- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì? Có phải ung thư không?
Nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì? Có phải ung thư không?
Nuốt nước bọt đau họng thường liên quan đến dây thần kinh, các cơ trong cổ họng và ống dẫn thức ăn. Tình trạng này có cảnh báo bệnh lý nào không? Cách khắc phục ra sao?
Nuốt nước bọt đau họng gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và bất tiện, nói chuyện đau, ăn uống cũng đau. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do sự tổn thương các dây thần kinh và cơ cổ họng tạm thời nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
Triệu chứng khi nuốt nước bọt đau họng
Nuốt nước bọt đau họng là tình trạng có thể xảy ra với bất cứ ai, trẻ em, người trưởng thành hay người cao tuổi. Các triệu chứng thường xuất hiện gồm:
- Cổ họng bị nghẹn, khó nuốt
- Cảm giác vướng, khó chịu như có dị vật chắn ngang
- Quan sát thấy cổ họng bị sưng đỏ
- Xuất hiện những hạt nhỏ màu đỏ ở trong họng
- Họng bị đau rát định kỳ
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, giảm khả năng tập trung
Cổ họng bị đau do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn làm nhiễm trùng, tổn thương các dây thần kinh, các cơ trong cổ họng và ống dẫn thức ăn. Hiện tượng này phổ biến hơn khi chuyển mùa, thay đổi thời tiết, cơ thể con người không kịp thích nghi, đặc biệt là những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu. Trẻ em và người già dễ mắc phải hơn cả.
Nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì?
Vướng dị vật
Vướng dị vật là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau rát cổ họng. Có thể là thức ăn, thức uống, khi di chuyển xuống dạ dày đã bị kẹt ở cuống họng khiến niêm mạc họng bị tổn thương. Bạn không nên cố khạc nhổ hoặc dùng tay lấy dị vậy vì sẽ càng khiến tổn thương nghiêm trọng hơn, chưa kể nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp này nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Viêm amidan
Amidan là nơi tiếp xúc với không khí, có tác dụng như một lá chắn mọi nguy hại từ môi trường bên ngoài nên nó cũng dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Viêm amidan không chỉ khiến người bệnh đau họng mà còn có thể gây sốt, miệng có mùi hôi, quai hàm hoặc cổ bị mềm, trên amidan xuất hiện đốm vàng hoặc đốm trắng,…
Viêm họng
Viêm họng dẫn đến đau họng là điều dễ hiểu. Bệnh lý này có thể khởi phát do dị ứng phấn hoa, thay đổi thời tiết, hút thuốc lá, hít phải hóa chất, vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng gây sưng đau. Viêm họng dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng mọi người cần có biện pháp kiểm soát sớm để tránh các biến chứng về sau.
Lở miệng
Lở miệng là tình trạng các vết loét hình thành trong môi, trên nóc họng, phía sau họng, dưới lưỡi hoặc niêm mạc má. Chúng thường có kích thước nhỏ, hình tròn với bên trong màu trắng và bờ ngoài màu đỏ. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu khi nuốt nước bọt.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường khởi phát ngay sau khi cơ thể bị cảm mạo, viêm xoang, viêm mũi họng hoặc khi dây thanh quản bị dị ứng, nhiễm trùng dẫn tới viêm sưng. Đau rát họng là dấu hiệu đặc trưng của viêm thanh quản, kèm theo ngạt mũi, ho, khàn tiếng, sưng hạch ở cổ,...Nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản là bệnh lý không phổ biến nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Tình trạng viêm thường xảy ra ở một sụn nhỏ nắp khí quản, nắp thanh quản và ngăn không cho không khí đi vào phổi. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như nuốt nước bọt đau họng, khó thở, sốt cao, chảy nước dãi,...
Trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng này xảy ra khi thực quản bị dư thừa lượng axit khiến cho chúng bị trào ngược lên khu vực cổ họng. Bạn sẽ cảm thấy cổ họng đau rát hoặc vướng víu, ợ chua, ợ nóng, ho, đau bụng, buồn nôn và nôn,...Người bệnh cần nhận biết triệu chứng và chữa trị sớm để không ảnh hưởng đến việc ăn uống và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống.
Chấn thương vùng họng
Chấn thương vùng họng là khi bạn sử dụng đồ uống, đồ ăn quá nóng, gây bỏng hoặc ăn một số loại thực phẩm, món ăn cứng, có góc cạnh sẽ khiến cổ họng ma sát với thức ăn và gây chấn thương. Tùy thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương mà người bệnh có thể bị sưng đau cả hai bên họng hoặc chỉ bị một bên.
Nhiễm trùng nấm men
Một số loại nấm men và nấm candida có thể xâm nhập, sinh sôi và phát triển ở niêm mạc hầu họng, ở miệng hoặc ống dẫn thức ăn. Vì thế khiến người bệnh đau rát mỗi khi ăn uống hay nuốt nước bọt. Cùng với đó là cảm giác vướng víu, khó chịu.
Viêm tai giữa
Mới nghe sẽ rất nhiều người bất ngờ và đặt ra câu hỏi bệnh về tai sao lại gây đau họng? Sự thực là các cơ quan của đường hô hấp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đau họng cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tai giữa, thường gặp phổ biến ở trẻ em.
