- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Giãn dây chằng: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phục hồi
Giãn dây chằng: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phục hồi
Giãn dây chằng là một dạng chấn thương, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm hạn chế khả năng vận động, gây ra những cơn đau nhức, căng cứng khớp. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách phục hồi khi bị giãn dây chằng như thế nào?
Giãn dây chằng là cụm từ đã quen thuộc với khá nhiều người nhưng thực chất tình trạng này như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phục hồi sẽ giúp bạn có hướng xử lý đúng đắn nếu tình huống này không may xảy ra.
Giãn dây chằng là gì?
Dây chằng là một dải tổng hợp các mô sợi được làm từ phân tử collagen liên kết chặt chẽ, cứng và dai. Nó có nhiệm vụ kết nối các khớp xương, cố định và bảo vệ đầu khớp. Trên cơ thể con người có hàng trăm dây chằng phân bố tại nhiều vị trí khác nhau, tại các vùng khớp vai, cổ, lưng, đầu gối, khớp háng, cổ tay…
Mặc dù cấu tạo và liên kết của dây chằng khá chặt chẽ nhưng thực tế nó rất dễ bị tổn thương nếu gặp tác động mạnh. Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức dẫn đến tổn thương gây ra những cơn đau dữ dội và có dấu hiệu sưng to, khớp trở nên lỏng lẻo, hạn chế vận động.
Giãn dây chằng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như đứt dây chằng, thoái hóa khớp, hoại tử xương,...
Vị trí giãn dây chằng phổ biến nhất
Giãn dây chằng đầu gối
Khớp gối là một trong các khớp lớn nhất của cơ thể, đảm nhận vai trò vận động (ngồi, đi, đứng, chạy nhảy, xoay người…) và chịu sức nặng của cả thân trên. Khớp gối được cấu tạo từ mâm chày, xương bánh chè, xương lồi cầu đùi, mô sụn và dây chằng.
Hệ thống dây chằng đầu gối gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và hai dây chằng bên. Thống kê cho thấy, có đến hơn 70% trường hợp chấn thương thể thao gây giãn dây chằng đầu gối, chủ yếu là dây chằng chéo phía trước.
Giãn dây chằng cổ tay
Cổ tay là vùng có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều xương nhỏ và dây chằng. Giãn dây chằng cổ tay gây ra đau nhức kèm sưng tấy, bầm tím, hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp phục hồi chức năng nào sẽ khiến cổ tay giảm dần khả năng vận động, có triệu chứng lỏng lẻo ở khớp cổ tay, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Giãn dây chằng thắt lưng
Dây chằng thắt lưng là các cơ bao quanh khớp xương ở đốt sống lưng, có nhiệm vụ bảo vệ và cố định đầu khớp. Giãn dây chằng thắt lưng dẫn đến những cơn đau lưng dữ dội, thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, cản trở người bệnh di chuyển.
Mức độ cơn đau tăng lên khi thời tiết chuyển lạnh. Chứng giãn dây chằng thắt lưng tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh, gây ra nhiều bất tiện, cản trở các hoạt động bình thường như đi đứng, cúi người, mang vác đồ vật,...Nếu không điều trị kịp thời thì tổn thương dây chằng diễn tiến nặng hơn và dần trở thành mãn tính.
Giãn dây chằng bả vai
Giãn dây chằng bả vai là tình trạng dây chằng nối giữa hai xương của khớp vai bị kéo căng, co giãn quá mức dẫn đến những cơn đau liên tục gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do vận động sai tư thế, mang vác vật nặng khiến vùng bả vai chịu áp lực quá lớn. Giãn dây chằng bả vai diễn ra kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp.
Biểu hiện giãn dây chằng
Sưng đỏ, nóng ran và bầm tím
Dây chằng bị tổn thương gây ra chảy máu bên trong khớp, sưng tại vị trí giãn dây chằng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích và dây chằng bị giãn mà mức độ sưng khác nhau. Chẳng hạn như giãn dây chằng nhỏ và giãn ít thì sẽ sưng ít hơn. Khớp có dấu hiệu sưng đỏ, chạm hoặc ấn vào cảm thấy đau nhói.
Vùng da bên ngoài dây chằng bị bầm tím kèm theo cảm giác nóng ran. Một số trường hợp nặng có thể rách dây chằng nếu không được xử trí kịp thời. Đặc biệt là với người cao tuổi vì xương khớp và cơ thể đã lão hóa.
