- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Chỉ tự tiêu là gì? Điều trị thế nào khi bị dị ứng chỉ tự tiêu?
Chỉ tự tiêu là gì? Điều trị thế nào khi bị dị ứng chỉ tự tiêu?
Chỉ tự tiêu là một loại chỉ được sử dụng phổ biến trong y khoa để đóng kín miệng vết thương hay vết mổ phẫu thuật. Những trường hợp bị dị ứng chỉ tự tiêu có thể gây nhiễm trùng, chảy mủ và sốt cao nếu không xử lý đúng cách.
Chỉ tự tiêu rất được ưa chuộng trong y khoa vì có ưu điểm là tự tan mà không cần cắt bỏ, không cần can thiệp vào vết thương nhiều lần. Tuy nhiên, sử dụng loại chỉ này cũng có rủi ro khi một số trường hợp bị dị ứng do cơ địa hoặc các tác nhân bên ngoài. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Chỉ tự tiêu là gì?
Chỉ tự tiêu là loại chỉ dùng trong y khoa để để đóng kín miệng vết thương hay vết mổ phẫu thuật và có khả năng tự phân hủy từ 7 - 10 ngày.
Chỉ tự tiêu phân hủy nhờ vào cơ chế sử dụng các enzyme trong mô của cơ thể để phân giải tự nhiên. Sử dụng chỉ tự tiêu giúp người bệnh không cần phải đi tháo chỉ, không cần can thiệp khi vết thương đã tương đối ổn định, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và có tính thẩm mỹ hơn, hạn chế để lại sẹo. Chính vì những ưu điểm này mà chỉ tự tiêu rất được ưa chuộng sử dụng.
Chỉ tự tiêu có mấy loại?
Hiện nay có 5 loại chỉ tự tiêu chính:
- Chỉ catgut: đây là loại chỉ có nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất từ collagen trong ruột và huyết thanh của động vật. Chỉ tự phân hủy trong khoảng 10 ngày.
- Chỉ polyglycolic acid: được làm từ các nguyên liệu tổng hợp, có thời gian tự tiêu từ 2 - 3 tháng
- Chỉ polyglyconate: là loại chỉ tự tiêu đơn sợi có độ dai tốt nhất và độ an toàn cao nhất
- Chỉ polydioxanone: là loại chỉ bện tổng hợp dùng trong khâu các các vết rách ở tay hoặc trên mặt, thường tự tiêu trong 60 ngày
- Chỉ polygratin acid: là loại chỉ đơn sợi có độ dai cao, thời gian tự tiêu lâu hơn so với các loại chỉ khác
Dị ứng chỉ tự tiêu là gì?
Dị ứng chỉ tự tiêu là tình trạng cơ thể không tiếp nhận chỉ tự tiêu, chỉ không thể tự phân hủy trong mô tế bào và sẽ gây ra các triệu chứng gồm đau nhức, sưng tấy, mưng mủ hay chảy mủ ở vết thương. Mặc dù chỉ tự tiêu được đánh giá là sản phẩm vượt bậc của khoa học với nhiều ưu điểm, độ an toàn và mang đến tính thẩm mỹ cho bệnh nhân nhưng trường hợp dị ứng chỉ tự tiêu vẫn có khả năng xảy ra, tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.
Dị ứng chỉ tự tiêu còn có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân dị ứng với thành phần cấu tạo chỉ. Phát hiện dị ứng chỉ tự tiêu khá khó bởi nó khác với các dạng dị ứng thường gặp. Sau vài ngày, thậm chí là sau 1 - 2 tuần mới có triệu chứng, đặc biệt là trong các bộ phận khó thấy.
Thường dị ứng chỉ tự tiêu dễ phát hiện ở các vết thương ngoài da như phẫu thuật ghép da, khâu cắt âm đạo và tầng sinh môn, phẫu thuật răng miệng, sinh mổ. Với các khu vực phẫu thuật bên trong như nội tạng hay thần kinh thì khó phát hiện hơn.
Triệu chứng khi dị ứng chỉ tự tiêu
Tùy vào loại chỉ sử dụng và nguyên nhân dị ứng chỉ tự tiêu mà người bệnh có các triệu chứng:
- Vết thương hoặc vết mổ sau phẫu thuật sưng tấy, đau nhức và mưng mủ
- Sưng đỏ ở vị trí vết khâu
- Chảy dịch vàng chỗ vết mổ, để lâu ngày có thể nhiễm trùng
- Vết khâu ngứa, rát tạo cảm giác khó chịu
- Sốt cao, sốt rét
Điều trị khi dị ứng chỉ tự tiêu
Vì tình trạng dị ứng khiến vết thương bị mưng mủ nên các bác sĩ cần mở vết mổ lấy hết và lau sạch dịch mủ bên trong. Quá trình này diễn ra đau nhức và khó chịu, có thể kéo dài trong vài ngày phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Người bệnh sau đó sẽ được tiêm kháng sinh và nặn mủ, vệ sinh vết thương mỗi ngày. Nếu phát hiện sớm dị ứng chỉ tự tiêu và xử lý kịp thời sẽ không để lại sẹo. Ngược lại nếu tình trạng này kéo dài và nghiêm trọng thì không chỉ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương khâu chỉ tự tiêu
Ngoài nguyên nhân cơ địa, dị ứng thành phần cấu tạo chỉ thì chăm sóc vết thương không đúng cách cũng dẫn đến dị ứng chỉ tự tiêu. Vì vậy bạn cần nhớ những điều sau:
- Mặc quần áo thông thấm, chất liệu thấm hút mồ hôi để tránh cọ xát vào vết mổ và tránh đọng mồ hôi gây bí bách
- Giữ cho vết thương và khu vực xung quanh luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, nước và hóa chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm,...vì có thể dẫn đến nhiễm trùng, mưng mủ và chảy dịch
- Thay băng gạc đúng cách, vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát trùng, nước muối sinh lý, đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện và các dụng cụ phải vô trùng
- Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng băng gạc hay vải quần áo để che đắp vết thương
- Không tắm bồn hoặc bơi lội cho đến khi vết thương lành hẳn
- Tránh các hoạt động mạnh làm căng giãn cơ, da, vết thương có thể hé miệng và chảy máu trở lại
- Quá trình vết thương hồi phục và lên da non có thể gây ngứa, bạn tuyệt đối không được gãi
- Bồi bổ đầy đủ dưỡng chất (vitamin C, protein, kẽm…) để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe và giúp vết thương mau lành
- Không sử dụng các thực phẩm gồm rau muống, đồ nếp, trứng, hải sản,...có thể khiến tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, vết thương để lại sẹo
- Che chắn vết thương khỏi khói bụi và ánh nắng mặt trời
Lời kết
Mặc dù tỷ lệ dị ứng chỉ tự tiêu khá thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp đó bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu, điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất vẫn là chăm sóc vết thương cẩn thận, đúng hướng dẫn để phòng tránh tình huống xấu nhất.
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tham khảo thêm:
Triệu chứng ngộ độc, dị ứng thuốc tê và cách phòng ngừa
Dị ứng sữa rửa mặt: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý nhanh tại chỗ
Top 10 thuốc chữa mề đay, dị ứng mẩn ngứa hiệu quả nhanh chóng

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...