Khối u thực quản
Khối u thực quản khi xuất hiện ở cổ có thể gây mắc nghẹn khi ăn hoặc đau rát cổ họng khi nuốt kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, tức ngực, buồn nôn,...Theo các chuyên gia thì hầu hết các khối u thực quản đều lành tính và có tiên lượng tốt. Tuy nhiên cũng xảy ra những trường hợp khối u này phát triển thành tế bào ung thư, gây ra ung thư thực quản.
Một số căn bệnh khác
Nuốt nước bọt đau họng ngoài khả năng là những căn bệnh trên thì còn có thể là:
- Hen suyễn
- Dị ứng thực phẩm
- Dị tật bẩm sinh: hở hàm ếch, sứt môi, lưỡi to, hẹp thanh quản… bẩm sinh cũng có thể khiến người bệnh bị đau khi nuốt nước bọt
- Bị hội chứng chảy dịch mũi sau
Nuốt nước bọt đau họng có phải ung thư không?
Rất khó để phân biệt dấu hiệu ung thư chỉ với các triệu chứng đau họng. Ung thư thường kèm theo các biểu hiện:
- Sụt cân nhanh không rõ lý do
- Khàn giọng, thay đổi giọng nói
- Ho có đờm
- Ù tai, đau đầu
- Nổi hạch
- Xuất hiện một khối u hoặc một vết loét không thể lành trong cổ họng
Nếu bị đau họng kèm theo các triệu chứng trên thì có khả năng người bệnh mắc ung thư vòm họng. Bởi vậy mọi người không nên chủ quan mà cần khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư hàng năm để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Cách điều trị chứng nuốt nước bọt đau họng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách để loại bỏ những tác nhân gây nên chứng đau họng. Bạn hãy nhớ thực hiện tối thiểu 2 lần/ngày vào sáng, tối để tình trạng nuốt nước bọt đau họng nhanh thuyên giảm.
Súc miệng với nước muối
Nước muối có khả năng sát trùng, diệt khuẩn, làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Vậy nên khi bị đau họng hãy súc miệng với nước muối thường xuyên. Bạn có thể tự pha nước muối loãng (sử dụng muối biển chưa qua chế biến) hoặc dùng nước muối sinh lý sẽ nhanh và tiện hơn. Cách này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Thức uống ấm
Thức uống ấm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vùng cổ họng đang bị tổn thương. Nó cũng giữ độ ẩm để cổ họng không bị khô rát, giảm sưng đau, dịch tiết ra sẽ lỏng hơn và không dính vào cổ họng nữa. Nhờ đó không còn đau họng khi nuốt.
Bạn có thể uống trà thảo mộc, canh hoặc đơn giản là nước lọc ấm. Tuy nhiên cần nhớ là ấm chứ không uống quá nóng vì có thể gây bỏng, tránh uống các loại nước ép chứa nhiều axit sẽ khiến các mô tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Tắm nước ấm
Hơi nước tắm bốc lên sẽ giúp bạn dễ thở, cổ họng dịu nhẹ, tình trạng sưng viêm và đau cổ họng khi nuốt cũng được cải thiện rõ rệt. Bạn có thể pha thêm một chút tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, oải hương hay bạch đàn sẽ phát huy công dụng tốt hơn.
Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá và các sản phẩm độc hại sẽ kích thích vùng cổ họng, thực quản, ống dẫn thức ăn và miệng. Điều này khiến cho các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.
Hạn chế nói chuyện nhiều
Trò chuyện sẽ khiến cho vùng hầu họng bị tổn thương phải hoạt động nhiều, sẽ lâu hồi phục hơn. Vì vậy tốt nhất là trong thời gian đó bạn cần hạn chế nói chuyện. Thay vào đó nên dành thời gian nghỉ ngơi.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng và hiệu quả lành bệnh. Người bị đau họng nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, canh, súp, bún, phở,...không nên ăn bánh mì hay những thực phẩm cứng vì sẽ ma sát, làm tổn thương vùng họng.
Bổ sung vitamin
Người bệnh cần bổ sung một số loại vitamin như vitamin E, vitamin C để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.
Sử dụng sản phẩm điều trị đau họng
Ngoài những cách trên thì để bệnh nhanh khỏi, chấm dứt sự mỏi mệt và những triệu chứng khó chịu thì bạn hãy dùng thêm các sản phẩm điều trị đau họng như:
Viên ngậm đau họng Strepsils Original
Thuốc trị đau họng Strepsils Orange & Vita C
Viên ngậm sát trùng mát họng Star Sore Throat
Bạn hãy đến Nhà Thuốc Sức Khỏe để mua được sản phẩm chính hãng, cam kết về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Hơn thế còn đảm bảo giá cả cạnh tranh nhất thị trường.
Lời kết
Qua bài viết “Nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì? Có phải ung thư không?” chắc hẳn bạn đã có những thông tin hữu ích. Ngay khi có triệu chứng hãy sớm có biện pháp khắc phục hoặc đến các cơ sở y tế để được thăm khám bạn nhé, đừng chủ quan để bệnh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...