- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Thuốc kháng sinh là gì? Hướng dẫn nhận biết thuốc kháng sinh dễ nhất
Thuốc kháng sinh là gì? Hướng dẫn nhận biết thuốc kháng sinh dễ nhất

Thuốc kháng sinh là thuốc chủ yếu được chỉ định trong điều trị các bệnh truyền nhiễm, giúp thuyên giảm triệu chứng và chữa trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Nhận biết 5 loại thuốc kháng sinh thông dụng và biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả là những thông tin cần thiết với mọi người.
Không phải ai cũng hiểu rõ thuốc kháng sinh là gì nhưng chắc chắn mọi người đều biết loại thuốc này không sử dụng tùy tiện được. Khi dùng kháng sinh buộc phải dùng đúng liều lượng, đúng thời gian và hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ.
Để dùng được kháng sinh hiệu quả và an toàn nhất bạn cần hiểu rõ về chúng, đặc biệt là 5 loại thuốc kháng sinh thông dụng được sử dụng nhiều nhất. Bài viết sau Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ chia sẻ với bạn về những thông tin này.
Tìm hiểu chung
Thuốc kháng sinh là gì?
Kháng sinh được sử dụng khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, hoặc tiêu diệt vi khuẩn, từ đó có thể giảm viêm, mỗi loại vi khuẩn có những kháng sinh khác nhau để điều trị.
Hiện nay có những loại thuốc kháng sinh nào?
Cách nhận biết thuốc kháng sinh và phân loại thuốc kháng sinh rất đa dạng, tùy từng loại thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng với những loại vi khuẩn nhất định, bởi vậy khi được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh người bệnh cần đi khám bác sĩ, hoặc hỏi sự tư vấn của những người có chuyên môn để biết được chủng vi khuẩn gây bệnh.
Nếu tình trạng bị nhiễm trùng do nhiều loại vi vi khuẩn khác nhau gây ra bác sĩ có thể sẽ tiến hành những xét nghiệm cho bệnh nhân, điển hình như xét nghiệm nước tiểu, máu… để xác định rõ hơn nguyên nhân gây bệnh, nếu như loại kháng sinh dự đoán có thể chống lại được những chủng vi khuẩn còn lại thì bác sĩ không cần tiền hành thêm xét nghiệm cho bệnh nhân nữa.
Cách nhận biết thuốc kháng sinh có hiệu quả ở phòng thí nghiệm không nhất thiết phải có tác dụng đối với người bệnh, thuốc kháng sinh có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Quá trình hấp thu của máu, số lượng thuốc được chuyển hóa đến nơi nhiễm trùng, tốc độ bài tiết, ngoài ra cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người, tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau….
Việc dùng thuốc kháng sinh cũng tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm khác nhau, thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác nhau: dị ứng, những phản ứng nghiêm trọng của thuốc, cụ thể:
Nếu sử dụng thuốc kháng sinh không hợp có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng trong những ngày đầu, thường xảy ra đối với những trường hợp chưa xác định đúng kháng sinh với vi khuẩn.
Một số loại vi khuẩn chúng cũng có thể đề kháng được những loại thuốc kháng sinh đơn lẻ.
5 loại thuốc kháng sinh thông dụng nhất hiện nay
Thuốc kháng sinh liều thấp Amoxicillin
Tác dụng
Thuốc kháng sinh Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh Penicillin, hoạt động bằng cách tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Loại kháng sinh liều thấp này thường được chỉ định để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, giúp tiêu diệt nguồn bệnh và loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
Amoxicillin thường được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm amidan, viêm nướu, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm xoang, nhiễm khuẩn da,…
Amoxicillin cũng có khi được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng gây ra bởi vi khuẩn H. pylori và ngăn ngừa viêm loét tái phát.
Chống chỉ định
- Không dùng với đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Người cao tuổi
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Người mắc bệnh tiểu đường, hội chứng Mononucleosis, suy thận,...
- Bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc kháng sinh liều thấp Amoxicillin: đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn, mất ngủ, tiêu chảy, phát ban, ngứa ngáy, lưỡi sưng, sốt, sưng hạch, răng đổi màu, mặt và cổ họng bị phù nề, xuất hiện mảng trắng trên lưỡi, trong miệng và cổ họng, bầm tím, chảy máu bất thường, da tái hoặc vàng da,...
Thuốc kháng sinh Cephalexin
Tác dụng
Cephalexin là thuốc kháng sinh cephalosporin, thuộc nhóm β-lactam. Loại kháng sinh này được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mạn, giãn phế quản nhiễm khuẩn
- Viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, viêm xoang, viêm họng
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm
- Viêm xương khớp
- Nhiễm khuẩn răng
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm tuyến tiền liệt cấp tính, viêm bàng quang
- Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa
- Thuốc kháng sinh Cephalexin còn được dùng để điều trị bệnh lậu trong trường hợp penicilin không phù hợp
Chống chỉ định
- Không dùng cho người bị dị ứng với penicillin nặng
- Người có tiền sử mẫn cảm với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin
- Bệnh nhân suy thận, viêm đại tràng
- Người đang suy dinh dưỡng
Tác dụng phụ
- Buồn nôn nhẹ, nôn mửa, tiêu chảy
- Mệt mỏi, nổi mề đay, khó thở
- Đau đầu, chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa
- Sưng mặt hoặc môi, sưng lưỡi và cổ họng,
- Tiết dịch âm đạo
Thuốc kháng sinh Erythromycin
Tác dụng
Thuốc Erythromycin là thuốc kháng sinh kê đơn có công dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cụ thể là các nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, da, các mô mềm, cơ quan sinh dục – tiết niệu và đường tiêu hóa. Cơ chế hoạt động của loại thuốc kháng sinh này là giúp ức chế và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gram âm, gram dương.
