- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh á sừng: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh hiệu quả
Bệnh á sừng: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh hiệu quả

Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa khiến da khô, ngứa, nứt nẻ, thậm chí là sưng tấy chảy máu...Bệnh thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại theo một chu kỳ. Vậy có cách nào để điều trị và phòng bệnh không?
- Bệnh á sừng là gì?
- Nguyên nhân bệnh á sừng
- Triệu chứng bệnh á sừng
- Hệ lụy từ bệnh á sừng
- Bệnh á sừng có lây không?
- Bệnh á sừng có chữa khỏi được không?
- Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh á sừng
- Người bị bệnh á sừng nên ăn gì, kiêng gì?
- Thuốc điều trị bệnh á sừng tốt nhất hiện nay
- Mua sản phẩm điều trị á sừng ở đâu?
- Lời kết
Người mắc bệnh á sừng gặp rất nhiều bất tiện và khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày khi vùng da tay, da chân bị khô, có lớp sừng bong tróc xù xì rướm máu gây ngứa ngáy, đau đớn. Vậy chứng bệnh này xuất phát từ đâu? Có thể chữa trị được không khi nó thường kéo dài dai dẳng và tái phát lại nhiều lần? Cách phòng ngừa bệnh như thế nào?
Bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng (tên khoa học: Dermatitis plantaris sicca) là bệnh da liễu, một dạng của viêm da cơ địa. Bệnh có thể xảy ra tại nhiều vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu là ở đầu ngón tay, ngón chân, vùng da lòng bàn tay, bàn chân. Á sừng chỉ hiện tượng da khô, nứt nẻ, bong tróc, gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là sưng tấy chảy máu.
Hơn thế, chứng bệnh này còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Nhiều người mắc bệnh á sừng nặng trong rất đáng sợ. Bệnh á sừng ở chân gây đau đớn và khó khăn khi đi lại.
Bệnh á sừng nghiêm trọng cả vào mùa đông và mùa hè. Mùa đông thời tiết hanh khô, nhiệt độ, độ ẩm thấp. Da của người bệnh càng khô ráp và khó chịu hơn. Còn vào mùa hè vùng da bị tổn thương dễ nổi mụn nước và nhiễm khuẩn nếu không biết chăm sóc và khắc phục đúng cách.
Á sừng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên trẻ em mắc phải bệnh da liễu này dễ diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân bệnh á sừng
Hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh á sừng nhưng các chuyên gia đã nhận thấy bệnh lý này có mối liên quan mật thiết với các yếu tố sau:
Yếu tố di truyền
Nếu người thân trong gia đình mắc bệnh á sừng thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh tới 45%. Đây là yếu tố chiếm phần lớn trong các trường hợp.
Cơ địa dị ứng
Người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với các chất gây hại từ môi trường nên có thể tạo ra trạng thái tấn công ngược lại da khi hệ miễn dịch gặp rối loạn. Một số chất dễ xúc tác dễ khiến khởi phát bệnh á sừng là phấn hoa, lông động vật, hóa mỹ phẩm, mủ từ cây cối, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm,...
Thiếu dưỡng chất
Làn da của con người cũng có “sức đề kháng”. Sức khỏe của làn da phục thuộc vào việc bạn có cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất hay không. Thiếu hụt vitamin E, A, D, C là nguyên nhân dẫn đến da suy yếu, nhạy cảm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu, trong đó có bệnh á sừng.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ mang thai và thời kỳ sau sinh. Khi các hoocmon thay đổi đột ngột sẽ tác động đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể và cả làn da. Khi đó, da sẽ nhạy cảm và tăng nguy cơ mắc chứng á sừng hơn.
Thời tiết khô và lạnh
Thay đổi thời tiết hoặc vào mùa đông hanh khô, chuyển lạnh, nhiệt độ, độ ẩm thấp khiến da bị mất nước, mất độ ẩm...Lúc này da dễ bong tróc, đặc biệt là vùng da tay phải tiếp xúc, cầm nắm nhiều nhưng mọi người thường chủ quan, không chú ý chăm sóc da sẽ tạo cơ hội hình thành bệnh á sừng.
