- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Rối loạn lưỡng cực: nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết
Rối loạn lưỡng cực: nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết
Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh đang có xu hướng mắc phải ngày một gia tăng, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại đầy căng thẳng, áp lực. Người bệnh khi thì chán nản, tuyệt vọng, lúc lại tăng động, phấn khích quá mức.
Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh không hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay, số lượng người mắc ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Tìm hiểu và nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực (còn được gọi với những cái tên khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bệnh hưng - trầm cảm, rối loạn hưng - trầm cảm) là chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc đột ngột, không ổn định. Người bệnh có thể thay đổi tâm trạng đột ngột thì tăng động, phấn khích sang chán nản, tuyệt vọng hoặc trầm cảm và ngược lại.
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tính chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Khi người bệnh cảm thấy chán nản, họ sẽ mất hứng thú trong với các hoạt động thường ngày. Khi tâm trạng thay đổi sang hướng khác, họ cảm thấy hưng phấn và đầy năng lượng.
Một số người bệnh có vòng tuần hoàn khí sắc thay đổi nhanh chóng giữa các đợt trầm cảm và hưng phấn. Có những trường hợp vừa có triệu chứng trầm cảm, vừa có triệu chứng hưng cảm.
Sự thất thường của trạng thái tâm lý có thể xuất hiện vài lần trong năm (trường hợp nhẹ) hoặc thậm chí nặng hơn là vài lần trong tuần. Số lượng và tần suất của mỗi cơn hưng - trầm cảm cũng khác nhau. Có người chỉ bị 1 - 2 cơn, có người xuất hiện nhiều cơn.
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, dù là nam hay nữ, ở mọi lứa tuổi. Nghiên cứu cho thấy đối tượng trong độ tuổi từ 18 - 24 có nguy cơ khởi phát bệnh cao hơn.
Nguyên nhân rối loạn lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực được cho là do sự mất cân bằng của các chất truyền tin trong não. Người bệnh bị ảnh hưởng và tác động sâu sắc bởi các sự kiện lớn, sự biến đổi lớn trong cuộc đời như mất người thân, tan vỡ trong các mối quan hệ hay các căng thẳng lớn khác.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực:
- Tâm lý căng thẳng, stress trong thời gian dài
- Nghiện rượu bia, thuốc lá, ma túy hay các chất kích thích
- Tiền sử gia đình có người thân từng mắc bệnh hưng - trầm cảm
- Vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn mất ngủ liên tục trong thời gian dài
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực
Khi trầm cảm | Khi hưng cảm | |
Dấu hiệu về cảm xúc |
|
|
Dấu hiệu về hành vi |
|
|
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực xảy ra theo chu kỳ. Tâm trạng của người bệnh thay đổi theo mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi mùa, thậm chí là mỗi ngày.
Phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm
Mặc dù có những triệu chứng tương tự trầm cảm nhưng căn bệnh này và bệnh rối loạn lưỡng cực là khác nhau, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn. Đặc trưng duy nhất của bệnh trầm cảm đó là dấu hiệu trầm cảm nặng. Trái lại, bệnh rối loạn trầm - hưng cảm có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trầm cảm nặng
- Giai đoạn hưng cảm, hưng phấn
- Giai đoạn trầm cảm
Điều trị rối loạn lưỡng cực
Bệnh rối loạn lưỡng cực không thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Sau khi thăm khám và chắc chắn các triệu chứng xuất hiện không phải do bệnh lý khác gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chứa lithium để giúp người bệnh cân bằng cảm xúc. Bác sĩ cũng theo dõi trong thời gian dài để ngăn ngừa rối loạn hưng - trầm cảm tái phát. Người bệnh sẽ có thể phải uống lithium suốt đời nếu bệnh trở nặng.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dùng các liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh điều trị rối loạn hành vi và cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân.
Người bị rối loạn lưỡng cực cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, cố gắng tham gia các hoạt động xã hội và tránh xa các chất kích thích như rượu bia, các chất gây nghiện như thuốc lá, ma túy,...
Lời kết: Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể xảy ra với bất kỳ ai, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý. Điều quan trọng là tránh bệnh tái phát trong tương lai nên đừng mặc cảm, tự ti nhé!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...