Đau nhức, khó chịu
Những cơn đau là biểu hiện giãn dây chằng chắc chắn sẽ xuất hiện. Cơn đau nhẹ hay đau âm ỉ, dữ dội phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng. Đau dây chằng có thể lan sang các cơ quan khác và vùng xung quanh khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
Mức độ cơn đau càng dữ dội khi cúi gập, xoay hoặc quay người, mang vác vật, đứng lên ngồi xuống hoặc khi gắng sức làm việc gì đó. Thời tiết chuyển lạnh, giá rét cũng làm những cơn đau nhức, tê buốt tăng lên.
Căng cứng khớp, hạn chế vận động
Sau khi bị giãn dây chằng khoảng vài giờ bạn sẽ thấy các khớp bị căng cứng, phải xoa bóp vài phút mới có thể cử động bình thường. Hầu hết các trường hợp bị giãn dây chằng, đặc biệt là giãn dây chằng đầu gối thường khó đi lại bình thường, đi khập khiễng và cần sự hỗ trợ của dụng cụ như nạng hoặc sự giúp đỡ của người khác.
Nguyên nhân giãn dây chằng
Do tuổi tác
Dây chằng được cấu tạo từ các mô liên kết, có thành phần chính là collagen. Theo tuổi tác, cơ thể lão hóa và mất dần các dưỡng chất, số lượng collagen sản xuất cũng ít đi. Do đó, dây chằng của người già dễ bị thoái hóa và kéo giãn quá mức. Chỉ cần tác động nhỏ có thể làm giãn dây chằng gây đau.
Lao động quá sức, khuân vác vật nặng
Việc khuân vác hoặc bưng bê các độ vật nặng cần rất nhiều sức lực của cơ bắp đồng thời làm kéo căng dây chằng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm cho hệ thống dây chằng bị căng, kéo giãn liên tục, theo thời gian sẽ dễ gây giãn dây chằng.
Vận động sai tư thế
Tư thế ngồi, làm việc, vận động hay trong quá trình chơi thể thao có thể dẫn đến giãn dây chằng. Đây là điều mà các vận động viên thường hay gặp phải. Do đó, khi hoạt động bạn cần chú ý để tránh làm tổn thương dây chằng.
Chấn thương, tai nạn
Tai nạn trong quá trình lao động, tham gia giao thông, té ngã, va đập mạnh làm cho các khớp xương bị tổn thương, có thể dẫn đến trật khớp, giãn dây chằng, viêm khớp,…Những người chơi thể thao, đặc biệt là đá bóng rất dễ bị giãn dây chằng bởi va chạm trong quá trình thi đấu.
Cách phục hồi giãn dây chằng
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi bị giãn dây chằng bạn cần hạn chế vận động mạnh thay vào đó nên dành thời gian để nghỉ ngơi để nhanh giảm cơn đau. Mặc khác cũng không nên nằm im một chỗ, ngồi nhiều mà cũng cần đi lại nhẹ nhàng, xoa bóp giúp lưu thông máu. Nếu nằm nhiều thì các mạch máu, cơ và dây chằng bị chèn ép sẽ gây đau nhiều hơn.
Chườm lạnh
Không ít người nghĩ rằng chườm nóng và chườm lạnh có tác dụng như nhau và thực hiện được trong mọi trường hợp. Điều này hoàn toàn sai lầm. Với người bị giãn dây chằng tuyệt đối không được chườm nóng vì sẽ khiến vùng tổn thương bị sưng to hơn. Bạn nên chườm lạnh để giảm cảm giác đau nhức. Biện pháp này có tác dụng tạm thời trong 48h đầu.
Xoa bóp
Xoa bóp là biện pháp giảm đau tác động trực tiếp vào các huyệt, đẩy thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu. Cần lưu ý thực hiện đúng cách để không làm tình trạng tổn thương dây chằng nghiêm trọng thêm và ngăn chặn viêm nhiễm.
Phục hồi giãn dây chằng bằng chế độ dinh dưỡng
Trong thời gian này, người bệnh nên nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như: rau xanh, củ quả tươi, thịt, cá,…không chỉ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất mà còn tăng cường sức đề kháng. Từ đó hỗ trợ tiêu viêm và giảm đau hiệu quả.
Lời kết
Giãn dây chằng làm hạn chế chức năng vận động và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, nếu không may gặp tình huống này bạn hãy chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và phục hồi tổn thương dây chằng.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...