- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Measles là gì? Có lây không? Dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa?
Measles là gì? Có lây không? Dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa?
Nhiều người không hề biết measles là gì? Căn bệnh này có lây nhiễm không? Lây qua đường nào? Dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Measles chính là bệnh sởi - một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.
Measles là gì?
Measles là tên khoa học của bệnh sởi (còn được gọi là rubella hoặc morbilli) do virus sởi Paramyxovirus gây ra.
Chủng virus này thường “cư ngụ” trong dịch mũi và cổ họng, có khả năng sinh sôi nhanh chóng. Chúng có dạng hình cầu với đường kính 120 - 250nm.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bùng phát nhanh và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não sau sởi, thậm chí là nguy cơ tử vong. Dịch sởi dễ bùng phát vào mùa đông xuân.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc sởi nhất, đặc biệt là trẻ sơ sinh bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu, dễ bị virus tấn công và xâm nhập. Theo CDC Hoa Kỳ (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), bệnh sởi khiến hơn 100.000 trẻ em tử vong mỗi năm.
Bệnh sởi có lây không? Lây truyền qua đường nào?
Bệnh sởi có lây, thậm chí là lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bởi virus thường trú ngụ trong chất nhầy tại mũi và cổ họng. Khi người bệnh giao tiếp sẽ tiết ra các giọt bắn. Những người hít phải giọt bắn có chứa virus này sẽ bị nhiễm bệnh. Có đến 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa tiêm phòng.
Theo công bố của UNICEF, sởi là một bệnh truyền nhiễm cao, hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm. Khi virus đi vào cơ thể, chúng thường mọc ở những tế bào sau cổ họng và phổi sau đó lan khắp cơ thể, cả hệ hô hấp và da.
Người bình thường có thể nhiễm bệnh nếu tiếp xúc vào bề mặt hoặc một vật nào đó đã nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng, mũi của chính họ hoặc ăn uống khi chưa rửa tay.
Virus sởi Paramyxovirus Có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ. Chúng chỉ tử vong dưới tác động của sức nóng, ánh mặt trời, các loại thuốc sát khuẩn,...
Nguyên nhân mắc bệnh sởi
- Lây qua đường hô hấp
- Lây trực tiếp khi tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi khi ho, hắt hơi, nói chuyện,...virus sẽ ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu. Những người tiếp xúc với người bệnh có thể vô tình hít phải và lây nhiễm
- Tiếp xúc với đồ vật có tồn tại virus sởi từ người bệnh
Dấu hiệu bệnh sởi
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 7 - 14 ngày (trung bình là 10 ngày) sau khi tiếp xúc với chủng virus gây bệnh. Lúc này bệnh nhân chưa có triệu chứng gì rõ rệt.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) kéo dài từ 3 - 4 ngày. Dấu hiệu bệnh sởi có thể thấy gồm:
- Sốt cao (nhiệt độ cơ thể có thể tăng đến hơn 40ºC)
- Ho khan
- Sổ mũi
- Mắt đỏ và chảy nước mắt (viêm kết mạc)
- Viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên (hạt Koplik là những hạt nhỏ có màu trắng ngà, xung quanh viền đỏ, mọc nhiều trong khoang miệng. Hạt thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 đến 24 giờ.)
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 2 - 5 ngày. Sau sốt 3 - 4 ngày người bệnh có biểu hiện phát ban hồng. Ban đầu chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ, sau đó là ban dạng sần, nổi gồ lên trên bề mặt da.
Các nốt ban có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng cụm, thường bắt đầu lan từ sau tai, trán rồi bắt đầu lan rộng khắp cơ thể. Từ mặt, chân tóc xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.
Giai đoạn phục hồi
Các nốt ban mờ dần, chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi. Một số trường hợp phát sinh triệu chứng ho có thể kéo dài từ 1–2 tuần sau đó.
Những ai dễ mắc bệnh sởi?
Những người chưa tiêm vắc xin phòng ngừa sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra cũng có những yếu tố khác khiến bạn dễ mắc bệnh gồm:
- Chưa được tiêm phòng đầy đủ
- Di chuyển đến những nơi có môi trường, điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và sinh sôi
- Thiếu vitamin A khiến những dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, dễ xuất hiện biến chứng,...
Biến chứng của bệnh sởi
Nếu mắc bệnh sởi mà không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì người bệnh có thể gặp phải những biến chứng sau:
- Viêm tai giữa: xảy ra với tỉ lệ 1:10 người mắc
- Viêm thanh quản: xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong
- Viêm phổi nặng: xảy ra ở khoảng 1/20 người bệnh với triệu chứng khó thở, sốt cao
- Viêm não: xảy ra ở khoảng 1/1.000 người, người bệnh có thể bị hôn mê, co giật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và thể chất, thậm chí là tử vong
- Viêm màng não: viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ
- Tiêu chảy hoặc ói mửa: nghiêm trọng hơn rất nhiều so với virus tiêu chảy thông thường
- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, đặc biệt là với những người thiếu vitamin A
- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân, dị tật bẩm sinh
Bệnh sởi có tự khỏi được không?
Bệnh sởi có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày và thường chỉ để lại biến chứng với những cơ địa đặc biệt. Trường hợp bệnh nhẹ sau 3 - 4 ngày phát ban sẽ dần hồi phục. Các nốt đỏ bong vảy và mờ dần. Trường hợp bệnh nặng và xảy ra biến chứng cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Điều trị bệnh sởi
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị để điều trị bệnh sởi mà chỉ có biện pháp để làm giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra. Bao gồm:
- Hạ sốt: phương pháp vật lí, thuốc hạ sốt thông thường (Paracetamol)
- An thần.
- Thuốc ho, long đờm
- Kháng histamin: Dimedrol, Pipolphen để giảm chảy nước mũi
- Sát trùng mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nhỏ mắt có kháng sinh
- Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng
- Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…) hồi sức tim mạch…
- Chế độ ăn uống hợp lý, bù nước thường xuyên để tránh bị mất nước
Cách phòng ngừa bệnh sởi
Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa bệnh sởi hữu hiệu nhất. Để bệnh sởi không còn là nỗi lo của gia đình và xã hội thì ba mẹ nên cho bé tiêm vắc xin theo hướng dẫn sau:
- Mũi tiêm đầu khi bé 12 - 15 tháng
- Tiêm nhắc lại khi bé 4 - 6 tuổi (lý do là vì 2 - 5% số bé chưa thể tạo ra được kháng thể chống virus sau liều vắc xin đầu)
- Trẻ trên 6 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin cần được tiêm tại các điểm tiêm chủng dịch vụ để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh
Ngoài ra, bạn cần nhớ:
- Vệ sinh mắt, mũi, họng sạch sẽ hàng ngày
- Làm sạch đồ chơi cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với đồ chơi có dính dịch mũi họng của người nhiễm virus sởi
- Vệ sinh sàn nhà và các đồ vật trong gia đình sạch sẽ (nắm đấm cửa, mặt bàn, mặt ghế, khu vệ sinh chung,...)
- Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào giúp không gian thông thoáng và tiêu diệt virus sởi (virus có thể bị ức chế bởi nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời,...)
- Hạn chế tụ tập nơi đông người
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh cần mang khẩu trang và các thiết bị phòng hộ cá nhân
- Tăng cường bổ sung vitamin, rau củ quả, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch
Lời kết: Bệnh sởi (Measles) vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thì bạn cần khám chữa sớm nhé! Đồng thời đừng quên cách tự phòng bệnh, tránh lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...