- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Cẩn trọng nếu bị sứa cắn khi đi tắm biển, xử lý sao cho đúng?
Cẩn trọng nếu bị sứa cắn khi đi tắm biển, xử lý sao cho đúng?

Bị sứa cắn là tai nạn mọi người thường gặp khi đi tắm biển. Tùy theo mức độ vết thương, nếu nhẹ chỉ phản ứng ngoài da, nếu nặng có thể dẫn đến hôn mê, ngưng thở và tử vong. Vì vậy những kiến thức để xử trí khi bị sứa biển cắn rất thiết thực.
Chuyện bị sứa cắn khi đi tắm biển đã không còn xa lạ. Sức mùa nào cũng có nhưng đặc biệt vào mùa du lịch, mọi người đi tắm biển nhiều hơn nên nguy cơ bị sứa cắn cũng tăng cao. Những vết thương do sức gây đau rát, mẩn đỏ. Nếu nặng hơn thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Việc xử trí nhanh chóng, kịp thời sẽ hạn chế những tổn thương và giảm mức độ nguy hại cho sức khỏe.
Sứa biển độc như thế nào?
Sứa biển là sinh vật có các xúc tu với hàng triệu tế bào chứa chất gây dị ứng và gây độc. Bộ xúc tu của sứa rất dài, hường khoảng 2 đến 2,5 mét, thậm chí có những con dài tới 60 mét. Mỗi chiếc xúc tu có chứa hàng ngàn sợi lông xoắn được ví như những chiếc kim có chứa đầy nọc độc bên trong. Mỗi loại sức lại có mức độ chứa độc chất khác nhau.
Do vậy, chỉ cần vô tình chạm vào sứa đã khiến vùng da tiếp xúc bị dính độc tố. Độc tố này nhanh chóng ngấm qua da đi vào cơ thể con người.
Nếu nhẹ sẽ chỉ phản ứng ngoài da, thấy da đỏ rát, mẩn đỏ và ngứa. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người chạm vào sứa có thể thấy đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt,… có thể dẫn đến ngừng thở, hôn mê và tử vong.
Ngoài ra, ở tình trạng bán cấp, thường là sau 15 phút bị sứa cắn, bàn tay, bàn chân người bệnh bị ngứa, nổi mẩn từng vùng da 1 rồi nổi mề đay khắp thân, mạch đập nhanh, huyết áp thấp, khó thở, ho khan, ra mồ hôi nhiều, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, chảy nước mắt, nước mũi… cần đưa đến bệnh viện ngay.
Cách xử lý khi bị sứa cắn
Tách con sức khỏi vùng da tiếp xúc
Thông thường, chỉ cần vô tình chạm vào sứa cơ thể con người đã bị dính độc tố mà không cần sứa cắn. Tuy nhiên cũng có trường hợp hy hữu sứa cắn và bám trên da. Lúc này, cần nhanh chóng tách con sứa ra khỏi vùng da tiếp xúc. Đặc biệt cần nhớ phải đeo găng tay, túi ni lông hoặc dùng dụng cụ gián tiếp, không tiếp xúc trực tiếp với các xúc tu của sức vì người xử trí cũng có thể bị nhiễm độc. Đồng thời hạn chế chạm tay vào vết cắn để tránh vết thương bị nhiễm trùng.
Nhanh chóng rửa vết thương thật sạch
Việc rửa sạch vết thương sẽ làm giảm độc tố, nhanh làm sạch các tế bào bị nhiễm độc hơn. Cần lưu ý tuyệt đối không dùng nước ngọt, nước ấm vì sẽ sẽ làm các chất độc nhanh chóng lan rộng hơn ra những vùng da khác của cơ thể.
Trường hợp bị sứa biển cắn bạn hãy sử dụng nước biển, nước muối hay pha nước giấm, cồn, soda, amoniac, nước chanh với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 để vệ sinh vết thương. Các nghiên cứu cho thấy nước giấm có tác dụng làm dịu vết thương, ngăn chặn việc chất độc của sứa ăn sâu vào da rất hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên rửa bằng nước giấm trong 30 giây.
