- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Lưỡi trắng là do đâu? Có phải mắc bệnh không? Phòng ngừa như thế nào?
Lưỡi trắng là do đâu? Có phải mắc bệnh không? Phòng ngừa như thế nào?
Lưỡi trắng là vấn đề xảy ra với nhiều người, thường đi kèm với hôi miệng. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không gây nguy hại. Điều này hoàn toàn sai lầm vì lưỡi trắng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý.
Lưỡi trắng kèm theo hôi miệng khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp, ái ngại khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Vậy lưỡi trắng có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì hay không? Có nguy hiểm không?
Lưỡi trắng là do đâu?
Thiếu hụt vitamin
Ít ai biết rằng thiếu hụt vitamin cũng dẫn đến lưỡi trắng. Đó là dấu hiệu cơ thể khi thiếu vitamin và dưỡng chất, đặc biệt là vitamin B9, B12. Hiện tượng này thường gặp vào mùa đông, khi hệ miễn dịch suy yếu do phải mất nhiều năng lượng để giữ ấm cho cơ thể.
Mất nước
Những người ít uống nước, thiếu nước, không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể thường mắc bệnh lưỡi trắng. Ngoài ra bạn còn thấy lưỡi có mùi hôi khó chịu.
Vệ sinh răng miệng kém
Lưỡi là nơi tiếp xúc với thức ăn trước khi lượng thực phẩm bạn nạp vào được đưa xuống dạ dày. Bởi thế một lượng nhỏ thức ăn bị tồn đọng ở răng và lưỡi. Nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ không thể làm sạch, loại bỏ được hoàn toàn. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, sinh sôi.
Tình trạng này kéo dài khiến lưỡi có lớp phủ màu trắng bên trên. Vi khuẩn càng phát triển mạnh thì các tế bào chết càng nhiều, khiến lưỡi và khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
Rối loạn tiêu hóa
Ăn quá nhiều, quá no vào buổi tối, lười ăn sáng, để dạ dày rỗng…là nguyên nhân dẫn đến lưỡi trắng. Hoặc do sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích. Nếu bạn trong tình trạng này cần sớm điều trị, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp…
Lưỡi trắng là biểu hiện bệnh lý
Bệnh bạch cầu
Căn bệnh này có thể gây ra các mảng trắng dày trên lưỡi và miệng. Lưỡi trắng do bệnh bạch cầu thường vô hại. Tuy nhiên vẫn có trường hợp hiếm gặp dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.Vì vậy tốt hơn là bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.
Liken phẳng ở miệng
Đây là tình trạng viêm khiến trong miệng và lưỡi xuất hiện các mảng da dày, trắng. Cùng với đó có thể là các triệu chứng khác như loét hoặc đau má, nướu.
Viêm họng trắng
Viêm họng trắng là biến chứng của bệnh viêm họng khiến niêm mạc họng bị bao phủ bởi một lớp màu trắng mủ và bựa. Triệu chứng này thường xuất hiện ở những người bị cảm cúm, số mũi hoặc viêm mũi do virus, vi khuẩn tấn công. Viêm họng trắng có 3 dạng là viêm họng bựa, viêm họng có màng giả, viêm họng mụn nước và viêm họng hecpet (mụn rộp).
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản, gây xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi. Trào ngược axit dạ dày gây chán ăn, ảnh hưởng lớn cuộc sống của người bệnh.
Nấm miệng
Các loại nấm, thường là nấm men candida là nguyên nhân gây nên các mảng bám trong miệng và lưỡi. Chúng thường có màu trắng hoặc trắng nhạt và có thể có mùi vị khó chịu. Bệnh nấm miệng cũng gây đau, bất tiện khi ăn uống.
Bệnh giang mai
Bệnh giang mai là một căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Người mắc giang mai nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể khiến các mảng trắng xuất hiện trên lưỡi và vết loét trong miệng.
Ung thư lưỡi
Theo các thống kê cho thấy, những người có dấu hiệu lưỡi trắng đau họng có đến 83,7% bị ung thư lưỡi giai đoạn 1 hoặc ung thư hầu họng. Ung thư lưỡi là sự phát triển của các tế bào vảy trên bề mặt lưỡi khiến lưỡi trắng, gây ra các khối u hoặc những tổn thương ở lưỡi.
Lưỡi trắng có nguy hiểm không?
Lưỡi trắng có nguy hiểm hay không tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Nếu là do yếu tố vệ sinh răng miệng, mất nước hay cơ thể thiếu hụt dưỡng chất thì bạn hoàn toàn khắc phục được, không ảnh hưởng đến sức khỏe và không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu lưỡi trắng do mắc các bệnh lý như bệnh bạch cầu, nấm miệng, ung thư lưỡi không điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng. Vì vậy mọi người không nên chủ quan mà nên sớm thăm khám bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Phòng ngừa lưỡi trắng
Để ngăn chặn và phòng ngừa lưỡi trắng thì bạn cần nhớ những điều sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khi đánh răng nên chà lưỡi, vệ sinh lưỡi để tránh sự tích tụ của thức ăn thừa, mảng bám tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng bạn nên dùng máy tăm nước hoặc bàn chải điện để chăm sóc răng miệng tốt nhất
- Không nên dùng đồ uống có ga, các loại nước ngọt, nước tăng lực nhiều chất phụ gia dễ dẫn đến rêu lưỡi, hôi miệng
- Không sử dụng các chất kích thích thần kinh như cà phê, thuốc lá, trà đặc
- Hạn chế dùng các thực phẩm gây mùi như hành, tỏi,...
- Tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể ảnh hưởng đến khoang miệng, trong đó có lưỡi
- Uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu 1.5 - 2 lít)
- Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, vừa tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, vừa phòng ngừa lưỡi trắng
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch miệng như thuốc bột rơ miệng Nyst, dung dịch rơ miệng Natri Borat Denicol,...
Lời kết
Lưỡi trắng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do vệ sinh răng miệng hoặc do bệnh lý. Dù vì bất cứ lý do nào thì bạn cũng không nên chủ quan mà cần tìm biện pháp khắc phục sớm ngay khi có biểu hiện, đề phòng những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Qua bài viết trên bạn cũng đã biết cách phòng ngừa tình trạng này, hãy ghi nhớ để không bị lưỡi trắng nhé!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
Sản phẩm liên quan
-
-
Thuốc bột rơ miệng Nyst 2.000đ