Sữa công thức pha để được bao lâu? Hướng dẫn cách bảo quản sữa

Sữa công thức giúp bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sữa công thức pha để được bao lâu? Đây là thắc mắc mà rất nhiều bậc làm cha mẹ gặp phải. Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ giải đáp cho mẹ sữa công thức pha xong để được bao lâu và hướng dẫn cách bảo quản sữa công thức đã pha tốt nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
“Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như mẹ bị mất sữa, ít sữa, trẻ trên 6 tháng tuổi,... mẹ cần sử dụng sữa công thức để bổ sung dinh dưỡng cho bé. Vậy sữa công thức pha để được bao lâu? Cách bảo quản sữa công thức như thế nào tốt? Cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Sữa công thức là gì?
Sữa công thức hay còn được biết đến là những loại sữa bột dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có tác dụng bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày, giúp cung cấp dinh dưỡng cho bé.
Sữa công thức được nghiên cứu và sản xuất có chứa thành phần tương tự như sữa mẹ. Bảng thành phần có thể điều chỉnh công thức tùy thuộc theo nhu cầu dinh dưỡng của bé. Với những mẹ ít sữa, mất sữa, bạn có thể sử dụng sữa công thức thay thế hoàn toàn hoặc một phần của sữa mẹ.
Sữa công thức có những dạng sau đây:
- Sữa công thức dạng bột: Là sữa được dùng để pha cùng nước trước khi cho bé uống. Sữa được pha theo tỷ lệ được nhà sản xuất khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.
- Sữa công thức dạng lỏng: Sữa cần pha với 1 lượng nước cần thiết, sử dụng tương tự như sữa bột
- Sữa dùng ngay: Loại sữa đã được pha sẵn theo công thức, có thể dùng ngay mà không cần pha thêm.
Sữa công thức giàu dưỡng chất, dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sữa công thức pha để được bao lâu?
Sữa công thức pha xong để được bao lâu? Theo khuyến cáo, ngay sau khi pha sữa công thức, mẹ nên cho bé bú ngay để giữ trọn vẹn được nguồn dinh dưỡng có trong sữa. Trong trường hợp bé ăn không hết, tùy thuộc vào môi trường sẽ ảnh hưởng đến thời gian bảo quản sữa công thức đã pha.
Sữa công thức để nhiệt độ phòng được bao lâu?
Sữa công thức pha sẵn để được bao lâu ở nhiệt độ phòng? Sữa công thức pha để ngoài được bao lâu? Ở nhiệt độ phòng, sữa công thức sau khi pha chỉ nên để tối đa trong 2 giờ nếu bé chưa bú. Trong trường hợp bé đã bú, thì sữa công thức chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ kể từ khi bé đã bắt đầu bú. Vượt quá thời gian này, mẹ nên bỏ lượng sữa thừa để tránh tình trạng nhiễm khuẩn, mất chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Sữa công thức pha xong để được bao lâu ở nhiệt độ phòng?
Sữa công thức pha xong để được bao lâu trong tủ lạnh?
Trong trường hợp mẹ pha nhiều sữa, có thể chia thành từng phần nhỏ để cho bé uống. Những phần còn lại mẹ có thể chia nhỏ và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để cho bé uống trong vòng 24 giờ. Nếu trong vòng 24 giờ kể từ khi pha, trẻ không uống hết sữa, mẹ hãy bỏ đi lượng sữa dư thừa để tránh tình trạng bé nhiễm khuẩn, đặc biệt là khuẩn Cronobacter Sakazaki. Đây là loại vi khuẩn nguy hiểm, có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu hoặc bệnh viêm màng não vô cùng nguy hiểm.
Trong trường hợp bảo quản sữa công thức trong túi trữ sữa dùng với đá làm lạnh, mẹ chỉ nên bảo quản sữa trong vòng 4 giờ. Không nên dùng sữa để lâu vì có thể gây mất hương vị, gây ảnh hưởng đến vị giác của trẻ, tăng nguy cơ biếng ăn, bỏ ăn.
Bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh có thể giữ lên đến 24h
Hướng dẫn cách bảo quản sữa công thức
Cách bảo quản sữa công thức và bảo quản sữa công thức sau khi pha như thế nào để giữ sữa được lâu? Dưới đây, Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ hướng dẫn chi tiết cách bảo quản sữa hiệu quả:
Bảo quản sữa công thức đã pha ở nhiệt độ phòng
Nếu bảo quản sữa sau khi pha ở nhiệt độ phòng, bạn cũng cần chú ý những điểm sau:
- Nếu mẹ pha thừa nhiều sữa, nên chia nhỏ, chỉ lấy 1 phần cho bé bú. Phần còn lại bảo quản riêng
- Để sữa nguội, đậy kín và đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát
- Cho bé bú hết sữa trong vòng 2 giờ sau khi pha
- Làm ấm lại sữa bằng cách để cốc/ bình sữa vào chậu nước ấm hoặc máy hâm sữa
Nên đậy kín nắp và bảo quản sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát
Bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh
Trong trường hợp bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và an toàn cho bé:
- Chia nhỏ, chỉ lấy lượng sữa vừa đủ ăn cho bé
- Không để sữa ở nhiệt độ phòng quá lâu
- Bảo quản sữa công thức ngay sau khi pha trong tủ lạnh, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn
- Sữa bé đã bú, nên bỏ đi để tránh nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ
- Nên ghi rõ thời gian lên bao bì, bình sữa được bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng trước 24 giờ
- Nên giới hạn thời gian bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh
- Kiểm tra tình trạng sữa trước khi cho bé bú. Nếu sữa có bất thường, nên đổ đi
- Mang theo bình ủ sữa hoặc túi giữ lạnh sữa khi đi ra ngoài trong thời gian ngắn và cho bé uống hết trong vòng 4 giờ
- Không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa. Nên sử dụng nước ấm, bình hâm sữa để làm sữa ấm lại trước khi cho bé bú.
Chia nhỏ lượng sữa để bảo quản trong tủ lạnh tốt hơn
Bảo quản sữa công thức sau khi pha có dấu hiệu gì?
Dấu hiệu sữa bột bị hỏng
Sữa công thức thường được khuyến cáo sử dụng trong 3 tuần- 4 tuần sau khi mở nắp. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách, hạn sử dụng của sữa sẽ bị rút ngắn lại. Để xác định sữa bột đã hỏng hay chưa, bạn có thể quan sát một số biểu hiện sau đây:
- Kiểm tra hạn sử dụng của sữa: Hạn sử dụng của sữa trong vài tháng kể từ ngày sản xuất. Bạn có thể kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng cụ thể được in trên bao bì sản phẩm. Nên dùng hết sữa trước khi đến hạn sử dụng 7 ngày. Với những loại sữa tách béo hoặc không chứa đường lactose thì có thể sử dụng tối đa 10 ngày sau khi hết hạn sử dụng. Với sữa nguyên kem, tối đa là 5 ngày sau khi hết hạn sử dụng.
- Sữa có mùi khác thường: Sữa bột thông thường có mùi thơm dịu. Nếu sữa có mùi khác lạ, mùi hôi khó chịu,... thì sữa đã hỏng.
- Sữa bột bị vón cục: Sữa bột mới có dạng bột mịn, tơi, còn sữa hỏng sẽ bị vón cục, dính vào nhau, đặc biệt là phần sữa ở đáy hộp hoặc thành hộp.
- Sữa bị đổi màu: Sữa thông thường có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Với sữa đã hết hạn sử dụng sẽ có màu ngả vàng đậm hơn hoặc vẩn đục, mốc đen.
Sữa bột vón cục
Dấu hiệu sữa công thức sau khi pha đã hỏng
Vi khuẩn luôn tồn tại trong không khí, vì thế, dù bạn có bảo quản kỹ thế nào thì sữa pha sẵn vẫn có thể bị hỏng trước khi hết thời gian được khuyến cáo. Để nhận biết sữa công thức pha rồi để được bao lâu, đã hỏng hay chưa, bạn có thể quan sát những dấu hiệu dưới đây:
- Sữa đổi màu: Sữa mới pha sẽ có màu trắng ngà, trong hoặc hơi ngả vàng nhẹ
- Sữa đóng cặn: Sữa hỏng sẽ có cặn. Để có thể xác định, mẹ có thể đưa bình sữa trước ánh sáng, quan sát trong bình sữa có cặn, vẩn đục thì sữa đã có dấu hiệu hỏng.
- Sữa có mùi lạ: Mùi chua, hôi, nồng hơn bình thường
Kiểu tra màu sắc và mùi của sữa sau khi pha
Lượng sữa cần bổ sung cho bé trong từng giai đoạn
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ để mẹ điều chỉnh lượng sữa bổ sung cho bé phù hợp. Dưới đây là lượng sữa cụ thể, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo sức khỏe và khả năng phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ của bé:
- Trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi- 3 tháng tuổi: Bé cần bú khoảng 150ml sữa công thức/ mỗi cân thể trọng. Ví dụ với bé 4kg, mỗi ngày sẽ cần 600ml sữa.
