- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- 16 dấu hiệu móng tay có sọc bất thường chớ chủ quan
16 dấu hiệu móng tay có sọc bất thường chớ chủ quan
Mọi người thường ít chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên móng tay bởi nó không gây đau nhức hay bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên tình trạng móng tay có sọc có thể là tín hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe bạn chớ nên chủ quan.
Theo Y học, móng tay là bộ phận thể hiện được sức khỏe. Khi cơ thể khỏe mạnh, bề mặt móng tay trơn láng, không có gờ sọc hay đổi màu khác lạ. Ngược lại khi móng tay có sọc bất thường hoặc xuất hiện những dấu hiệu khác lạ về hình dạng hay màu sắc thì rất có thể đó là tín hiệu của cơ thể cảnh báo về sức khỏe, đăc biệt là móng tay có sọc.
Nguyên nhân móng tay có sọc
Thiếu chất dinh dưỡng
Nghiên cứu cho thấy ở những người xuất hiện móng tay có khả năng bị thiếu những chất sau:
- Protein và kẽm: đây là hai thành phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của móng. Do đó, nếu thiếu kẽm và protein, các tế bào sừng không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng dẫn đến móng tay có nhiều vệt sọc
- Vitamin A: thiếu hụt vitamin A không chỉ gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể mà còn xảy ra những thay đổi bất thường như móng tay có sọc đen, sọc dọc, móng tay/móng chân sẫm màu hoặc bị lõm
- Sắt: có liên quan trực tiếp đến quá trình tạo máu bằng cách tăng cường sản sinh tế bào hồng cầu. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt thường có các sọc trên ngón tay và cũng dễ bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do tuần hoàn máu kém.
Biểu hiện của bệnh lý
Ngoài việc thiếu chất thì móng tay có sọc còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và không có dấu hiệu cải thiện thì bạn cần cảnh giác với các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến gan và thận.
Dấu hiệu móng tay có sọc cảnh báo vấn đề sức khỏe
Móng tay có sọc dọc màu đen
Trên móng tay xuất hiện sọc dọc màu đen
Móng tay có sọc dọc màu đen là bệnh gì? Nếu bạn không bị chấn thương, va đập khiến tụ máu bên trong thì hiện tượng móng tay có sọc đen có thể là dấu hiệu ung thư sắc tố (tên khoa học là melanoma). Đây là dạng nguy hiểm nhất của ung thư da, những tế bào tăng sinh bất thường dẫn đến sự thay đổi màu sắc của móng. Vì vậy chớ nên coi thường ngay khi móng tay có sọc đen mờ hoặc móng tay có sọc đen nhỏ mà cần sớm đến gặp bác sĩ để khám bệnh và điều trị kịp thời.
Móng tay có sọc trắng ngang
Sọc trắng ngang trên móng tay
Thông thường phần dưới gần gốc móng tay sẽ có phần bán nguyệt màu trắng. Tuy nhiên nếu xuất hiệu số lượng sọc trắng ngang ngày càng nhiều thì bạn nên bổ sung kẽm hoặc protein. Hai chất dinh dưỡng này rất cần thiết để nuôi dưỡng móng khỏe mạnh cũng như có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Hơn nữa, cung cấp đầy đủ kẽm cũng là cách để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, sọc ngang xuất hiện trên móng cũng có thể là dấu hiệu cũng những bệnh lý về gan hoặc thận. Bạn nên tăng cường thực phẩm như thịt lợn, thịt bò.
Móng tay có sọc trắng dọc
Móng tay có sọc trắng dọc thường do tiếp xúc với dung dịch tẩy rửa
Dấu hiệu này dễ xuất hiện ở những người lớn tuổi do dấu hiệu tuổi tác hay do tiếp xúc thường xuyên với dung dịch tẩy rửa. Sọc trắng dọc trên móng cũng tương tự như những nếp nhăn xuất hiện trên da. Nếu bạn thấy móng tay có sọc trắng dọc ngày càng nhiều và móng thô ráp dần thì nên ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và rèn luyện năng cao sức khỏe sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, móng tay có sọc bất thường màu trắng cũng có thể là triệu chứng một số bệnh như thiếu máu, gan, suy tim sung huyết hoặc có thể suy dinh dưỡng.
Móng tay có sọc dọc màu nâu
Sọc dọc nâu trên móng tay cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng
Tình trạng móng tay có sọc nâu mờ có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe liên quan tới bệnh ban đỏ, bệnh vảy nến hoặc bệnh nhiễm trùng van tim. Mặc dù vậy, trường hợp thông thường móng tay có sọc dọc màu nâu nguyên nhân do gặp chấn thương nhẹ hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa thường ngày.
Móng tay có sọc đỏ
Một số người gặp tình trạng móng tay có sọc đỏ
Những sọc đỏ ở móng tay trông như máu, xuất hiện ở nửa dưới gần móng hình bán nguyệt. Dấu hiệu này không thể chủ quan hay coi thường vì có thể liên quan đến các bệnh lý về tim mạch: nhiễm trùng van tim, viêm nội tâm mạc hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,...Ngoài những dấu hiệu bất thường ở móng tay, cơ thể bạn cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng giống bị cúm như sút cân, đau cơ, ho…
Móng tay có sọc gợn sóng
Nếu bạn không liên quan đến việc tiếp xúc với hóa chất nhưng lại thấy móng tay có sọc gợn sóng thì không nên chủ quan. Dù không gây đau đớn hay bất tiện nhiều trong sinh hoạt nhưng có thể là một dấu hiệu của viêm khớp hoặc bệnh vảy nến. Đặc biệt nghiêm trọng khi móng tay dần chuyển qua màu nâu đỏ, lan rộng sang toàn bộ móng.
