- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh Alzheimer là gì? Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi
Bệnh Alzheimer là gì? Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi

Bệnh Alzheimer là gì? Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng và trở thành mối lo ngại làm giảm sút chất lượng cuộc sống.
- Bệnh Alzheimer là gì?
- Đặc điểm bệnh Alzheimer
- Nguyên nhân bệnh Alzheimer
- Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
- Các giai đoạn của bệnh Alzheimer
- Triệu chứng bệnh Alzheimer
- Bệnh Alzheimer ở người trẻ
- Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không?
- Bệnh Alzheimer có chữa khỏi được không?
- Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?
- Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer
- Cách phòng tránh bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer hay chứng giảm trí nhớ thường được nhắc đến ở người già. Tuy nhiên hiện nay, bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi không còn quá hiếm gặp, thậm chí tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng tăng lên.
Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một dạng bệnh mất trí nhớ và các chức năng nhận thức khác gây cản trở cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ rộng hơn để chỉ các tình trạng ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi.
Theo Hiệp hội Alzheimer, bệnh Alzheimer chiếm từ 60 đến 80 phần trăm các trường hợp sa sút trí tuệ. Hầu hết những người mắc bệnh Alzheimer ở trên độ tuổi 65. Nếu được chẩn đoán trước đó, nó thường được gọi là bệnh Alzheimer “khởi phát trẻ hơn” hoặc “khởi phát sớm”.
Bệnh Alzheimer không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Vì vậy cần tránh nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già.
Đặc điểm bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là bệnh mãn tính kéo dài liên tục và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian
- Alzheimer và sa sút trí tuệ không giống nhau. Bệnh Alzheimer là một loại bệnh mất trí nhớ
- Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh Alzheimer nhưng nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở người trên 65 tuổi và những người có tiền sử gia đình về tình trạng này
- Không có kết quả mong đợi duy nhất cho những người mắc bệnh Alzheimer. Một số người sống lâu với tổn thương nhận thức nhẹ, trong khi những người khác trải qua các triệu chứng khởi phát nhanh hơn và bệnh tiến triển nhanh hơn.
- Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh Alzheimer, nhưng điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân bệnh Alzheimer
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học có đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer:
- Do sự tích tụ của một loại protein ở trong não dẫn đến chết dần các tế bào não.
- Quá trình lão hóa gây ra sự phá hủy các myelin làm giảm quá trình dẫn truyền thần kinh, kết quả làm chết các tế bào thần kinh.
- Do rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Nghiên cứu đã xác định được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer:
- Tuổi tác: quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể con người là yếu tố nguy cơ mạnh nhất gây bệnh sa sút trí tuệ. Hầu hết những người phát triển bệnh Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên .
- Yếu tố gia đình: tiền sử có người trong gia đình mắc bệnh
- Di truyền: Một số gen có liên quan đến bệnh Alzheimer.
- Những người bị suy giảm nhận thức nhẹ
- Tiền sử chấn thương sọ não đặc biệt ở những giai đoạn cuối đời
- Mắc hội chứng Down
- Lối sống không lành mạnh như ít vận động, hút thuốc lá, chế độ ăn thiếu rau và trái cây
- Mắc một số bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, tăng nồng độ homocysteine
- Ít thực hiện các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, chơi trò chơi liên quan tới trí tuệ
Các giai đoạn của bệnh Alzheimer
Giai đoạn 1 - 3: Tiền sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ
Giai đoạn 1: chưa có triệu chứng
Giai đoạn 2: các triệu chứng sớm xuất hiện, chẳng hạn như hay quên
Giai đoạn 3: xuất hiện các suy giảm thể chất và nhận thức nhẹ như giảm trí nhớ và khả năng tập trung
Giai đoạn 4 - 7: Chứng mất trí nhớ
Giai đoạn 4: bệnh Alzheimer thường được chẩn đoán ở giai đoạn này, nhưng nó vẫn được coi là nhẹ. Người bệnh mất trí nhớ và gặp khó khăn trong việc quản lý các công việc hàng ngày.
Giai đoạn 5: các triệu chứng từ trung bình đến nặng sẽ cần sự giúp đỡ hoặc người chăm sóc. Điều này là cần thiết để đảm bảo rằng các nhu cầu hàng ngày được đáp ứng, chẳng hạn như ăn uống và quản lý nhà cửa.
Giai đoạn 6: ở giai đoạn này, một người bị bệnh Alzheimer sẽ cần được giúp đỡ với các công việc cơ bản, chẳng hạn như ăn uống, mặc quần áo và đi vệ sinh.
Giai đoạn 7. Đây là giai đoạn nặng nhất và cuối cùng của bệnh Alzheimer. Thường mất dần khả năng nói và biểu hiện trên khuôn mặt. Chuyển động có thể bị hạn chế.
Triệu chứng bệnh Alzheimer
Suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức
Ở giai đoạn đầu, khi các triệu chứng bệnh Alzheimer chưa quá trầm trọng, người bệnh không nhớ được các thông tin gần đây, trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng nhiều.
Người bệnh quên đi những sự kiện vừa xảy ra, nhưng vẫn có thể nhớ lại những trải nghiệm từ lâu. Tuy nhiên trí nhớ dài hạn cũng suy giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, khả năng tập trung, tư duy và nhận thức của người bệnh Alzheimer cũng bị ảnh hưởng.
Nhầm lẫn thời gian hoặc địa điểm
Đây là biểu hiện thường gặp ở người bị chứng suy giảm trí nhớ. Người bệnh Alzheimer có thể quên mất ngày tháng, mùa và sự chuyển biến thời gian. Họ không nhớ làm sao mình đến đây, mình đến đây để làm gì,...
