- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh chắp mắt ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh chắp mắt ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chắp mắt ở trẻ em gây đau nhức, phù nề, làm hạn chế tầm nhìn và ảnh hưởng tới sinh hoạt. Trong trường hợp này phụ huynh cần biết cách chăm sóc và điều trị để tránh nguy hại đến thị lực của trẻ.
Chắp mắt là là tình trạng thường gặp ở trẻ em với biểu hiện là mi mắt bị sưng lên, gây cảm giác khó chịu, đau nhức, trẻ nhỏ sẽ quấy khóc và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm có thể dẫn đến hệ quả nghiêm trọng.
Chắp mắt là gì?
Chắp mắt là tình trạng xuất hiện vết sưng đỏ, gây cảm giác đau, ở mí trên hoặc mí dưới của mắt trẻ. Chắp mắt có thể xảy ra ở bên trong hoặc bên ngoài mí mắt. Ngoài ra, chứng bệnh này cũng xuất hiện ở mép mí mắt hoặc trên lông mi.
Nguyên nhân bệnh chắp mắt
Một số nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh này là:
- Nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt: tuyến dầu này có chức năng cân bằng độ ẩm bên trong mí và rất dễ bị tắc do bụi bẩn hoặc vệ sinh kém. Nếu tuyến dầu bị tắc nghẽn lâu ngày có thể vỡ ra và bị viêm do nhiễm khuẩn
- Nhiễm trùng thường là do vi khuẩn gây ra. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus aureus
Khi hiện tượng này xảy ra, mắt trẻ sẽ hình thành nốt u hoặc chỗ cộm dưới hoặc trên mí giống như một cục cứng. Thông thường nó sẽ tự biến mất trong một tuần.
Triệu chứng bệnh chắp mắt
- Mắt bé đau đớn, bỏng rát vì những vết chắp có thể chứa mủ
- Mắt khó chịu, có cảm giác như vướng hạt bụi trong mắt
- Có thể xuất hiện chất dịch màu trắng hoặc màu vàng chảy ra từ vết chắp
Nguy cơ mắc bệnh chắp mắt
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh chắp mắt nhưng thường dễ xảy ra với trẻ em hơn vì trẻ thường dùng tay dụi mắt. Ngoài ra cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị chắp mắt là:
- Có tiền sử bị chắp mắt trước đó
- Chạm tay bẩn vào mí mắt có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào tuyến dầu, gây viêm dẫn đến chắp mắt
Cách điều trị chắp mắt
Thông thường, chắp mắt sẽ tự hết sau một tuần. Vết sưng tự vỡ, mủ chảy ra và vết chắp sẽ lành dần. Tuy nhiên, suốt quá trình này trẻ luôn cảm thấy đau rát, khó chịu, hạn chế tầm nhìn và ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân. Bởi vậy, bạn có thể khiến vết chắp nhanh khỏi hơn bằng cách chăm sóc mắt cho bé.
Sử dụng nước ấm
Ngâm một miếng khăn vải sạch trong nước ấm, vắt đỡ nước và đặt lên mắt trẻ. Thực hiện 3 - 4 lần/ngày sẽ khiến vết chắp nhanh mềm và vỡ. Khi đó mủ sẽ chảy ra và mắt bé hồi phục. Với cách này bạn lưu ý chỉ dùng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước nóng vì có thể làm tổn hại đến làn da nhạy cảm của bé, đặc biệt là vùng da quanh mắt rất mỏng và dễ tổn thương.
Sử dụng nước muối sinh lý
Ngoài ra, bạn cũng nên dùng miếng bông sạch thấm vào nước muối sinh lý và lau lên vết sưng vài lần trong ngày sẽ giúp làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn vùng mắt cho bé. Từ đó vết chắp sẽ không bị viêm nặng hơn.
Sử dụng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh
Dầu gội dành cho trẻ sơ sinh sẽ dịu nhẹ, đủ để làm sạch mà không gây kích ứng, không làm cay hay làm tổn thương đến mắt của bé. Bố mẹ có thể dùng một miếng bông sạch nhúng trong dung dịch dầu gội dành cho trẻ sơ sinh pha loãng. Mặc dù vậy vẫn cần lưu ý trong khi thực hiện vệ sinh mắt cho bé cẩn trọng để không dính nước vào trong mắt bé.
Chắp mắt có lây không?
Vi khuẩn từ vết chắp mắt hoàn toàn có thể lây lan từ bên mắt này qua mắt khác hoặc lây cho những người khỏe mạnh nếu lỡ tiếp xúc với đồ dùng của trẻ bị chắp mắt. Do đó, khi bé mắc chứng bệnh này cần sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng với các thành viên khác. Người chăm sóc bé nên rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi chạm vào mắt bé.
Bệnh này không cần phải cách ly bé tuy nhiên bố mẹ cần thực hiện đúng cách điều trị trước khi bé đi học và sau khi bé tan trường. Đồng thời dặn dò người trông trẻ rửa tay thường xuyên và cẩn thận không dùng chung khăn của bé với những bạn khác. Đừng quên nhắc bé cũng cần rửa tay thường xuyên và không dụi mắt, không chạm tay vào mắt.
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
- Trường hợp trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị chắp mắt bố mẹ không nên tự xử lý mà hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế
- Vết chắp bao phủ toàn bộ mi mắt trên hoặc mí mắt dưới, đây có thể là dấu hiệu bé đang phát triển bệnh viêm tế bào quanh ổ mắt
- Vết chắp không vỡ, không chảy mủ sau 1 tuần chườm ấm
- Bé xuất hiện nhiều vết chắp
- Vết chắp mới xuất hiện ngay sau khi vừa lành vết chắp cũ
Lời kết
Bệnh chắp mắt ở trẻ em là tình trạng thường xuyên xảy ra nhưng mọi người còn lúng túng trong cách xử lý và điều trị. Vậy muốn làm thuyên giảm các triệu chứng và giảm khó chịu, đau rát cho trẻ thì bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn trên nhé! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin thiết thực và hữu ích!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...