Đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng: trang phục, sắm lễ, khấn gì và cầu gì?
Đi lễ chùa là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt. Thế nhưng đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng, cần tránh những điều gì trái với giáo lý nhà Phật thì không phải ai cũng biết.
- Đi chùa lễ Phật ở cái “tâm”, không quan trọng danh tiếng của ngôi chùa
- Đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng?
- Những việc không nên làm khi đi lễ chùa
Mỗi người đến chùa sẽ có ý niệm riêng của mình nhưng đều cần tôn trọng nơi tôn nghiêm cửa Phật. Từ trang phục, cách nói năng, đi đứng,...đều cần chú ý, tránh phạm vào những điều cấm kỵ hay trái với thuần phong mỹ tục.
Đi chùa lễ Phật ở cái “tâm”, không quan trọng danh tiếng của ngôi chùa
Đến chùa lễ Phật không chỉ là để cầu sức khỏe, bình an hay chuyện làm ăn công việc thuận lợi mà còn để hòa mình vào chốn tâm linh giúp tinh thần được thanh tịnh và yên bình. Vậy thì ngay từ khi chọn địa điểm ngôi chùa sẽ đến bạn không nên quan trọng ngôi chùa đó có nổi tiếng hay không, có nhiều người đến hay không, linh thiêng hay không. Điều này vô tình làm mất đi nét đẹp của việc đi lễ. Bởi lẽ theo các sư thầy, linh thiêng hay không tùy thuộc vào tâm chân thành của người cầu nguyện.
Đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng?
Trang phục đi chùa cần chỉnh tề, lịch sự
Đền chùa là chốn trang nghiêm, là nơi mang nhiều yếu tố tâm linh nên khi đến chùa cần chú ý chọn trang phục phù hợp, chỉnh tề và lịch sự. Nên mặc áo có cổ, sơ mi hoặc với phái nữ mặc áo dài truyền thống vừa lịch sự vừa tinh tế. Màu sắc cũng cần nhã nhặn, tránh lòe loẹt hay in những họa tiết không phù hợp. Ngoài ra, cũng nên mặc trang phục gọn gàng, tiện lợi, tránh rườm rà, gây vướng víu.
Không mặc đồ xuyên thấu, khêu gợi đến đền chùa
Không mặc quần short giả váy, quần tất lưới, đồ quá bó chẽn,...
Không mặc quần lửng, váy ngắn, trang phục hở hang là điều tối kỵ
Theo giáo lý nhà Phật, ăn mặc quá hở hang sẽ làm uế tạp Phật đường, phạm giới bất kính. Cho dù có mất công thờ cúng cũng không có ích gì.
Sắm lễ vật khi đi chùa
Đi đến chùa không thể thiếu được đồ lễ, mặc dù với Phật chỉ cần cái tâm nhưng việc chuẩn bị đồ lễ chu đáo càng thể hiện tấm lòng thành kính của bạn.
Nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), bánh oản, xôi chè, hoa tươi, trái cây tươi,... không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...Cỗ mặn chỉ được chấp nhận nếu trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ, không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
Tiền thật cũng không nên đặt lên ban lễ mà nên bỏ vào hòm công đức. Tuyệt đối không nên đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng. Điều này rất nhiều người phạm phải khi chưa biết đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng.
Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh
Hoa tươi lễ Phật nên là hoa sen, hoa huệ, hoa cúc, hoa ngâu, hoa mẫu đơn,....không dùng những loại hoa tạp hay hoa dại.
Cách bày lễ ở các ban
Ban Tam Bảo: Bày đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả - nước, nếu thiếu cũng không sao bởi cúng dường chư Phật chủ yếu bằng tấm lòng thành kính. Tuyệt đối không được để tiền vàng, tiền thật, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.
Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. Tùy thuộc vào thí chủ muốn cầu nguyện gì để chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp. Đối với các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu có thể bày sắm lễ tam sinh (thịt gà, giò, chả...) và tiền vàng mã, tiền âm phủ.
Quy tắc xưng hô khi đi lễ chùa
Quy tắc xưng hô cũng là điều cần chú ý cho những ai chưa biết đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng. Đến chùa không được xưng hô tùy tiện tránh điều bất kính. Đối với nhà sư hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con. Cách xưng hô như vậy vừa gần gũi, vừa đủ thành kính. Khi thưa gửi với nhà sư cần phải chắp tay hình búp sen.
Nguyên tắc khi ra vào chùa
Khi đi qua cổng chùa tức là cổng Tam quan cần nhớ nguyên tắc đi vào cửa bên phải (cửa Giả quan), đi ra cửa bên trái (cửa Không quan). Cửa Trung quan (chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Chú ý phải bước qua chứ không được dẫm lên bậc cửa.
