- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Hướng dẫn xử lý đúng cách khi bị chó cắn
Hướng dẫn xử lý đúng cách khi bị chó cắn
Bị chó cắn luôn tiềm ẩn nguy cơ phát bệnh dại, đe dọa đến tính mạng. Gần đây, hàng loạt vụ việc thương tâm đã xảy ra. Bởi vậy mọi người cần biết xử lý đúng cách để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Hiện nay, vẫn chưa có những chế tài quy định việc nuôi nhốt thú như chó, mèo khiến việc bị chó cắn thường xuyên xảy ra. Có những sự việc thương tâm như vụ bé trai ở Hưng Yên bị đàn chó dữ gần 10 con tấn công dẫn đến tử vong và nhiều trường hợp đau lòng khác.
Bị chó cắn còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dại do chúng ta không thể biết được con chó có mang mầm bệnh hay không. Nếu lỡ bị con chó dại cắn, bệnh sẽ diễn tiến nhanh và đe dọa đến tính mạng.
Hầu hết mọi người đều khá lúng túng khi bị chó tấn công và chưa nắm rõ cách xử lý sau vết thương. Đây là những thông tin thiết thực bạn cần biết để phòng tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hướng dẫn xử lý đúng cách khi bị chó cắn
Tách quần áo khỏi vết thương
Đây là bước sơ cứu quan trọng đầu tiên mà nhiều người thường bỏ qua hoặc không biết tới. Tách bỏ quần áo khỏi vết thương sẽ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do nước bọt của con vật còn dính lại. Đồng thời giúp các bước xử lý sau dễ dàng hơn.
Rửa sạch vết thương
Tuyến nước bọt của chó có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây hại nên người bị chó cắn cần lập tức rửa sạch và sát trùng vết thương. Trước đó bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn rồi rửa vết thương dưới vòi nước chảy, tốt nhất là nước ấm để làm trôi đi máu và chất dịch của chó, làm dịu cảm giác đau.
Bạn có thể dùng tay ấn nhẹ để đẩy máu ra ngoài nhưng lưu ý phải thực hiện thật nhẹ nhàng. Dùng tay rửa nhẹ, tuyệt đối không chà xát mạnh vì có thể khiến chất độc hoặc mầm bệnh lây lan, vết thương thêm nghiêm trọng.
Sát trùng vết thương
Sau khi đã rửa dưới vòi nước chảy, để vết thương sạch khuẩn tuyệt đối bạn cần tiếp tục sát trùng. Lúc này có thể dùng xà phòng, nước muối sinh lý, thuốc sát trùng hoặc dung dịch sát trùng như cồn, nước oxy già. Những sản phẩm này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Bạn chỉ cần đổ một lượng nhỏ dung dịch lên vết cắn, có thể thổi nhẹ để dịu da vì sẽ xót. Cần nhớ khi thổi giữ khoảng cách vì có thể khiến vết thương dính nước bọt của chính mình.
Nâng cao vùng bị thương
Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay bạn cần nâng cao vùng bị thương lên, có thể gác chân. Cách này rất hữu ích trong việc cầm máu, ngăn cho vết thương không chảy máu nhiều.
Kiểm tra vết cắn
Bạn cần kiểm tra tình trạng vết chó cắn để biết hướng xử lý tiếp theo. Nếu vết cắn chỉ trầy xước hoặc là vết thương nhỏ ngoài da tại những vị trí như tay, chân, đùi,...thì bạn có thể tự băng bó tại nhà.
Tuy nhiên, cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế trong các trường hợp sau:
- Vết cắn sâu trên 2cm.
- Vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.
- Sau 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng.
- Có quá nhiều vết cắn.
Băng bó vết thương
Khi băng bó tốt nhất cần dùng băng gạc y tế, đã vô trùng hoặc trường hợp cấp bách không có sẵn hãy dùng vải quần áo sạch. Tuyệt đối không dùng vải hay băng gạc đã dùng qua để tránh lây lan vi khuẩn vào vết thương.
