14 Cách Trị Ốm Nghén Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Cực Kì Hiệu Quả

Ốm nghén trong thời gian thai kỳ có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy cách trị ốm nghén cho bà bầu nhanh chóng và hiệu quả nhất là gì?
- Tình trạng ốm nghén ở bà bầu
- Cách trị ốm nghén cho bà bầu nhanh chóng và hiệu quả nhất
- Bổ sung thêm vitamin B6
- Cách trị ốm nghén khi mang thai với gừng
- Uống đủ nước, ít nhất là 1,5 lít/ngày
- Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ nhiều nhất có thể
- Sử dụng những món ăn có tác dụng chữa ốm nghén cho bà bầu
- Sử dụng chanh để trị ốm nghén
- Mẹo chữa ốm nghén cho bà bầu bằng liệu pháp châm cứu
- Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều mùi
- Xúc miệng thường xuyên nếu tiết nước bọt quá nhiều
- Giảm nghén cho bà bầu bằng vỏ quất, cam, quýt
- Ăn vặt có tác dụng chữa ốm nghén khi mang thai
- Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu
- Vận động nhẹ nhàng, vừa sức trong thai kỳ
- Sử dụng thuốc trị ốm nghén cho bà bầu
Ốm nghén chính là biểu hiện bình thường của nữ giới khi mang thai. Tuy nhiên lại gây ra những cảm giác mệt mỏi và vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến cả thể chất và tâm lý của người mẹ. Vì vậy cách điều trị ốm nghén cho bà bầu luôn được quan tâm. Thậm chí có nhiều chị em đã chuẩn bị những biện pháp "đối phó" từ trước khi mang bầu.
Hiện nay, cách chữa ốm nghén rất nhiều nhưng chủ yếu là các phương pháp được truyền miệng, không có cơ sở khoa học nên không đạt được hiệu quả như mong muốn. Tiếp nối chuyên mục sức khỏe hôm nay, Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ chia sẻ với bạn cách trị ốm nghén nặng cho bà bầu nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Tình trạng ốm nghén ở bà bầu
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là trạng thái thường gặp phải ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, với những triệu chứng bao gốm: buồn nôn, nôn khan, khó chịu với mùi thức ăn, mất ngủ,...
Tình trạng nôn nghén thường giảm xuống hoặc biến mất ở tuần thứ 12 - 14 của thai kỳ hoặc cũng có thể kéo dài lâu hơn.
Ốm nghén nặng phải làm sao? Có cần thiết phải gặp bác sĩ không?
Mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén nặng thì cần nhanh chóng tìm cách trị ốm nghén nhanh nhất để tránh gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nếu bạn bị nôn liên tục, thức ăn, đồ uống bổ sung cho cơ thể không thể giữ được, đối mặt với những nguy cơ thiểu chất dinh dưỡng, thiếu điện giải, thì hãy đến gặp bác sĩ để được cho lời khuyên, hoặc bạn có thể tới gặp bác sĩ nếu:
- Nước tiểu có màu sẫm, không được đi tiểu trong vòng 8 tiếng đồng hồ
- Không giữ được thức ăn, nước uống trong bụng trong vòng 24 tiếng
- Đau bụng
- Sốt cao nhiệt độ trên 30 độ C
- Nôn ra máu
- Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, buồn nôn chóng mặt khi đứng dậy
Ngoài ra nếu bạn đi tiểu buốt có thể sẽ bị nhiễm đường tiết niệu (cũng có thể gây buồn nôn và nôn) trong trường hợp bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh.
Những bà bầu nào thường bị ốm nghén nặng?
Những trường hợp sẽ bị ốm nghén, hoặc ốm nghén nặng hơn nếu có những biểu hiện điểm hình như:
- Bị nôn, buồn nôn trước khi mang thai
- Có tiền sử gia đình bị thai nghén
- Bị nôn, say xe
- Tiền sử buồn nôn và sử dụng thuốc tránh thai
- Béo phì
- Đa thai
- Thần kinh căng thẳng
- Lần đầu mang bầu
Tại sao ốm nghén lại buồn nôn?
