợp mắc.
Nguyên nhân uốn ván
Vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người. Nguyên nhân gây bệnh có thể do:
- Gãy xương hở
- Vết thương do đạn bắn
- Vết loét bị nhiễm trùng
- Vết cắn của động vật
- Vết tổn thương, trầy xước da
- Vết xăm mình, vết tiêm, xỏ khuyên
- Vết do đinh gỉ hoặc gai đâm
- Bỏng hoặc các vết thương bị nhiễm bẩn với đất, phân động vật, nguồn nước ô nhiễm,...
- Uốn ván sau phẫu thuật hay sau nạo thai trong điều kiện không đảm bảo vô trùng
- Uốn ván sơ sinh thường bắt nguồn do nhiễm trùng khi cắt dây rốn, trẻ không được chăm sóc, vệ sinh rốn sạch sẽ, gạc băng rốn không vô khuẩn nên bị nhiễm nha bào uốn ván. Bệnh uốn ván sơ sinh thường xảy ra với những trẻ bị đẻ rơi, đẻ tại nhà,...
Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani là trực khuẩn gram dương, có lông quanh mình, di động tương đối và tồn tại trong môi trường yếm khí. Vi khuẩn này có thể chết nhưng nha bào của nó rất bền vững, còn có thể gây bệnh sau 5 năm ở trong lòng đất.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người thông qua những vết tổn thương trên da, bào tử sinh sôi nảy nở và tạo ra độc tố bám vào các sợi đuôi thần kinh. Chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não, ngăn chặn tín hiệu từ tủy sống và não đến cơ. Do đó khiến cơ bị co giật, người bệnh có thể ngừng thở và tử vong nhanh.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc uốn ván?
Những người chưa được miễn dịch để kháng uốn ván đều có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là những đối tượng sau:
- Người làm việc trong các môi trường bụi bẩn, tiếp xúc với đất, phân động vật, phân gia súc,...
- Người làm việc ở trang trại, nông trường
- Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại
- Công nhân xây dựng tại các công trình
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch
- Người chưa tiêm vắc xin phòng uốn ván
- Người bị nhiễm bệnh bởi các vi khuẩn gây tổn thương khác
- Người có vết thương trên da, mô tổn thương nhiều, tình trạng sưng tấy quanh vết thương,...
Dấu hiệu có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn uốn ván
Thời kỳ ủ bệnh
Kể từ khi có vết thương, nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể thì thời kỳ ủ bệnh có thể từ 3 - 21 ngày. Sau khi bị thương, khoảng 15% trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% phát bệnh sau 14 ngày, trung bình là 7 ngày. Biểu hiện đầu tiên thường là cứng hàm. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn nghĩa là mức độ tiến triển của bệnh càng nhanh và nguy hiểm.
Thời kỳ khởi phát
Tính từ lúc cứng hàm đến khi có cơn co giật đầu tiên hoặc cơn co thắt hầu họng – thanh quản đầu tiên, thường từ 1-7 ngày. Dấu hiệu uốn ván ban đầu thường là cứng hàm, hàm mỏi, nuốt vướng, khó nhai, khó há miệng. Mức độ các triệu chứng ngày càng tăng dần. Khi dùng đè lưỡi ấn hàm xuống thì hàm càng cắn chặt hơn (dấu hiệu trismus).
Ngoài ra người bệnh còn có thể bị co cứng các cơ khác:
- Co cơ mặt: nếp nhăn trán hằn rõ, chân mày cau lại, rãnh mũi, má hằn sâu
- Co cứng cơ gáy: cổ bị cứng và ngửa dần
- Co cứng cơ bụng
- Co cứng cơ ngực, cơ liên sườn
- Cơ cứng cơ chi trên: luôn có tư thế gập tay
- Co cứng chi dưới tạo tư thế duỗi
Một số biểu hiện khác của người nhiễm vi khuẩn uốn ván có thể như bồn chồn, sốt cao, vã mồ hôi và nhịp tim nhanh.
Thời kỳ toàn phát
Từ khi có cơn co giật toàn thân hay cơn co thắt hầu họng/thanh quản đầu tiên đến khi bắt đầu thời kỳ lui bệnh, thường kéo dài từ 1-3 tuần với các biểu hiện:
- Co cứng cơ toàn thân liên tục, người bệnh thấy đau, cơ co cứng liên tục khiến bệnh nhân uốn cong
- Co thắt thanh quản gây khó thở, tím tái, ngạt thở dẫn đến suy hô hấp, ngừng tim
- Co thắt hầu họng gây khó nuốt, nuốt vướng, ứ đọng đờm rãi, dễ bị sặc
- Co thắt các cơ vòng gây bí tiểu, bí đại tiện
- Cơn co giật kéo dài vài giây hoặc vài phút , dễ dẫn đến thiếu oxy, tím tái, ngưng thở và có thể tử vong
- Một số trường hợp nặng sẽ có các dấu hiệu uốn ván: a xanh tái, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, sốt cao 39 – 40 độ C hoặc hơn, tăng hoặc hạ huyết áp, huyết áp dao động, loạn nhịp tim có thể ngừng tim
Thời kỳ lui bệnh
Thời kỳ lui bệnh, các cơn co giật toàn thân hoặc co thắt hầu họng, thanh quản thưa dần, mức độ giảm dần, miệng người bệnh từ từ há rộng, phản xạ nuốt dần trở lại. Tùy theo mức độ của bệnh uốn ván mà thời kỳ này có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng.
Biến chứng của bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
- Gãy xương: co thắt cơ hoặc co giật nặng
- Co thắt thanh quản: khó thở, ngạt thở
- Động kinh: nhiễm trùng uốn ván lan tới não
- Thuyên tắc phổi: một mạch máu trong phổi có thể bị tắc nghẽn và ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn
- Suy thận cấp
Cách phòng ngừa bệnh uốn ván
Để phòng tránh bệnh uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên và bảo vệ sức khỏe bản thân thì cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin. Bệnh này không lây truyền từ người qua người và chúng ta hoàn toàn có thể chống lại nó.
Tại nước ta, vắc xin uốn ván được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, gồm 3 liều cơ bản lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng và 1 liều nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng.
Người lớn chưa từng tiêm vắc xin uốn ván hoặc có vết thương hở, nguy cơ nhiễm uốn ván thì nên tiêm nhắc lại trong vòng 5 năm.
Với phụ nữ mang thai, cần tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván. Mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ hai sau đó ít nhất 30 ngày hoặc trước khi sinh một tháng.
Để phòng ngừa bệnh uốn ván sơ sinh cho những em bé mới chào đời, ngoài việc mẹ bé cần tiêm phòng trong thời kỳ mang thai, quản lý thai kỳ thì em bé sau sinh cần được cắt dây rốn, chăm sóc và vệ sinh rốn trong điều kiện vô trùng để không bị nhiễm bào tử uốn ván.
Lời kết: Uốn ván là bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Vì thế chúng ta không nên chủ quan, cần tiêm vắc xin sớm nhất và tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm để phòng bệnh uốn ván. Nếu có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn uốn ván hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa và có biện pháp điều trị kịp thời!
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...