- Trẻ từ 3 tháng- 6 tháng: Bé cần bú 120ml sữa công thức/ mỗi cân thể trọng mỗi ngày
- Với trẻ từ 6 tháng- 12 tháng: Bé cần bú khoảng 90- 120ml sữa công thức/ mỗi cân thể trọng
- Trong trường hợp bé sinh non, thiếu tháng, mẹ cần điều chỉnh tăng lượng sữa lên so với trẻ sinh đủ tháng để bé có thể bắt kịp tốc độ phát triển của trẻ bình thường. Mỗi ngày bé cần khoảng 160- 180ml sữa công thức/kg thể trọng.
Lượng sữa cần bổ sung cho bé theo từng tháng tuổi
Hướng dẫn cách pha sữa cho trẻ sơ sinh
- Chuẩn bị và tiệt trùng dụng cụ pha sữa. Bao gồm bình sữa, núm vú,.... Mẹ cần rửa sạch cùng xà phòng chuyên dụng, tiệt trùng bằng máy hoặc dùng nước đun sôi để tráng. Sau đó để nơi khô ráo, sạch sẽ trước khi sử dụng. Thực hiện các bước này để đảm bảo dụng cụ pha sữa đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn, gây nên những vấn đề về tiêu hóa cho trẻ
- Vệ sinh tay trước khi pha: Mẹ cần làm sạch bàn tay bằng cách rửa cùng xà phòng hoặc sử dụng chất khử khuẩn tay trước khi pha sữa cho bé.
- Đọc kỹ thông tin hướng dẫn pha sữa: Trên bao bì mỗi hộp sữa đều có thông tin cách sử dụng và liệu lượng của nhà sản xuất. Trước khi pha 1 loại sữa mới cho bé, mẹ cần đọc kỹ những thông tin này để lấy lượng sữa, nước và nhiệt độ của nước để thay đổi tỷ lệ chính xác.
- Đun sôi nước và để nguội: Thông thường, nước pha sữa công thức sẽ trong khoảng từ 35- 45 độ C tùy thương hiệu và loại sữa. Mẹ không pha sữa với nước nguội hoặc nước quá nóng gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Rót lượng nước cần thiết vào bình sữa.
- Tiến hành pha sữa: Dùng muỗng đong đi kèm trong mỗi hộp sữa để lấy lượng sữa chính xác bằng cách đong thìa gạt ngang. Cho sữa vào bình rồi lắp núm vú, đậy nắp và lắc nhẹ để hòa tan hoàn toàn lượng sữa trong bình.
- Cho bé ăn: Kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ lên mu bàn tay của mẹ để kiểm tra. Khi sữa có nhiệt độ vừa đủ thì cho con bú, nên cho bé bú hết sữa trong 1 cữ ăn, tránh để bé ăn sữa cũ.
Các bước pha sữa công thức cho bé
Những điều cần lưu ý khi pha sữa cho bé
Để đảm bảo chất lượng sữa và an toàn, vệ sinh cho bé, giúp cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng dồi dào và toàn vẹn, khi pha sữa công thức cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh tay và bình sữa, dụng cụ pha sữa sạch sẽ trước và sau mỗi lần sử dụng
- Đậy kín nắp hộp sữa sau khi lấy sữa. Không để mở sữa trong tủ lạnh vì sẽ khiến sữa dễ bị hút ẩm
- Không tự ý thay đổi công thức pha sữa. Không tăng lượng nước hoặc lượng sữa khiến sữa đậm hoặc nhạt hơn khuyến cáo
- Không tự ý pha lẫn các loại sữa với nhau, thêm các thành phần khác vào sữa nếu chưa có chỉ dẫn của bác sĩ
- Nên cho bé uống hết hộp sữa trong vòng 1 tháng sau khi pha
- Bảo quản sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, nhiệt độ cao
- Bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng hoặc dưới 25 độ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, pha sữa đúng tỷ lệ
- Nước pha sữa công thức cho bé nên từ 35- 40 độ
Lấy lượng sữa đủ theo tỷ lệ được hướng dẫn
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách pha sữa và những điều cần lưu ý khi pha sữa công thức cho trẻ. Hy vọng đã giúp mẹ hiểu rõ sữa công thức pha để được bao lâu đảm bảo an toàn cho bé. Hãy nhớ theo dõi Nhà Thuốc Sức Khỏe và truy cập nhathuocsuckhoe.com để mua sắm với mức giá ưu đãi nhé!
Mọi thông tin cần giải đáp xin vui lòng liên hệ:
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
- Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
- Hotline: 0901.666.300
- Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
- Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Đọc thêm:

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...