Tiếp xúc với hóa chất
Những người thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa (xà phòng, bột giặt, nước rửa chén,...), khói thuốc dễ bị viêm da, tổn thương da và mắc bệnh á sừng. Người thường xuyên tiếp xúc nhiều với dầu mỡ, hóa chất, xà phòng… mà không dùng găng bảo vệ, sẽ dễ mắc bệnh.
Yếu tố nghề nghiệp
Một số người làm công việc đặc thù như công nhân nhà máy, nữ công nhân giặt là, thợ làm tóc, nhân viên y tế, lao công, công nhân xây dựng,...thì dễ mắc bệnh ngoài da, điển hình là bệnh á sừng.
Một số yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên thì bệnh á sừng còn có thể xảy ra khi:
- Cọ xát do cử động lặp lại khiến vùng da bị tổn thương
- Tiết quá nhiều mồ hôi khiến da bị ẩm ướt sau đó khô đi nhanh chóng, dẫn đến tình trạng nứt nẻ trên bề mặt da
Triệu chứng bệnh á sừng
Da khô, bong tróc
Ngay khi khởi phát, bệnh sẽ khiến vùng da bị tổn thương khô cứng hơn. Nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng này với da khô do thiếu dưỡng ẩm. Quá trình hình thành tế bào da bị dở dang do đó cấu tạo của lớp da trở nên khô ráp, dày sừng kèm theo sưng tấy và đỏ.
Sau một thời gian da sẽ có xu hướng bong tróc thành từng mảng lớn, chính là lớp sừng có màu trắng đục và sần sùi. Khi dùng tay bóc, gỡ lớp da này sẽ làm lộ ra vùng da non màu hồng. Vùng da này càng dễ bị tổn thương hơn.
Ngứa ngáy, khó chịu
Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh á sừng. Người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương. Lúc này đa số mọi người sẽ gãi và chà xát da để làm dịu ngứa. Tuy nhiên hành động này càng khiến da bị trầy xước, chảy máu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bụi bẩn, nấm và vi khuẩn xâm nhập vào da gây bội nhiễm.
Da nứt nẻ, chảy máu
Da bị bong tróc, nứt nẻ cùng những tác động gây hại khác dẫn đến những vết nứt. Vết nứt quá sâu có thể gây chảy máu kèm cảm giác nhức nhối, đau đớn. Người bệnh sẽ có cảm giác da ở vùng bị bệnh á sừng trở nên căng hơn, các vết nứt rát hơn.
Nổi mụn nước thành từng mảng
Bệnh á sừng nếu không sớm có biện pháp khắc phục và chăm sóc đúng cách sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn, da nổi mụn nước thành từng mảng. Khi các mụn nước này vỡ ra lan chất dịch bên trong, người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy dữ dội.
Mất vân tay, vân chân
Khi lớp da bong liên tục sẽ khiến da mỏng đi, lâu dần sẽ mất vân tay, vân chân. Điều này cản trở rất lớn đến công việc của người bệnh, đặc biệt là những ai làm môi trường văn phòng phải điểm danh bằng vân tay.
Hệ lụy từ bệnh á sừng
Ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống
Điều đầu tiên không thể phủ nhận là bệnh á sừng dẫn đến vô vàn bất tiện và khó chịu cho người bệnh. Vùng da bàn tay, bàn chân bị khô ráp, bong tróc, nứt nẻ gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Không những thế còn ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, luôn chán nản, mệt mỏi, mặc cảm và tự ti về ngoại hình, đặc biệt là khi tiếp xúc với người khác . Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hạn chế chức năng của da
Da có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài và hạn chế sự mất nước của biểu bì. Đồng thời giúp duy trì được sự đàn hồi, sự vững chắc và mềm mại của da.
Nếu lớp da liên tục bong tróc, tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến da suy yếu, khô ráp, sần sùi, bong tróc dẫn đến giảm miễn dịch, giảm hiệu quả bảo vệ cơ thể.
Nguy cơ mắc các bệnh kèm theo
Bệnh á sừng có liên quan đến các rối loạn tự miễn ở da. Do đó, người bệnh á sừng cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh kèm theo như gout, parkinson,...
