- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí kịp thời
Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí kịp thời
Nhiều người thường nhầm lẫn đau ruột thừa với đau bụng thông thường dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Do đó, bạn cần biết đau ruột thừa bên nào, dấu hiệu nhận biết và cách xử trí kịp thời.
Đau ruột thừa có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả trẻ nhỏ. Điều quan trọng là chúng ta thường thiếu kiến thức dẫn đến nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Nhiều người chủ quan, cho rằng cơn đau sẽ tự hết, không có biện pháp xử trí kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Đau ruột thừa là gì?
Trước hết, bạn cần biết ruột thừa (hay còn gọi “ruột tịt”) tên tiếng Anh là Appendix, là một bộ phận của ống tiêu hóa, nằm ở giữa ruột non và ruột già. Khi khỏe mạnh, ruột thừa mỏng và thường dài từ 5 - 10cm. Ruột thừa có thể xê lệch nhiều vị trí do có cơ mạc treo. Ruột thừa không đảm nhận chức năng tiêu hóa hay hấp thụ chất dinh dưỡng như ruột non và ruột già.
Đau ruột thừa là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính. Khi ruột thừa bị viêm, xuất hiện những khối u hoặc vì nguyên nhân nào khác thì sẽ gây đau quặn thắt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Hơn nữa, nếu không có biện pháp xử trí kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trong ổ bụng, thậm chí là nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân đau ruột thừa
Ruột thừa có thể bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm ruột thừa. Tình trạng viêm ruột thừa xảy ra vì:
- Tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và ruột già: những chất thải, cặn bã của quá trình tiêu hóa ứ đọng trong ruột thừa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Chúng gây viêm nhiễm, nhiễm trùng dẫn đến đau ruột thừa.
- Sưng viêm các nang bạch huyết dưới niêm mạc ruột thừa: do nhiễm trùng đường ruột (salmonella, shigella,…) hoặc các nhiễm trùng toàn thân như nhiễm trùng đường hô hấp cấp.
- Vật thể lạ gây tổn thương ruột thừa: các mảnh sạn, hạt trái cây, vật nhỏ sắc nhọn chui vào ruột thừa gây đau
- Ký sinh trùng đường ruột: các loại giun, ký sinh trùng chui trong ruột thừa
Đau ruột thừa bên nào?
Đau ruột thừa bên nào là câu hỏi của rất nhiều người. Thật sự chúng ta rất thiếu kiến thức về sinh học và không hiểu cơ thể mình. Nhiều sự nhầm lẫn hoặc không biết đau ruột thừa bên nào đã dẫn đến những hệ quả đáng tiếc.
Ruột thừa nằm bên phải nên khi cơn đau khởi phát bạn sẽ thấy đau, khó chịu ở vùng bụng phải. Cơn đau có thể ở trên rốn hoặc vùng quanh rốn. Sau khoảng 2 - 12 giờ, mức độ đau tăng dần, di chuyển xuống hố chậu phải, đau liên tục và âm ỉ. Người bệnh càng thấy đau dữ dội khi ho hoặc thay đổi tư thế.
Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa
Đau bụng
Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất cảnh báo đau ruột thừa. Tùy vào vị trí của ruột thừa mà người bệnh có thể thấy đau ở những vị trí khác nhau. Cụ thể như:
- Đau bụng dưới bên phải (hố chậu phải): ban đầu đau ngẫu nhiên, từ 1 - 3 giờ sau đau xuống hố chậu phải. Cảm giác đau âm ỉ, liên tục và mức độ tăng dần. Thông thường độ nặng của cơn đau sẽ tăng lên trong vòng 24 giờ.
- Đau vùng thắt lưng phải (đau ruột thừa ở vị trí manh tràng)
- Đau hạ vị (ruột thừa thể tiểu khung)
- Đau dưới sườn phải (ruột thừa dưới gan)
Đi tiểu thường xuyên
Tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng ruột thừa có thể tác động xấu đến quá trình bài tiết bình thường của cơ thể. Do đó, người bệnh thấy đi tiểu thường xuyên kèm theo dấu hiệu đau bàng quang. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm ruột thừa đang tiến triển nghiêm trọng hơn.
Bụng cồn cào, nôn ói kéo dài
Một triệu chứng của đau ruột thừa nữa gồm bụng cồn cào, khó chịu, nôn ói kéo dài - tình trạng rối loạn tiêu hóa và viêm ruột thừa. Hơn thế, điều này còn khiến cho người bệnh xanh xao, tiêu hóa, hấp thu kém dẫn đến cơ thể suy nhược, ốm yếu.