Buồn nôn là một trong những triệu chứng điển hình nhất khi bà bầu bị nghén. Hiện tượng buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân:
- Cơ thể thiếu chất, thiếu năng lượng: không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể trong giai đoạn thai kỳ khiến mẹ bầu suy nhược, dễ bị nôn nao, chóng mặt,...Bởi vậy người mẹ cần chú ý ăn uống đủ chất, đặc biệt là không được bỏ bữa sáng
- Tăng nồng độ hormone: khi mang thai, nồng độ hormone HCG tăng cao, đồng thời strogen và progesterone cũng tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Vì vậy tác động trực tiếp đến dịch vị gây cảm giác buồn nôn
- Khứu giác nhạy cảm khi mang thai: khi mang thai, khứu giác phụ nữ nhạy cảm hơn nhiều. Khi ngửi mùi đồ ăn, nước hoa, dầu mỡ,...sẽ thấy khó chịu và cảm giác buồn nôn
Ốm nghén bị buồn nôn có nguy hiểm không?
Khi tìm hiểu cách trị ốm nghén khi mang thai nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc ốm nghén bị buồn nôn có nguy hiểm không? Thống kế cho thấy có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn tại một số thời điểm trong thời kỳ đầu mang thai. Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp. Ốm nghén được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm.
Ốm nghén khi mang thai bị buồn nôn không quá nguy hiểm nếu chỉ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai phụ cần thận trọng vì đây là thời điểm nhạy cảm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu bà bầu ốm nghẹn nặng, không thể ăn uống được gì thì cần sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách trị nghén, sử dụng thuốc trị ốm nghén theo hướng dẫn.
Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp nào có thể điều trị được hoàn toàn ốm nghén, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách sử dụng những phương pháp để giảm dần những triệu chứng dưới đây.
Cách trị ốm nghén cho bà bầu nhanh chóng và hiệu quả nhất
Bổ sung thêm vitamin B6
Sử dụng 25mg vitamin B6 ( 3 lần/ ngày) được biết đến là mẹo chữa ốm nghén hiệu quả có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả, theo những chuyên gia hàng đầu bạn chỉ cần bổ sung 3 ngày là đủ.
Cách trị ốm nghén khi mang thai với gừng
Gừng không chỉ được biết đến là một loại gia vị xuất hiện khá thường xuyên trong những món ăn của gia đình Việt, nguyên liệu này còn được biết đến là thực phẩm vàng để phòng chống buồn nôn. Bạn có thể bổ sung những thực phẩm có chứa gừng: bánh quy gừng, kẹo gừng, trà gừng v.v…
Tuy nhiên những sản phẩm từ gừng này mẹ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, được phân phối từ những nhà thuốc uy tín, khách hàng cần đọc kỹ nhãn mác và hướng dẫn sử dụng để có tác dụng tốt nhất.
Uống đủ nước, ít nhất là 1,5 lít/ngày
Mất nước, thiếu nước chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu buồn nôn, đau nửa đầu. Nước rất quan trọng đối với hoạt động sống của con người đặc biệt là những bà bầu ở những tháng đầu thai kỳ. Bởi vậy uống đủ nước chính là cách giảm tình trạng ốm nghén cho bà bầu.
Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ nhiều nhất có thể
Cơ thể bị mệt chính là nguyên nhân chính dẫn đến kiệt sức và buồn nôn, mẹ bầu cần phải ngủ 8 tiếng/ ngày, hãy ngủ bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Không nên để cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Đây được biết đến là cách chữa ốm nghén nhanh nhất, hiệu quả và cũng dễ thực hiện nhất.
Sử dụng những món ăn có tác dụng chữa ốm nghén cho bà bầu
Một số thực phẩm có thể cung cấp dinh dưỡng và năng lượng hỗ trợ mẹ bầu cải thiện tình trạng ốm nghén trong quá trình mang thai. Điển hình một số thực phẩm phải kể đến như sau: nước mía và gừng tươi, nước ô mai, me, sấu, canh me…
Sử dụng chanh để trị ốm nghén
Sử dụng trái chanh tươi được xem là mẹo trị ốm nghén nặng hiệu quả. Quả chanh có khả năng chống buồn nôn do ốm nghén rất tốt, hơn thế nữa vitamin C rất giàu trong quả chanh cũng được biết đến là thành phần rất có lợi cho bà bầu và thai nhi, bạn có thể sử dụng bằng cách:
- Pha chanh với mật ong uống vào mỗi buổi sáng
- Nhỏ tinh dầu chanh ra tay để ngửi
- Ngửi vỏ chanh thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn hiệu quả
Mẹo chữa ốm nghén cho bà bầu bằng liệu pháp châm cứu
Ngoài những cách trị nghén trên, một số biện pháp như châm cứu, yoga, thậm chí có cả thôi miên cũng giúp cải thiện tình trạng buồn nôn hiệu quả. Tuy nhiên không phải liệu pháp nào cũng có thể sử dụng cho bà bầu vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến từ những chuyên gia.
Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều mùi
Không gian thoáng đãng, không có mùi chính là môi trường lý tưởng cho mẹ trong thời gian thai kỳ, vì những bất cứ những buồn nôn bất thường não cũng có thể gây tình trạng buồn nôn, nôn ói.
Xúc miệng thường xuyên nếu tiết nước bọt quá nhiều
Phụ nữ mang thai được khuyên không nên nuốt nước bọt nhiều vì có thể làm tăng các triệu chứng của nôn nghén. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên xúc miệng thường xuyên. Có thể pha nước cùng 1 thìa cà phê soda còn có tác dụng bảo vệ răng không bị bào mòn bởi axit dạ dày.
Giảm nghén cho bà bầu bằng vỏ quất, cam, quýt
Vỏ quất, cam, quýt chính là những loại vỏ có tác dụng chống nôn rất hiệu quả, cách thực hiện đơn giản bạn chỉ cần ngửi các loại vỏ này đế cải thiện cảm giác buồn nôn.
Ăn vặt có tác dụng chữa ốm nghén khi mang thai
Một trong những cách trị nghén cho bà bầu là ăn vặt. Khi cảm thấy buồn nôn bạn nên sử dụng những đồ ăn vặt: bánh quy, chuối hoặc bánh mì… những loại đồ ăn này có chứa nhiều carbohydrate, dễ ăn và cũng dễ thấm nước nên sẽ có tác dụng hấp thụ acid thừa trong dạ dày và giảm được các triệu chứng ợ chua, buồn nôn.
Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cho thai nhi thì bạn nên bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu, bạn nên uống thật nhiều nước đi kèm, và ăn những món ăn nhẹ mà bạn thích để không bị nôn ói.
>> Xem thêm: TOP 6+ Thuốc Bổ Cho Bà Bầu Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Vận động nhẹ nhàng, vừa sức trong thai kỳ
Cách điều trị ốm nghén cho bà bầu đó là hãy tạo thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày hoặc vận động nhẹ nhàng vừa sức. Cách này không chỉ mẹ bầu có cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt dẻo dai mà còn hỗ rợ giảm buồn nôn ốm nghén trong thai kỳ.
Sử dụng thuốc trị ốm nghén cho bà bầu
Thuốc trị ốm nghén là giải pháp cuối cùng khi những cách trị ốm nghén khác không hiệu quả. Thai phụ chỉ sử dụng thuốc trị ốm nghén khi có sự chỉ định của bác sĩ nhằm ngăn chặn tình trạng nôn ói liên tục không kiểm soát.
Một số loại thuốc trị ốm nghén có thể được bác sĩ chỉ định là thuốc kháng histamin, thuốc chẹn H1, thuốc Prochlorperazine hoặc Metoclopramide,...
Ốm nghén dù nặng hay nhẹ cũng đều có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bà bé, hy vọng bài chia sẻ trên đây cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích, mẹ đừng quên Bỏ túi cách trị ốm nghén nặng nhanh, hiệu quả nhất khi mang thai.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có bất cứ thắc mắc gì về cách trị ốm nghén bạn có thể liên hệ qua sđt 0901 666 300 hoặc website nhà thuốc sức khỏe để được tư vấn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
MẸ BẦU ĐỪNG BỎ QUA
- Bật mí 13 cách khử mùi vùng kín tại nhà cho bà bầu hiệu quả nhanh
- Quan Hệ Khi Mang Thai: Nên hay Không? Cần Lưu Ý Điều Gì?
- Nghe Nhạc Cho Bà Bầu Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Đối Với Thai Nhi
- TOP Thực Phẩm Ăn Vào Con Không Vào Mẹ Bà Bầu Đừng Bỏ Qua
- DHA Bầu Dùng Thế Nào? TOP 5+ Viên Uống DHA Cho Bà Bầu Tốt Nhất
- Top 10+ thuốc sắt cho bà bầu được tin dùng nhất hiện nay
- TOP 8+ Sữa Cho Bà Bầu Tốt Nhất Mẹ Khỏe Bé Phát Triển Đều

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...