Bạn dùng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết cắn, chờ trong 5 - 7 phút nếu máu vẫn chảy thì đặt thêm nhiều miếng gạc nữa lên trên. Lưu ý vẫn giữ nguyên miếng gạc trước vì gỡ ra sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Trường hợp vết thương sâu, máu chảy thành tia thì cần dùng dây thun để garô xung quanh vết thương rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Trong quá trình băng bó bạn cần nhớ không băng quá chặt cũng không băng quá lỏng. Băng quá chặt sẽ cản trở máu lưu thông, khiến vùng da xung quanh vết thương bầm tím lại. Ngược lại nếu băng quá lỏng thì không đủ cầm máu, băng dễ rớt ra ngoài.
Theo dõi con chó để phát hiện sớm biểu hiện lạ
Theo dõi con chó sau khi bị cắn là điều mà các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện. Dù là chó hoang hay chó nhà thì đều có nguy cơ nhiễm virus dại. Tốt nhất nên cách ly con chó và sớm phát hiện dấu hiệu bệnh. Nếu đó là chó lạ hoặc chó hoang không thể theo dõi thì người bị cắn cần đến gặp bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.
Nhận biết chó phát bệnh dại thông qua các biểu hiện như:
- Cắn khi không bị trêu trọc.
- Ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay, phân, v.v…
- Chạy mà không có lý do rõ ràng.
- Thay đổi trong âm thanh, ví dụ sủa khàn và gầm gừ hoặc sủa không ra tiếng
- Tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép nhưng sợ nước (chứng sợ nước).
- Nhiều con bị liệt hai chân nên đi vòng tròn.
- Chui rúc vào chỗ tối, hoảng sợ
- Mắt đỏ ngầu
Có cần thiết phải tiêm phòng dại ngay khi bị chó cắn không?
Bạn không cần tiêm vắc xin ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
- Vết cắn nhẹ, trầy xước ngoài da, cầm máu được, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương
- Chó không có dấu hiệu phát bệnh
Trường hợp cần tiêm vắc xin:
- Không thể theo dõi con chó: chó hoang, chó lạ, bị mất tích, chó bị giết
- Con chó phát bệnh với những biểu hiện lạ
- Vết cắn nặng, chảy máu nhiều, không tự cầm máu được
- Có nhiều vết cắn
- Nếu bạn đang mắc các bệnh như ung thư, bệnh gan, tiểu đường, HIV thì cần liên hệ với bệnh viện, trung tâm y tế tin cậy để được hướng dẫn xử lý kịp thời
Tiêm vắc xin phòng dại sau bao nhiêu giờ bị chó cắn?
Tiêm vắc xin đòi hỏi cần có thời gian để cơ thể hình thành miễn dịch (thông thường từ 7 - 14 ngày sau khi tiêm đủ liều lượng). Nếu tiêm muộn, virus dại có thể đã tấn công đến não và phát triển, gây tổn thương cho tế bào thần kinh. Lúc này dù có tiêm vắc xin cũng không còn tác dụng vì cơ thể chưa đủ thời gian tạo ra lượng kháng thể đủ để trung hoà được virus dại. Bởi vậy, với những trường hợp cần tiêm vắc xin hãy tiêm phòng càng sớm càng tốt. Theo lời khuyên của các chuyên gia, để tránh tai biến do chó cắn tốt nhất khi bị chó cắn người dân nên đi tiêm phòng ngay không phải chờ theo dõi con chó.
Trẻ em và phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng dại?
Không có bất kỳ chống chỉ định nào trong việc điều trị bệnh dại. Phụ nữ mang thai vẫn cần tiêm vaccine hoặc huyết thanh kháng dại nếu chẳng may bị chó cắn. Với trẻ em có thể sử dụng được vaccine bình thường nhưng cần là theo chỉ định của bác sỹ và được theo dõi sát sao.
Lời kết
Rất nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra khi bị chó cắn bởi hầu hết mọi người còn lúng túng, chưa biết xử lý đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có những thông tin hữu ích, thiết thực để có thể bình tĩnh xử lý nếu trường hợp này không may xảy ra.
Mọi người cần chăm sóc vết thương cẩn thận và tốt nhất là tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt, không cần chờ theo dõi con chó để tránh dẫn đến hệ quả đáng tiếc.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...