- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Cách chữa bệnh hắc lào và phòng ngừa tái phát
Cách chữa bệnh hắc lào và phòng ngừa tái phát

Bệnh hắc lào là tình trạng vi nấm tấn công da gây nên các mảng đỏ, ngứa, có vảy. Ngay khi xuất hiện triệu chứng bạn cần có biện pháp chữa bệnh hắc lào sớm để ngăn ngừa lây lan.
Bệnh hắc lào phát triển trong môi trường nóng, ẩm ướt, phù hợp với khí hậu nước ta. Bệnh càng phổ biến hơn vào mùa hè. Chữa bệnh hắc lào khá đơn giản nhưng cần điều trị sớm để có hiệu quả tích cực và hạn chế lây lan.
Bệnh hắc lào là gì?
Bệnh hắc lào (hay nấm da) là bệnh do vi nấm thuộc nhóm nấm Dermatophytes gây nên, thường gặp nhất là 3 loại: trichophyton, microsporum, và epidermophyton. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều hay vệ sinh kém, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và xâm nhập.
Bệnh hắc lào thường được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh xuất hiện như hắc lào ở đùi, hắc lào ở chân,...
Các loại nấm gây hắc lào dẫn đến những tổn thương da có dạng tròn hoặc bầu dục, có ranh giới rõ ràng với các vùng da khác. Vùng da bị bệnh có màu đỏ hồng hoặc nâu, nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung phần rìa vùng nổi mẩn. Cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi đổ mồ hôi.
Nếu cào, gãi khiến tổn thương da nặng hơn, vi khuẩn xâm nhập thì vùng da bị nấm hắc lào có thể có mụn mủ vàng, mụn nước phồng rộp. Hắc lào có thể lây lan sang các vùng da khác nên người bệnh cần điều trị kịp thời để hạn chế mức độ tổn thương da.
Triệu chứng bệnh hắc lào
Hắc lào thường khởi phát là một nốt đau nhỏ giống mụn. Bạn hãy theo dõi sự phát triển của nó để xem có phải là hắc lào không. Cần quan sát và kiểm chứng bằng cách xem bề mặt da có sần sùi giống vảy không, nếu có vảy mảng da sẽ hơi nhạt màu. Nếu là hắc lào, nốt đỏ sẽ lớn dần lên và gây cảm giác ngứa ngáy.
Triệu chứng bệnh hắc lào là mảng da tạo thành hình dạng tròn hơi giống đồng tiền xu. Đây cũng là lý do bệnh hắc lào được gọi với cái tên hắc lào đồng tiền (Ringworm). Lưu ý rằng đường nét cơ bản của vùng da bong tróc hoặc nhiễm nấm sẽ có hình tròn, nhưng cũng có thể uốn lượn sóng như hình dạng con rắn hoặc con sâu. Màu sắc đường viền đậm hơn so với phần bên trong da. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như vùng da có mụn nước, mụn mủ, có vảy, nốt đỏ rải rác hoặc mọc thành từng đám.
Người bị hắc lào sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, thậm chí là ngứa dữ dội, đặc biệt là ở gần mảng da hoặc vị trí đau. Những triệu chứng này cần phát hiện sớm để có biện pháp điều trị, ngăn ngừa hắc lào lan rộng và hạn chế tổn thương da ở mức tối đa.
Các vị trí thường bị bệnh hắc lào
Nấm hắc lào có thể tấn công và xâm nhập vào bất cứ vùng da nào trên cơ thể và gây ra những dạng tổn thương khác nhau. Những vị trí thường gặp nhất là:
Hắc lào ở đùi
Thường bị ở mặt trong của đùi, bẹn. Các mảng nấm thường lan nhanh hơn ở các vùng da nếp gấp. Hắc lào ở đùi gây đau nhức và ngứa nặng, thường kèm theo ban đỏ. Vùng da phát ban thường có xuất hiện tình trạng sưng u và màu da khác với màu da của những vùng xung quanh.
