- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Thuốc cầm máu Transamin dùng trong trường hợp nào? Liều dùng và lưu ý?
Thuốc cầm máu Transamin dùng trong trường hợp nào? Liều dùng và lưu ý?

Transamin là thuốc cầm máu thường được dùng trong các trường hợp rong kinh, chảy máu cam,...Vậy cách dùng và liều dùng như thế nào? Cần lưu ý những điều gì?
- Transamin là thuốc gì?
- Thành phần thuốc Transamin
- Công dụng của thuốc Transamin
- Trường hợp nào không được sử dụng Transamin?
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Transamin
- Tác dụng phụ của thuốc Transamin
- Tương tác thuốc Transamin
- Thuốc Transamin có sử dụng cho bà bầu được không?
- Cách bảo quản thuốc Transamin
- Thuốc Transamin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Transamin là thuốc gì?
Transamin là một loại thuốc cầm máu, chống chảy máu được điều chế dưới các dạng khác nhau gồm:
Viên nang Transamin 250mg hộp 10 vỉ x 10 viên: chứa 250mg axit tranexamic
Viên nén Transamin 500mg hộp 10 vỉ x 10 viên: chứa 500mg axit tranexamic
Dung dịch tiêm chứa axit tranexamic 250mg/5ml: hộp 10 ống x 5ml.
Thành phần thuốc Transamin
Thuốc cầm máu Transamin chứa hoạt chất chính là axit tranexamic. Axit tranexamic thuộc nhóm cầm máu, ức chế tiêu sợi huyết (fibrin) bằng cách ức chế hoạt hoá plasminogen thành plasmin, do đó plasmin không được tạo ra. Do đó, acid tranexamic có tác dụng chống chảy máu, chống dị ứng và chống viêm.
Công dụng của thuốc Transamin
Thuốc Transamin được sử dụng để cầm máu, chống chảy máu do tăng tiêu fibrin toàn thân trong:
- Bệnh bạch cầu
- Thiếu máu bất sản
- Ban xuất huyết
- Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật
Dùng điều trị chảy máu bất thường do tăng tiêu fibrin tại chỗ trong những trường hợp sau:
- Chảy máu cam
- Chảy máu âm đạo (rong kinh)
- Chảy máu thận, chảy máu phổi
- Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật tuyến tiền liệt
Ngoài ra, thuốc Transamin còn làm giảm các triệu chứng đỏ, sưng, ngứa trong các bệnh như mề đay, dị ứng thuốc hoặc ngộ độc thuốc, giảm sưng và rát họng đối với các bệnh viêm amidan, viêm họng-thanh quản, đau trong khoang miệng hoặc áp-tơ trong các trường hợp viêm miệng.
Trường hợp nào không được sử dụng Transamin?
Không dùng thuốc cầm máu Transamin trong các trường hợp:
- Bệnh nhân có huyết khối (như huyết khối não, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch huyết khối…) và bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối
- Người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp đông máu
- Bệnh nhân suy thận nặng
- Tình trạng tiêu sợi huyết do bệnh lý đông máu tiêu hủy
- Người có tiền sử động kinh
Hướng dẫn sử dụng thuốc Transamin
Cách dùng và liều dùng
Đối với người lớn
Dạng uống
Uống 750 – 2.000mg acid tranexamic/ngày, chia làm 3 – 4 lần, tương đương 2 – 4 viên nén Transamin 500mg/ngày. Nên uống trong bữa ăn cùng với ly nước đầy để tăng hiệu quả của thuốc và giảm kích ứng dạ dày
Dạng tiêm
Dùng 1-2 ống (5-10ml) mỗi ngày, thường được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp một lần hoặc chia làm hai lần. 2-10 ống (10-50ml) được dùng cho mỗi lần truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, theo yêu cầu trong hoặc sau khi phẫu thuật.
Liều uống tham khảo theo Dược điển Việt Nam:
- Rong kinh (khởi đầu khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt): Uống mỗi lần 1g, ngày 3 lần, tới 4 ngày. Liều tối đa mỗi ngày 4g.