Loại bỏ các xúc tu còn dính trên da
Sau khi rửa vết đốt, bạn hãy cẩn thận loại bỏ hết các xúc tu còn dính trên da. Hãy sử dụng vật có cạnh như mảnh nhựa, mảnh cây, bìa cứng,...cạo nhẹ lên vết cắn của sứa để loại bỏ bớt độc tố. Bạn cần cố giữ yên khi cạo các xúc tu vì càng cử động nhiều thì độc tố càng tiết ra nhiều hơn.
Cần vứt bỏ quần áo vừa mặc vì bạn có thể vô tình tiếp xúc với chất độc của sứa còn bám trên quần áo lần nữa. Đồng thời tránh xa cả những vật bạn vừa dùng để loại bỏ xúc tu.
Chườm đá lên vùng da bị sứa cắn
Chườm đá không chỉ giúp làm dịu đau rát trên da mà còn ngăn chặn độc tố lan sang các vùng da khác trên cơ thể. Vì vậy hãy nhanh chóng chườm đá lạnh cho nạn nhân vừa bị sứa cắn sau khi vệ sinh vết thương và đã cạo sạch xúc tu.
Sử dụng thuốc
Để giảm đau, giảm sưng và cảm giác ngứa, khó chịu khi bị sứa biển cắn thì bạn có thể uống paracetamol, thoa kem corticoid, kháng histamin. Trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến chuyên gia để dùng đúng hướng dẫn và đúng liều lượng, tránh tác dụng ngoài ý muốn.
Sai lầm mọi người thường mắc phải khi bị sứa biển cắn
Rửa vết thương bằng cồn
Cồn có tính sát khuẩn, sát trùng và làm sạch vết thương nên nhiều người đã dùng cồn để vệ sinh da khi bị sứa cắn. Tuy nhiên trường hợp này hoàn toàn ngược lại, việc rửa cồn càng khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
Rửa vết thương bằng nước ngọt
Mọi người thường bị thương khi tiếp xúc với xúc tu của sứa biển, trong môi trường nước biển. Vì thế các nematocysts hay các tế bào châm sẽ có một hàm lượng nước mặn nhất định. Nếu bạn rửa vết thương bằng nước ngọt, việc thay đổi nồng độ mặn trong nematocysts sẽ kích thích ác tế bào phóng thích nọc độc nhanh hơn.
Rửa vết thương bằng nước tiểu
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào về việc rửa vết sứa cắn bằng nước tiểu. Cách này chủ yếu được truyền miệng theo kinh nghiệm dân gian. Nước tiểu có thể khiến vết thương tồi tệ hơn.
Phòng ngừa bị sứa cắn
Tránh đi bơi mùa sứa sinh sản
Mùa sứa sinh sản là lúc mật độ sứa trong nước cao. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ tiếp xúc với sứa, dính phải các chất độc trong xúc tu cũng tăng cao. Vì vậy nên hạn chế đi bơi thời điểm này.
Mặc đồ bảo hộ
Sự thực sứa không chủ động cắn con người mà do chúng ta vô tình chạm phải nó khi đang bơi hoặc dính các kim xoắn chứa nọc độc của nó. Do vậy, khi bơi hoặc lặn bạn nên mặc đồ bảo hộ đã tránh da nhiễm độc tố của sứa.
Không chạm vào sứa
Sứa có hình dáng và màu sắc khá đẹp, không ít người thấy hiếu kỳ và muốn chạm vào nó. Tuy nhiên hãy nhớ rằng sứa vẫn có khả năng tiêm chất độc ngay cả khi nó đã chết. Bởi thế không chạm tay hay dẫm đạp lên xác những con sứa này để tránh bị dính chất độc vào da.
Tạm kết: Mức độ vết thương do sứa cắn có thể nặng, nhẹ khác nhau nhưng mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Khi có các biểu hiện bị sứa cắn cần nhanh chóng sơ cứu, nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên cứu hộ bãi biển khi cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là tự có biện pháp phòng ngừa để không xảy ra sự cố đáng tiếc.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...