Hắc lào ở chân
Vùng da bị hắc lào thường ở mặt, mu bàn chân và kẽ ngón chân. Đi kèm với các triệu chứng là ngứa, tróc vảy, phồng da nhẹ, có mùi hôi khó chịu. Lớp da khô có thể bị tróc hoặc nứt nẻ. Tình trạng ngứa thường nặng nhất ở vùng kẽ ngón chân.
Hắc lào ở da đầu
Dấu hiệu hắc lào ban đầu là nổi mẩn đỏ và sưng tấy ở vùng da đầu, sau đó là rụng tóc. Phần tóc tại vùng bị nhiễm bệnh trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn. Vùng da bị tổn thương có mùi hôi lạ. Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện mụn mủ, da phồng rộp, sưng đau, hoại tử da, chảy nước trên da. Một số người có thể bị sưng hoặc hoại tử da, kèm theo tình trạng chảy nước. Bệnh nấm da nặng có thể gây sốt và gây ra viêm hạch bạch huyết.
Hắc lào dạng đa sắc
Hắc lào dạng đa sắc thường gặp ở các vùng da như ngực, lưng, mặt, cổ, cánh tay. Dạng hắc lào này ban đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng, chỉ thấy rõ khi tổn thương có vảy, rõ bờ viền tạo thành các đốm nhỏ màu hồng hoặc nâu trên các vùng da. Da màu sáng có thể cho thấy các vết đốm có màu nhạt hoặc nâu hồng, nhưng da màu sậm có thể cho thấy các vết đốm màu sáng hoặc đậm.
Bệnh hắc lào có lây không?
Bệnh hắc lào hoàn toàn có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh trong các trường hợp:
- Dùng chung đồ dùng với người bệnh (lược, quần áo, khăn trải giường, khăn tắm,...)
- Tiếp xúc với vùng bị nhiễm nấm ở người bệnh
- Vi nấm trên da có thể lây nhiễm và tấn công vùng da của người khỏe mạnh, gây nên bệnh hắc lào.
Chữa bệnh hắc lào
Điều trị tại chỗ
Sử dụng các loại thuốc bôi tại vùng da bị hắc lào như ketoconazol, miconazol, clotrimazol,…Những thuốc này có ưu điểm là không màu, mùi thơm, không gây lột da, không gây sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ, các dị ứng này sẽ hết sau khi ngừng thuốc.
Sử dụng thuốc ASA, BSI, mỡ Benzosali,…cũng có tác dụng tốt nhưng làm lột da nhiều, đau rát, có thể làm sạm da nên hiện nay ít dùng.
Điều trị toàn thân
Dùng thuốc điều trị kháng nấm như Nizoral, Itraconazole,… Có thể dùng thuốc kháng Histamin giúp giảm ngứa hoặc kháng sinh kết hợp nếu xuất hiện mủ hoặc bội nhiễm.
Lưu ý khi chữa bệnh hắc lào
Để các triệu chứng nhanh thuyên giảm và ngăn ngừa bệnh tái phát thì khi điều trị bệnh bạn cần nhớ:
- Không nên gãi, cạo vùng da bị tổn thương trước khi bôi thuốc
- Sử dụng thuốc bôi đều đặn 2 - 3 lần/ngày
- Khi da lành hẳn, nên dùng thêm ít nhất 2 tuần để tránh nguy cơ tái phát
- Trong thời gian điều trị cần vệ sinh da đúng cách
- Thời gian điều trị thông thường từ 2 - 4 tuần. Nếu bệnh không tiến triển thì nên đi gặp bác sĩ.
Phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh hắc lào tái phát
Những người đã từng bị hắc lào và điều trị khỏi vẫn có nguy cơ tái phát do lây nhiễm vi nấm từ người mang mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta cần phòng bệnh và ngăn ngừa bằng cách:
- Không mặc quần áo còn ẩm ướt, quần áo chật sẽ tạo điều kiện để nấm hắc lào phát triển và xâm nhập
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là người đang bị hắc lào
- Chọn sữa tắm, xà phòng tắm phù hợp
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Tránh làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin
- Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý
- Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng
Lời kết
Hắc lào là bệnh da liễu phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai.Tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan mà cần sớm nhận biết triệu chứng và có biện pháp điều trị sớm, tránh tái phát và lây nhiễm cho người khác.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...