- Chảy máu mũi: Uống mỗi lần 1g, ngày 3 lần trong 7 ngày.
- Phẫu thuật răng cho người bị bệnh hay chảy máu: Uống mỗi lần 25mg/kg, ngày 3 – 4 lần, bắt đầu 1 ngày trước khi phẫu thuật.
- Điều trị ngắn ngày chảy máu do tiêu fibrin quá mức: Mỗi lần uống 1 –1,5g (hoặc 15 – 25 mg/kg), ngày 2 – 4 lần.
- Phù mạch di truyền: Uống mỗi lần 1 – 1,5g, ngày 2 – 3 lần.
Đối với trẻ em
Thông thường mỗi lần uống 25mg/kg và tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Thận trọng khi sử dụng
Cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cầm máu Transamin trong các trường hợp:
- Bệnh nhân sau phẫu thuật, nằm bất động và đang được băng bó cầm máu (có thể xảy ra huyết khối tĩnh mạch)
- Bệnh nhân có bệnh đông máu do dùng thuốc (đồng thời sử dụng với heparin…
- Người gặp tình trạng tiểu ra máu có liên quan đến thận
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều, phụ nữ mang thai
- Người bị suy thận, người cao tuổi
Lưu ý khi sử dụng
- Không dùng thuốc kèm với estrogen, phức hợp yếu tố IX hoặc chất gây đông máu vì tăng nguy cơ huyết khối
- Báo với các bác sĩ nếu như bạn đang mắc phải một số bệnh sau: xuất huyết não, xuất hiện cục máu đông trong cơ thể, có vấn đề về thị giác…
- Tuân thủ liều lượng, không tự ý tăng liều hay thay đổi liều khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ
- Kiểm tra chức năng gan và thị giác thường xuyên khi điều trị dài ngày
- Khi dùng thuốc nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời
Tác dụng phụ của thuốc Transamin
Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Transamin đối với cả dạng viên uống và dạng tiêm gồm: chán ăn, khó tiêu, ợ nóng, nôn hoặc buồn nôn, ngứa, phát ban, buồn ngủ, nhức đầu...
Riêng đối với thuốc dạng tiêm có thể có biểu hiện lâm sàng là choáng, hiện tượng sốc hiếm khi xảy ra.
Một số tác dụng phụ phụ hiếm gặp: đau tức ngực, thở dốc, đau cánh tay trái, ho ra máu, ngất, lú lẫn, thị lực giảm sút.
Tương tác thuốc Transamin
Thuốc có khả năng tương tác với các loại thuốc khác như: thuốc ngừa thai, ngừa thai nội tiết như viên thuốc, miếng dán, đặt vòng, Estrogen, thuốc gây đông máu (hemocoagulase), chất làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như warfarin, heparin và Batroxobin…
Thuốc Transamin có sử dụng cho bà bầu được không?
Hiện nay nghiên cứu về tác hại của thuốc Transamin trên phụ nữ mang thai và đang cho con bú chưa rõ ràng. Tốt nhất là trường hợp này cần hỏi ý kiến bác sĩ và được phép sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ/chuyên gia.
Cách bảo quản thuốc Transamin
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay đặt tại những nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất dưới 30 độ C
- Để tránh xa tầm tay trẻ em
Thuốc Transamin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Transamin được bán với giá khoảng 450.000đ/hộp 10 vỉ x 10 viên 500mg. Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc tây, trung tâm thuốc, quầy thuốc bệnh viện,...
Thuốc Transamin là thuốc cầm máu, chống xuất huyết. Cần sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ liều lượng để đảm bảo an toàn, tránh những tác dụng không mong muốn.
Nguồn tham khảo: vinmec.com, webmd.com
>>>Tham khảo thêm:
Top 6 thuốc cầm máu vết thương nhanh trong trường hợp nguy cấp
TOP Thực Phẩm Bổ Máu Chuyên Gia Khuyên Dùng
Thuốc bổ máu dùng cho những ai? Những lưu ý được dược sĩ khuyến cáo
Top 8 thuốc hoạt huyết dưỡng não tốt nhất 2023 chuyên gia khuyên dùng

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...