Móng tay có sọc ngang và lõm
Sọc ngang và lõm
Móng tay có thể biểu hiện những vấn đề sức khỏe. Khi móng tay có hình dạng hay màu sắc bất thường thì cần chú ý bởi đó có thể là tín hiệu của cơ thể đang gặp vấn đề. Nếu móng tay bị sọc ngang mờ, bề mặt bị lõm vào, mỏng hơn thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như thiếu sắt, nhiễm huyết sắc tố, ban đỏ, raynaud. Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn cụ thể, phát hiện bệnh sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu móng tay bất thường
Móng tay gồ ghề
Đặc điểm móng tay khỏe mạnh là bề mặt móng trơn láng, màu hồng hào, khi sờ không có cảm giác gồ ghề hay thô ráp. Nếu có dấu hiệu này thì có nghĩa là tình trạng móng đang bất thường, có thể cảnh báo sớm bệnh vảy nến, chàm hay viêm khớp.
Móng tay gồ ghề không còn trơn láng như bình thường
Móng tay lõm vào trong
Móng khỏe mạnh sẽ hơi có độ cong vòm lên phía trên. Khi móng mỏng dẹt và lõm xuống là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần được bổ sung chất sắt do thiếu máu thiếu sắt. Đặc biệt là đối với phụ nữ thường mất sắt trong chu kỳ kinh nguyệt nên cần tăng cường cung cấp sắt qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng.
Móng tay nhạt màu
Màu sắc bình thường của móng tay là màu hồng hoặc hồng nhạt. Nhưng khi trở nên nhợt nhạt quá mức hoặc thậm chí có màu trắng thì đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu máu hay mắc các bệnh lý ở gan hoặc tim mạch.
Móng tay có màu nhạt
Móng tay màu vàng
Móng vàng là biểu hiện thường thấy ở những người bị nấm móng. Ngoài sự thay đổi bất thường về màu sắc thì bệnh nấm móng còn khiến cho bề mặt móng tay trở nên dày và xù xì.
Bên cạnh đó, móng tay có màu vàng còn dễ gặp trong trong các trường hợp mắc bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường hay vảy nến.
Móng tay màu vàng có thể là biểu hiện nấm móng
Móng tay có hình bán nguyệt lớn
Thông thường mọi người đều có hình bán nguyệt ở móng tay dù không phải ngón nào cũng có. Nhiều người có thể chỉ thấy hình bán nguyệt ở gần gốc móng ngón tay cái. Thực tế hình bán nguyệt này là một vùng da ngay dưới móng tay.
Hình bán nguyệt bình thường, khỏe mạnh sẽ có hình lưỡi liềm, màu trắng ngà, và cao khoảng 1/5 độ dài của móng tay. Nếu hình bán nguyệt có kích thước lớn hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu về bệnh gan.
Phần tiếp nối giữa móng tay và da tay có hình bán nguyệt lớn
Móng tay lồi lên bất thường
Tình trạng móng tay lồi lên hay dân gian gọi hiện tượng này là móng tay dùi trống, trông móng giống như bị sưng. Đây là hậu quả của các bệnh về phổi dẫn đến thiếu oxy trong máu. Các bệnh lý ở phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn,.. Ngoài ra, biểu hiện này có thể gặp trong bệnh lý viêm đại tràng, bệnh tim mạch hay bệnh gan, tuyến giáp.
Móng tay lồi lên bất thường
Móng tay bong tróc
Móng tay bong tróc là bệnh gì? Bạn có thể thấy trên bề mặt móng xuất hiện những mảng nhỏ nổi lên, bong tróc và nham nhở thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến. Bệnh sẽ gây ngứa, khô da, xuất hiện vảy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng.
Bệnh vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, thường xuất hiện và sau đó thoát lui nhanh. Người bệnh thường có đợt bùng phát kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, sau đó triệu chứng sẽ thuyên giảm và không có biểu hiện trong một thời gian. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Móng tay giòn, dễ gãy
Móng tay yếu, giòn và dễ gãy
Đây là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, các chị em sẽ thấy ảnh hưởng đến thẩm mỹ rất nhiều. Nguyên nhân được xác định là thiếu biotin (vitamin H hay vitamin B7) là dưỡng chất quan trọng để nuôi dưỡng làn da, mái tóc và mỏng chắc khỏe. Thiếu hụt biotin dẫn đến tình trạng móng tay nứt nẻ, khô, giòn và dễ gãy hơn bình thường. Giải pháp là sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung biotin cho cơ thể hoặc thông qua các thực phẩm giàu biotin như trứng, hạnh nhân, súp lơ, phô mai…
Ngoài ra, nếu móng tay dễ gãy do tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa thường xuyên thì bạn hãy chủ động hạn chế và phòng tránh.
Cách chăm sóc móng tay khỏe đẹp
Hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng móng tay khỏe đẹp
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để nuôi dưỡng lớp biểu bì xung quanh móng tay
- Trước khi sơn móng nên bôi chút kem hydrate lên móng rồi mới tô sơn sẽ giúp bảo vệ các sợi keratin cấu thành tạo nên móng tay
- Nếu móng tay giòn và dễ gãy nên hạn chế dụng cụ cắt tỉa bằng kim loại
- Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa
- Uống đủ nước mỗi ngày, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là các chất kẽm, sắt, protein, biotin để móng khỏe đẹp
Lời kết: Trên đây là những dấu hiệu móng tay bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe. Bạn nên chú ý và đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị kịp thời.
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Ngô Hương
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...