- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Đái dầm ở người lớn: nguyên nhân và cách điều trị
Đái dầm ở người lớn: nguyên nhân và cách điều trị
Nhắc đến đái dầm mọi người thường nghĩ chỉ xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên ngay cả người lớn cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 1 - 2% người lớn đái dầm. Nhưng thực tế tình trạng này xảy ra phổ biến hơn. Đái dầm ở người lớn khiến họ cảm thấy xấu hổ, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt.
Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra một lần thì bạn không cần quá lo lắng vì đó là chuyện không may. Tuy nhiên, nếu đái dầm liên tục và thường xuyên thì đây thực sự là bệnh lý cần phải điều trị.
Đái dầm ở người lớn là do đâu?
Đái dầm (Enuresis) là tình trạng tiểu không tự chủ trong khi ngủ vào ban đêm, có thể do một số nguyên nhân gồm:
Vấn đề về nội tiết tố
Ban đêm khi bạn đi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hormon ADH - hormon chống lợi tiểu nhiều hơn bình thường để giảm nhu cầu đi tiểu khi đang ngủ. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo thận cần làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu.
Với những người gặp vấn đề về nội tiết tố, rối loạn hormon này hoặc hormon tiết ra ít hơn, không đáp ứng nhu cầu của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đêm, thường xảy ra nhất với bệnh nhân tiểu đường.
Bàng quang nhỏ
Thực tế bàng quang nhỏ không có sự khác biệt quá lớn về kích thước so với bàng quang bình thường. Thế nhưng người bệnh sẽ cảm thấy bàng quang đầy hơn chỉ với một khối lượng nước tiểu ít. Bởi thế cơ thể cần đi tiểu nhiều hơn, khó kiểm soát trong lúc ngủ.
Bàng quang hoạt động quá mức
Cơ bàng quang có chức năng kiểm soát hoạt động của thận. Chúng co bóp khi bàng quang rỗng và thư giãn khi bàng quang đầy. Nếu những cơ này co bóp sai thời điểm, bạn khó kiểm soát được việc đi tiểu tiện. Tình trạng này được gọi là bàng quang hoạt động quá mức (OverActive Bladder - OAB).
Hoạt động co thắt cơ bàng quang sai thời điểm bắt nguồn từ các tín hiệu thần kinh bất thường giữa não và bàng quang hoặc chịu tác động của một chất kích ứng vào bàng quang. Chẳng hạn như rượu, thuốc lá, cà phê, chất kích thích. Bởi vậy sẽ làm cho cơ bắp kém ổn định, đi tiểu thường xuyên hơn.
Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn
Ngưng thở tắc nghẽn là một hội chứng rối loạn giấc ngủ khiến bạn tắc nghẽn đường hô hấp toàn phần hoặc một phần khi ngủ, lặp đi lặp lại. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 7% người có rối loạn này có triệu chứng tiểu tiện khi đang ngủ. Tình trạng đái dầm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu các cơn ngưng thở xảy ra thường xuyên hơn.
Triệu chứng rối loạn thần kinh
Một số triệu chứng rối loạn thần kinh có thể làm giảm bớt sự kiểm soát bàng quang trong cơ thể:
- Động kinh
- Đa xơ cứng
- Bệnh Parkinson
Ngoài ra còn một số yếu tố như bệnh lý bất thường về não (u não, tai biến mạch máu não,..), ngủ khi cơ thể quá mệt,...
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Tình trạng này gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây rò rỉ nước tiểu và người lớn đái dầm vào ban đêm. Tắc nghẽn đường tiết niệu cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những chứng bệnh như sỏi thận, sỏi bàng quang, hình thành khối u,...
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection - UTI) gây viêm và kích thích bàng quang, có thể gây tiểu tiện thường xuyên và bất ngờ. Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng tiểu không kiểm soát trong lúc ngủ thì hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm.
Yếu tố di truyền
Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng hiện tượng đái dầm ở người lớn cũng có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người thân của bạn đã từng gặp hiện tượng này thì nguy cơ bạn gặp phải cũng tăng lên. Dù cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa giải thích được chính xác gen nào trong cơ thể dẫn tới nguy cơ này.
Do bệnh ung thư
Các khối u bàng quang và tuyến tiền liệt có thể chặn hoặc gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Từ đó dẫn đến việc thận không giữ được nước, nhất là vào ban đêm. Bạn nên khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các sinh thiết cần thiết để xác định và tầm soát ung thư. Điều trị sớm sẽ ngăn ngừa các cơn đái dầm và có thể giúp bạn thu nhỏ hoặc loại bỏ khối u.
Bệnh tiểu đường
Người mắc tiểu đường có lượng đường huyết trong máu cao hơn so với tiêu chuẩn. Khi lượng đường trong máu cao, lượng nước tiểu tăng lên làm thận phải tăng cường chức năng để kiểm soát. Điều này là nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở người lớn.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến chứng đái dầm ở người lớn như:
- Táo bón: gây kích thích bàng quang
- Yếu tố tâm lý: lo lắng, mất ngủ, muộn phiền cũng ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang và hệ thống bài tiết
- Lạm dục tình dục, viêm nhiễm đường sinh dục
- Sử dụng thuốc: một số loại thuốc có thể
Điều trị đái dầm ở người lớn
Thay đổi lối sống
- Không nên uống nhiều nước vào buổi chiều và buổi tối, nên cắt giảm lượng nước uống vào khoảng thời gian này. Nên uống nước vào buổi sáng và ban ngày, vừa tốt cho sức khỏe, vừa có thời gian thoải mái để bạn đi vệ sinh
- Chủ động đi tiểu trước khi ngủ
- Thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh, tránh đái dầm
- Điều chỉnh việc đi tiểu thành thói quen
- Không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hoặc chất tạo ngọt (đồ uống có ga, các loại nước ngọt) và chất kích thích
- Chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, dùng những thực phẩm có lợi cho thận
- Giữ tâm lý, tinh thần thoải mái, tránh muộn phiền, lo lắng
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ với tần suất và mức độ phù hợp
- Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya
- Không lạm dụng quan hệ tình dục quá mức
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc được dùng để điều trị chứng đái dầm ở người lớn:
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Thuốc kháng cholinergic có thể làm dịu các cơ bàng quang bị kích thích hoặc hoạt động quá mức.
- Desmopressin acetate để tăng nồng độ ADH, giúp thận của bạn ngừng sản xuất nhiều nước tiểu vào ban đêm.
- Thuốc ức chế men chuyển 5-alpha, chẳng hạn như finasteride (Proscar), thu nhỏ phì đại tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, bác còn có thể cấy một thiết bị nhỏ gửi tín hiệu đến các cơ trong bàng quang của bạn để ngăn chặn các cơn co thắt không cần thiết.
Phẫu thuật
Tạo hình bàng quang: giảm sự bất ổn bàng quang và tăng khả năng kiểm soát giúp ngăn ngừa việc đái dầm ở người lớn
Cắt cơ trơn bàng quang: kiểm soát các cơn co thắt, giảm tiểu tiện không kiểm soát vào ban đêm
Phẫu thuật sửa các cơ quan vùng chậu:
Lời kết
Chứng đái dầm ở người lớn ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu dài có thể là dấu hiệu của một số nguy cơ về sức khỏe. Bởi vậy nếu bạn đang gặp tình trạng này thì hãy tìm hiểu nguyên nhân do đâu và sớm có cách điều trị phù hợp nhé. Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...