Chống chỉ định
- Không dùng cho người bị thiếu máu, mất cân bằng điện giải
- Người mắc các bệnh tim mạch
- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Tác dụng phụ
- Kích ứng da nhẹ hoặc đau
- Da khô hoặc nhiều dầu
- Ngứa
- Tróc da
- Ngứa mắt nhẹ
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn
Thuốc kháng sinh Azithromycin
Tác dụng
Azithromycin là một kháng sinh nhóm macrolid, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm da, nhiễm khuẩn da và mô mềm, bệnh lyme và một số bệnh viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục. Thuốc kháng sinh Azithromycin không có tác dụng đối với các bệnh do nhiễm virus (như cảm lạnh, cúm thông thường).
Chống chỉ định
- Không dùng thuốc với những trường hợp bị dị ứng kháng sinh hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
- Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
Tác dụng phụ
- Đau bụng, khó chịu
- Cảm giác mệt mỏi
- Chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh
- Ù tai, ặp vấn đề về thính giác
- Phát ban, ngứa nhẹ
Thuốc kháng sinh Clarithromycin
Tác dụng
Thuốc Clarithromycin là một kháng sinh nhóm macrolid, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi…”Ngoài ra, thuốc còn dùng thay thế penicilin cho bệnh nhân bị dị ứng với các hoạt chất của penicillin hoặc có thể dùng kết hợp với một số thuốc chống loét để tăng cường khả năng điều trị bệnh viêm loét dạ dày.”
Chống chỉ định
- Không dùng thuốc Clarithromycin trong trường hợp đang dùng các dẫn chất cisaprid, ergotamin, pimosid,…
- Người có tiền sử bệnh tim mạch
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
Tác dụng phụ
- Đau đầu
- Ngứa nhẹ hoặc phát ban
- Có vị khác thường hoặc khó chịu trong miệng
- Sốt nhẹ
- Khó chịu dạ dày
Hướng dẫn nhận biết thuốc kháng sinh dễ nhất
Để nhận biết thuốc kháng sinh và sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào cho chính xác bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Những trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ được kê những loại thuốc kháng sinh dạng tiêm vào tĩnh mạch, khi những loại vi khuẩn đã được giải quyết ổn thỏa thì bắt đầu được kê thuốc kháng sinh dạng viên nén để bổ sung thêm và tăng hiệu quả sử dụng.
- Bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh cho đến khi vi khuẩn được tiêu diệt và loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cơ thể, để có thể có được hiệu quả này bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bạn bị sốt do virus, hoặc không viêm nhiễm không nên sử dụng thuốc kháng sinh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách
Hiểu được thuốc kháng sinh là gì thì bạn cũng nên biết cách uống thuốc kháng sinh như thế nào cho hiệu quả:
Những loại thuốc kháng sinh nên uống xa những bữa ăn
Những nhóm thuốc kháng sinh cần uống tránh xa những bữa ăn bao gồm: penicillin, nhóm cephalosporin, nhóm macrolid và nhóm thuốc kháng sinh chống lao phổi.
Nhóm thuốc này kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn từ đó có thể giảm hiệu quả trị bệnh, bởi vậy những loại thuốc này bạn nên sử dụng trước 1 tiếng trước bữa ăn, hoặc sau 2 tiếng khi ăn.
Nhóm thuốc kháng sinh sử dụng trước hoặc ngay sau khi ăn no
Điển hình như những nhóm thuốc như quinolon, nhóm nitroimidazol và nhóm cyclin. nhóm thuốc này không bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kích thích thích đường tiêu hóa.
Đối với những viên bao tan quanh ruột, chúng không thuộc nhóm kháng sinh nào nên bạn có thể sử dụng trước hoặc sau bữa ăn đều được.
Làm thế nào để sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả
Thứ nhất: Sử dụng khi bản thân thực sự cần thiết
- Luôn hỏi ý kiến bác sĩ về trường hợp của mình đã nên sử thuốc kháng sinh chưa.
- Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng khác nhau, thế nên dùng thuốc kháng sinh được theo chỉ định là tốt nhất.
- Cần bảo vệ sức khỏe bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch.
- Khi được kê thuốc kháng sinh bạn nên hỏi bác sĩ những gì?
Thứ 2: Vì sao tôi cần uống thuốc kháng sinh này?
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh này là gì? Có thể sử dụng bao nhiêu lần/ ngày.
Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh cần lưu ý gì không? có cần kiêng đồ ăn thức uống nào không.
Thứ 3: Thuốc kháng sinh này cần bảo quản như thế nào?
- Khi được kê đơn thuốc kháng sinh bạn cần làm gì?
- Luôn trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về loại thuốc mình sử dụng, trao đổi về những tiền sử dị ứng của thuốc, những đô ăn thức uống mà bản thân bị dị ứng.
- Cần dùng chính xác liều lượng và tần suất bác sĩ kê.
- Tuân thủ thời gian sử dụng thuốc kháng sinh, cần tuân thủ ngay cả khi lúc bản thân thấy khá hơn nếu không có thể dẫn đến nhờn thuốc.
- Mỗi người sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau, bởi vậy tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh được kê cho người khác.
Lời kết
Như vậy trên đây là toàn bộ kiến thức về thuốc kháng sinh, qua bài chia sẻ hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để giải đáp những thắc mắc Thuốc kháng sinh là gì? Hướng dẫn nhận biết thuốc kháng sinh dễ nhất.
Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào về sức khỏe, hãy liên hệ hotline 0907 666 300 hoặc website nhathuocsuckhoe.com để được tư vấn và kê đơn nhanh chóng.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...