- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- [Cẩn Thận] Những lưu ý của bệnh nhân khi bị dị ứng thuốc
[Cẩn Thận] Những lưu ý của bệnh nhân khi bị dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc bệnh lý tưởng chừng vô hại thế nhưng lại hoàn toàn rất nguy hiểm nếu bệnh nhân coi thường không cẩn thận…
Trong cuộc sống hàng ngày ai chẳng có đôi ba lần bị dị ứng, dị ứng có nhiều loại: dị ứng thời tiết, dị ứng đồ ăn… những loại kể trên tùy mức độ nặng nhẹ mà người mắc sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc tự khỏi, thế nhưng dị ứng thuốc có thể thấy khá lạ lẫm đối với tất cả mọi người, vậy nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị là gì? chúng ta hãy cùng tìm hiểu các kiến thức ấy qua bài viết dưới đây nhé.
Dị ứng là gì?
Dị ứng là rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng với những biểu hiện cụ thể ... Dị ứng nhẹ rất phổ biến, gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi.
Dị ứng thuốc là gì?
Dị ứng thuốc chính là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước loại thuốc bạn đang sử dụng, biểu hiện của dị ứng thuốc khá rõ ràng như ngứa, mề đay, sốt.
Dị ứng thuốc có thể gây hại đến tính mạng khi bị sốc phản vệ thế nhưng bệnh lý này hiện tại bị rất nhiều người coi thường.
Những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thuốc
Thông thường dị ứng bắt đầu xuất hiện trong vòng 1 giờ kể từ sau lần dùng thuốc cuối cùng, những biểu hiện lâm sàng có thể thấy đó là:
+ Phát ban, nổi mẩn đỏ da
+ Ngứa
+ Đỏ bừng (đó là khi da chuyển sang màu đỏ và cảm thấy nóng)
+ Sưng mặt, tay, chân hoặc cổ họng
+ Đau họng, giọng khàn, khò khè hoặc khó thở
+ Buồn nôn, nôn, đau bụng
+ Choáng váng
Các phản ứng xảy ra sau 1 giờ đồng hồ cho đến vài giờ hoặc thậm chí lên đến vài tuần kể từ lần dùng thuốc cuối cùng, biểu hiện là
+ Sốt cao, đau khớp, phát ban, phù, buồn nôn
+ Suy giảm các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, khó thở, tức ngực.
+ Cơ thể có thể bị phù do số lượng bạch cầu tăng nhanh, sưng hạch bạch huyết và tái phát bệnh viêm gan.
+ Viêm thận, có thế gây sốt, xuất hiện máu trong nước tiểu, toàn thân phù nề.
+ Có thế xuất hiện những dấu hiệu khác nhưng số trường khá ít nên không được liệt kê.
Nguyên nhân gây dị ứng thuốc
Như ở trên đã chia sẻ, dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một thành phần trong thuốc mà bạn đang sử dụng, theo đó, hệ miễn dịch chúng bị nhầm những thành phần trên là chất độc hại nên tạo ra các kháng thể để tấn công nó.
Không phải cứ lần đầu sử dụng mới xuất hiện dị ứng, nguyên nhân là do có thể lần đầu sử dụng nên các phản ứng hệ miễn dịch vẫn chưa đủ mạnh để tạo ra những triệu chứng hoặc có nhưng không đáng kể nên không được chú ý, nhưng khi lần hai sử dụng sẽ bị phản ứng mạnh hơn, gây biểu hiện của dị ứng thuốc.
Tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra dị ứng, tuy nhiên dưới đây mình sẽ liệt kê ra những loại thuốc có chứa thành phần dễ dị ứng nhất:
+ Thuốc kháng sinh như penicillin
+ Aspirin và các thuốc chống viêm NSAIDs
+ Thuốc hóa trị trong điều trị ung thư
+ Thuốc điều trị bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp
+ Thuốc điều trị HIV/AIDS
+ Thuốc cản quang được sử dụng trong xét nghiệm hình ảnh
+ Thuốc thuộc họ thuốc phiện để điều trị đau
+ Thuốc gây tê tại chỗ
+ Các sản phẩm phấn hoa
+ Hoa cúc dại - một loại thảo dược dùng để điều trị cảm lạnh thông thường.