Cách hành lễ khi đến chùa
Đi chùa lễ phật đầu năm như thế nào cho đúng? Cách hành lễ như thế nào, cần chú ý điều gì?
Bước 1: Đầu tiên đặt lễ vật và làm lễ thắp hương tại ban thờ Đức Ông.
Bước 2: Khi đã đặt lễ ở ban thờ Đức Ông xong thì đặt lễ lên hương án của chính điện rồi thắp đèn hương nhang. Khi đã thỉnh 3 hồi chuông thì bắt đầu làm lễ chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.
Bước 3: Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương đều có 3 lễ hoặc 5 lễ, tại chùa có điện thờ Mẫu và Tứ Phủ thì đến đó để đặt lễ rồi dâng hương cầu theo ý nguyện.
Bước 4: Lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
Bước 5: Cuối buổi lễ, khi đã lễ tạ để hạ lễ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
Nguyên tắc trong khi hành lễ
Lễ ban đúng thứ tự
Hành lễ theo thứ tự từ gian bên trái của chùa cho đến các gian ở giữa rồi đến các gian bên phải, đúng một vòng chùa. Thứ tự này tượng trưng cho đạo lý thuận lẽ tự nhiên trong Phật Giáo.
Những ngôi chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ các vị thần nhân thần khác như các vị thánh trong đạo Mẫu thì khi đi lễ chùa nên hành lễ trước các bức tượng Phật tổ và Tam bảo trước, sau đó mới hành lễ trước các vị thánh của các tín ngưỡng khác.
Vị trí đứng khi hành lễ
Trong khi hành lễ, thắp nhang, không nên đứng ngay giữa chính điện, ngay trước tượng Phật hoặc Tam bảo mà nên đứng chếch sang một bên. Việc này thể hiện sự tôn kính của người hành lễ đối với Phật tổ và các vị thánh thần. Cũng không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
Tâm từ bi, thảnh thơi
Khi vào chùa lễ Phật, mọi người nên để tâm mình an nhiên, thảnh thơi, không nên mang quá nhiều mưu cầu về công danh và tài lộc. Riêng suy nghĩ đến chùa cúng nhiều đồ lễ để đức Phật phù hộ là sai, không đúng với giáo lý đạo phật.
Vì mọi người, bớt nghĩ đến bản thân
Khi cầu nguyện nên bớt suy nghĩ ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân, tốt nhất nên cầu bình an cho toàn bộ chúng sinh, không chỉ riêng cho bản thân hay gia đình mình. Phật giáo luôn đề cao cái tâm từ bi của người thiện, không chỉ khi đến hành lễ trong chùa mà ngay cả trong cuộc sống thường ngày, trong tư tưởng, suy nghĩ chúng ta cũng cần thực hiện nó.
Sau khi hành lễ
Sau khi hành lễ cần lưu ý bỏ tiền vào hòm công đức. Tránh bỏ tiền tại hương án ở chính điện, khiến cho cảnh quan trong chùa trở nên bừa bộn và dung tục.
Đi lễ chùa khấn như thế nào?
Tùy vào thời điểm đi chùa mà cách khấn và văn khấn khác nhau. Các bài văn khấn khi đi lễ đền chùa thường được sử dụng vào ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng như ngày rằm tháng giêng, ngày rằm tháng 7,...những ngày lễ tết hoặc gia đình có việc quan trọng cần phải cúng cầu như dâng sao giải hạn, cúng vong linh người đã khuất,...Có thể tham khảo các bài văn khấn từ sách báo hoặc đôi khi tại đền chùa cũng có những bài văn khấn cho người đến cầu nguyện.
Đi lễ chùa cầu gì?
Đi lễ chùa đầu năm hay vào những ngày rằm, mùng một, mỗi người đều có những ý niệm riêng nhưng tựu chung, mọi người đều muốn mong cầu sức khỏe, tài lộc, cầu công danh, tiền tài cho đến tình duyên, con cái.
Tuy nhiên, theo quan niệm nhà Phật, Phật chỉ phù hộ bình an, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy đi chùa tuyệt đối không nên xin tiền bạc, của cải và vật chất. Cửa Phật không ban tiền bạc, vật chất cho bất kỳ ai bởi con người không tự lực thì trợ độ của tâm linh cũng không giúp được.
Những việc không nên làm khi đi lễ chùa
- Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực Phật điện, tam bảo
- Không tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật
- Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc
- Đi lễ chùa không nên trang điểm hoặc xịt nước hoa quá nồng
- Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật
- Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.
- Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa
- Tuyệt đối không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình
Lời kết: Mong rằng bài viết chi tiết về đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong tục lễ chùa, tránh phạm phải những điều kiêng kị ảnh hưởng không tốt nhé!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...