Khó khăn trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ
Các tế bào não bị ảnh hưởng cũng tác động trực tiếp đến khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ. Người bệnh Alzheimer có thể gặp khó khăn khi theo dõi hay tham gia một cuộc trò chuyện.
Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, họ không nhớ đúng các từ ngữ và khó khăn trong việc diễn đạt, sử dụng từ ngữ không phù hợp với ngữ cảnh.
Không nhớ đã làm gì
Người mắc bệnh Alzheimer bị sa sút trí tuệ và không thể nhớ đã làm gì. Đặc biệt là bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Ăn rồi bảo chưa ăn, tắm rồi bảo chưa tắm.
Họ có thể đặt đồ sai vị trí và không thể nhớ để tìm lại các đồ vậy đó. Nhiều lúc còn cho rằng ai đó đã ăn cắp đồ của mình.
Thay đổi hành vi, tâm trạng, tính cách
Triệu chứng bệnh Alzheimer là sự thay đổi hành vi, tâm trạng và tính cách của người bệnh. Họ dễ nổi nóng, bối rối, nghi ngờ, chán nản, sợ hãi hay lo lắng,...Người bệnh cũng có thể gặp trở ngại giao tiếp xã hội do những thay đổi mà họ gặp phải.
Bệnh Alzheimer ở người trẻ
Bệnh Alzheimer thường ảnh hưởng đến những người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở những người sớm nhất trong độ tuổi 30, 40 hoặc 50. Đây được gọi là bệnh Alzheimer khởi phát trẻ hơn hoặc khởi phát sớm. Loại bệnh Alzheimer này chỉ chiếm dưới 10% tổng số người mắc bệnh Alzheimer.
Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không?
Bệnh Alzheimer gây ra tình trạng sa sút trí tuệ, mất các chức năng nhận thức, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi bệnh mất trí nhớ diễn ra nghiêm trọng, người bệnh phụ thuộc nhiều vào người chăm sóc, các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh,...Bên cạnh đó, bệnh Alzheimer cũng tác động tiêu cực đến tuổi thọ của người bệnh.
Bệnh Alzheimer có chữa khỏi được không?
Như đã nói ở trên, bệnh Alzheimer chưa có cách chữa khỏi. Bệnh tiến triển nặng dần và không có thuốc điều trị khỏi bệnh.
Tuy nhiên có nhiều phương pháp điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống.
Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?
Việc chăm sóc bệnh nhân mắc Alzheimer giai đoạn nặng thường gặp rất nhiều khó khăn. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 trên mọi lứa tuổi ở Hoa Kỳ và đứng thứ 5 đối với những người 65 tuổi trở lên.
Mắc bệnh Alzheimer sống được bao lâu là điều nhiều người thắc mắc. Tuổi thọ trung bình của mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, hiệu quả điều trị và chăm sóc người bệnh.
Tuổi thọ trung bình sau khi chẩn đoán là 8 đến 10 năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tuổi thọ có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn.
Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer
Phương pháp điều trị ngăn chặn tiến triển của bệnh Alzheimer và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh cần kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống và chăm sóc.
Điều trị bệnh Alzheimer bằng thuốc
Sử dụng các thuốc làm chậm tiến triển của bệnh và kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng kèm theo:
- Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh
- Thuốc duy trì chức năng tâm thần
- Thuốc kiểm soát hành vi
- Thuốc điều trị triệu chứng: điều trị mất ngủ, rối loạn hành vi, các thuốc chống loạn thần....
Điều trị các bệnh kèm theo nếu có: Các bệnh tim mạch, tăng cholesterol, đái tháo đường.... trường hợp bệnh nhân phải nằm lâu điều trị viêm phổi, chăm sóc hạn chế các vết loét do tì đè...
Chế độ ăn uống khoa học
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng:
- Tăng cường ăn rau xanh và trái cây, các loại củ quả tươi
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo
- Tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích
- Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin E (chống oxy hóa, chống gốc tự do), vitamin C, axit folic( vitamin B9)..
Lối sống lành mạnh
- Đơn giản hóa lối sống và các nhiệm vụ hàng ngày
- Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao.
- Tích cực tham gia các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, trò chơi các câu đố hoặc tích cực tham gia hoạt động xã hội cũng giảm nguy cơ mắc bệnh.
Chăm sóc người bệnh
Người mắc bệnh Alzheimer sa sút trí nhớ khi ở giai đoạn nặng cần đến người chăm sóc:
- Tạo môi trường sống an toàn, tránh các vật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh
- Trò chuyện với người bệnh thường xuyên để tạo cảm giác vui vẻ và an toàn, hỗ trợ người bệnh về trí nhớ các việc cần phải làm trong ngày như: Đánh răng, rửa mặt, thay quần áo…
- Theo sát người bệnh, hỗ trợ vận động để tránh bị ngã
- Đối với người bệnh không thể di chuyển được cần giúp người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên, tránh các bệnh do nằm lâu gây ra.
Cách phòng tránh bệnh Alzheimer
- Phòng ngừa bệnh tim mạch do đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Thường xuyên tập thể dục, duy trì chức năng vận động của cơ thể
- Tránh gặp các chấn thương vùng đầu
- Ăn uống khoa học, đủ chất và cân bằng. Bổ sung các thực phẩm rau và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, dầu oliu, đậu phộng, cá, gà, trứng, các chế phẩm từ sữa… giúp tăng cường sức khỏe não bộ
- Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để não bộ nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng
Như vậy, bệnh Alzheimer là chứng suy giảm trí nhớ, thường gặp từ sau độ tuổi 65 nhưng cũng có thể khởi phát sớm ở người trẻ. Cần có phương pháp điều trị tích cực để người bệnh vui sống và kéo dài tuổi thọ.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/alzheimers-disease

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...