Những ai có nguy cơ bị dị ứng thuốc
+ Điều này phụ thuộc vào tùy cơ địa, khi cơ thể bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần hóa học nào thì đều có khả năng bị dị ứng thuốc, hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào phát hiện cơ thể bạn có dị ứng với thành phần nào không, điều quan trọng là bạn phải tự nhận biết những dấu hiệu ( đã kể ở trên).
+ Thế nhưng cũng có một số mẹo sau đây giúp bạn xác định bản thân là người dị ứng với nhóm thuốc nào:
+ Những người có cơ địa, tiền cơ địa, bị dị ứng hoặc có bệnh dị ứng ( viêm mũi dị ứng, hen, dị ứng thức ăn, hóa chất, tiêm chủng…)
+ Nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn nam giới,
+ Sử dụng thuốc không đúng chỉ định, dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, dùng thuốc kéo dài; kết hợp nhiều loại một lần, không biết chúng có thể mẫn cảm chéo, tương tác, tương kỵ, phản chỉ định với nhau đều có thể bị dị ứng thuốc.
+ Tiền sử gia đình có bố/mẹ hoặc cả bố mẹ bị dị ứng.
+ Nhiễm HIV hoặc virus Epstein-Barr.
Khi nào bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ
Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ khi sử dụng thuốc và xuất hiện những biểu hiện sau
+ Khò khè hoặc khó thở
+ Đau thắt ngực
+ Ngất
+ Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
Gọi cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn nếu người bệnh sử dụng một loại thuốc mới và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
+ Phát ban (nổi mụn đỏ trên da thường rất ngứa)
+ Đau bụng hoặc nôn mửa dữ dội
+ Sốt cao
+ Đau da, vết rộp da
+ Đau và kích thích các mô mềm,chảy dịch mắt, miệng, âm đạo và các cơ quan khác.
Điều trị dị ứng thuốc hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dị ứng thuốc
Để chẩn đoán dị ứng thuốc, bác sĩ sẽ xem xét và tiền hành một số xét nghiệm: Kiểm chứng triệu chứng, kiểm tra chế độ sinh hoạt, xét nghiệm máu, xét nghiệm da…
Phương pháp điều trị hiệu quả dị ứng thuốc
Điều trị giảm triệu chứng
+ Ngừng sử dụng thuốc gây dị ứng.
+ Dùng thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamine) để làm giảm triệu chứng.
+ Dùng để điều trị viêm trong trường hợp nặng.
+ Tiêm epinephrine ngay khi đến bệnh viện để ổn định huyết áp và phòng suy hô hấp.
Giúp cơ thể dần làm quen với thuốc gây dị ứng
Xác định loại thuốc và thành phần gây dị ứng mà bạn đã sử dụng, sau đó bác sĩ sẽ cho bạn thử dùng thuốc đó với lượng rất nhỏ, rồi cứ tăng liều lên 15 - 30 phút, sau đó vài giờ cho đến vài ngày cho đến khi cơ thể bạn thích ứng được với thành phần đó. Thêm nữa để thuốc gây ra dị ứng cũng phải cần liều lượng nhất định, bác sĩ cũng cho bạn biết bạn nên sử dụng liều lượng bao nhiêu để thuốc sẽ không gây dị ứng.
Điều quan trọng bạn phải nhớ và sử dụng thuốc liều lượng bao nhiêu có thể gây dị ứng từ đó bạn sẽ có đơn thuốc phù hợp với bản thân.
Chế độ sinh hoạt có thể ngăn ngừa, hạn chế tiến triển của dị ứng thuốc
+ Không tự ý điều trị, chỉ dùng thuốc theo toa bác sĩ đã kê.
+ Thuốc cần được mua ở địa chỉ uy tín, có đầy đủ nhãn mác, tránh mua thuốc ở những địa chỉ không uy tín.
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, để xa tầm tay trẻ em và người cao tuổi.
+ Với phụ nữ đang cho con bú, và phụ nữ nên thận trọng khi sử dụng thuốc
+ Khi có những dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Cần mang theo bệnh án (nếu có) để bác sĩ nắm rõ hơn tình hình bệnh.
+ Mang theo bút tiêm epinerphrine bên mình để dùng trong trường hợp khẩn cấp.
+ Dùng prednisone hay các thuốc kháng histamine khi xảy ra dị ứng.
+ Trên đây là những chia sẻ đúng và dễ hiểu nhất về dị ứng thuốc, bạn nên bỏ túi những kiến thức ấy để sẵn sàng vận dụng bảo vệ cho bản thân và gia đình trong mọi trường hợp bạn nhé.
Lưu ý mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...