Run và sốt
Người bị đau ruột thừa do viêm ruột thừa thường bị sốt nhẹ, từ 38 - 38,5 độ C. Ngoài ra còn kèm theo run, ớn lạnh. Nguyên nhân là do cơ thể phản ứng lại với viêm, nhiễm trùng.
Chán ăn
Người bệnh đang gặp các vấn đề về tiêu hóa sẽ cảm thấy sợ, chán nản, không muốn ăn uống hay bổ sung thứ gì vào cơ thể, dẫn đến suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch. Những cơn đau và nôn ói đã tạo thành nỗi ám ảnh cho họ.
Co cứng thành bụng
Ngoài cơn đau vùng bụng phải, hố chậu phải thì thành bụng co cứng cũng là biểu hiện của đau ruột thừa. Nếu không nhận biết sớm và có biện pháp xử trí kịp thời, chủ quan và mặc cho cơn đau tự giảm thì sẽ dẫn đến những hệ quả không mong muốn.
Cách xử trí khi bị đau ruột thừa
Chẩn đoán đau ruột thừa
Khi có những dấu hiệu nhận biết trên tốt nhất là bạn nên đi khám. Bác sỹ có thể khám lâm sàng hoặc xét nghiệm để chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp sau:
- Chẩn đoán hình ảnh : CT scan bụng hoặc siêu âm bụng.
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), phản ứng viêm (CRP).
- Xét nghiệm nước tiểu để xác định đau bụng không phải do nhiễm trùng đường niệu hoặc do sỏi thận.
- Chụp X - quang có thể cho thấy sỏi hoặc các vật lạ tại ruột thừa nhưng không phát hiện tình trạng viêm ruột thừa cấp.
Nếu chắc chắn mình bị đau ruột thừa thì nên phẫu thuật cắt bỏ. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được ruột thừa có tác dụng gì. Nó không đảm nhiệm chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng như ruột non và ruột già. Chính vì vậy, việc phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cơ quan tiêu hóa hay sức khỏe cơ thể. Hơn nữa đau ruột thừa do viêm được xếp vào loại khẩn cấp, cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt để ngăn chặn tối đa những biến chứng nguy hiểm, thậm chí để nặng còn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Phương pháp phẫu thuật ruột thừa
Hiện nay, với công nghệ y khoa và máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại, việc mổ ruột thừa diễn ra nhanh, đảm bảo thẩm mỹ, không để lại biến chứng. Hơn thế thời gian phục hồi ngắn.
Có hai phương pháp phẫu thuật viêm ruột thừa là mổ nội soi và mổ hở:
- Mổ nội soi thường được áp dụng trong các trường hợp viêm ruột thừa phát hiện sớm, ruột thừa chưa bị vỡ. Phương pháp này cũng được ưa chuộng hơn bởi ít để lại sẹo, ít đau sau mổ và bình phục nhanh.
- Mổ hở ruột thừa được thực hiện bằng cách rạch một đường trên ổ bụng. Cách này cần thời gian nằm viện để phục hồi lâu hơn. Những ca mổ thành công và không để lại biến chứng thì bệnh nhân chỉ phải nằm viện 2 - 3 ngày. Đối với những ca mổ phức tạp hơn thì thời gian có thể kéo dài 6 - 7 ngày.
Cẩn trọng sau khi mổ đau ruột thừa
Sau ca mổ, nếu người bệnh xuất hiện những dấu hiệu sau thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đó có thể là những biến chứng như:
- Sốt cao
- Nôn không kiểm soát
- Chóng mặt, hoa mắt, không tỉnh táo
- Khi đi tiểu hoặc nôn có dính máu
- Vết mổ đau, sưng tấy, xuất hiện mủ
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng
- Vẫn xuất hiện đau bụng bất thường
- Mót tiểu tiện và đại tiện
Những biến chứng trên chiếm tỷ lệ khá thấp nhưng không phải là không xảy ra. Do đó sau khi phẫu thuật người bệnh không nên chủ quan mà hãy theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao. Tốt hơn là hãy có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
Đau ruột thừa có phòng ngừa được không?
Đau ruột thừa do viêm ruột thừa là tình trạng không thể dự báo trước được. Do đó, điều bạn cần làm là khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào nêu trên đáng nghi thì hãy đi khám ngay và tiến hành phẫu thuật kịp thời để tránh những biến chứng và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đau ruột thừa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm, thời gian với bất kỳ đối tượng nào. Chính vì vậy, bạn hãy nắm rõ những thông tin này để biết cách xử trí và bảo vệ sức khỏe bản thân nhé!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...