“Theo nghiên cứu, người bệnh á sừng có tỉ lệ mắc phải bệnh tiểu đường cao hơn 1,5 lần so với người bình thường. Điều này được lý giải do bệnh á sừng có liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.”
Nguy cơ bội nhiễm, hoại tử da
Á sừng khiến lớp sừng trên da dày lên và bong ra, bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi và các chất cặn bã không thể thoát ra ngoài. Bởi vậy dẫn đến ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu. Người bệnh càng gãi thì càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da. Đặc biệt nguy hiểm nếu nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh.
Vùng da bị á sừng thường tăng sinh đào thải da chết hết lớp này đến lớp khác, da bị nứt toác và ban đỏ gây ra những thay đổi trên da. Vùng da bị nhiễm trùng sẽ để lại thâm sẹo là thậm chí là bị hoạt tử.
Tổn thương xương khớp
Các trường hợp bị bệnh á sừng chủ yếu xuất hiện ở bàn tay, bàn chân. Vi khuẩn xâm nhập vào máu qua các vết thương hở trên da có thể theo đường máu tới định cư ở đầu các xương dài và gây ra bệnh viêm xương tủy xương.
Nhiễm trùng máu
Vi khuẩn, vi nấm có thể xâm nhập vào máu thông qua các vết trầy xước, nứt nẻ trên da, tiếp tục đi sâu vào các mạch máu dẫn đến nhiễm trùng máu. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì tình trạng này còn kéo theo viêm nhiễm tại các cơ quan quan trọng như màng tim, màng khớp khiến người bệnh có nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm như bệnh về tim mạch, viêm tủy xương, biến dạng khớp, bại liệt…
Bệnh á sừng có lây không?
Bệnh á sừng là một chứng bệnh da liễu, một dạng của viêm da cơ địa nhưng không phải do tạp khuẩn, virus. Bệnh hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc. Tuy nhiên lại có khả năng lan rộng tới các cơ quan lân cận hoặc toàn bộ cơ thể nếu không có biện pháp khắc phục và điều trị sớm.
Bệnh á sừng có chữa khỏi được không?
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào chữa dứt điểm bệnh á sừng. Mặc dù vậy, nếu người bệnh nhận biết sớm dấu hiệu, triệu chứng bệnh á sừng và có biện pháp điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, tránh tiếp xúc với hóa chất thì có thể hồi phục hoàn toàn và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh á sừng
- Không bóc vảy da, không chà sát da vùng da bị tổn thương, tránh gãi mạnh. Khi ngứa chỉ nên xoa nhẹ để dịu bớt cảm giác khó chịu.
- Không chà xát mạnh vì dễ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, trầy xước, chảy máu dẫn đến nhiễm khuẩn
- Hạn chế đi bộ, nếu dùng tất chất liệu mềm mại, thoáng khí và nên thay tất thường xuyên để tránh viêm nhiễm
- Dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm cho da để tránh da bị mất nước, tăng cường hàng rào bảo vệ, giúp da mềm mại và không còn thô ráp. Lưu ý bạn nên chọn sản phẩm có nguồn gốc thành phần tự nhiên, không chất tạo mùi để tránh da bị kích ứng
- Tránh tiếp xúc với xà phòng và các hóa chất độc hại (xăng dầu, nước rửa chén,...). Nếu phải tiếp xúc cần mang gang tay. Nên đeo găng tay bằng nhựa dẻo vì sẽ gây ít phản ứng hơn găng tay cao su. Khi ra mồ hôi, không nên đeo găng tay vì sẽ khiến bệnh nặng thêm
- Tránh tiếp xúc với các gia vị như tỏi, muối, ớt, mỡ khi chế biến thức ăn. Nếu lớp mỡ bám nhiều vào da càng khiến lớp sừng trở nên thô ráp, bong vảy.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng sau đó nên lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân và thoa kem dưỡng ẩm ngay. Lưu ý không ngâm tay, ngâm chân hay nước muối vì sẽ khiến da khô ráp và dễ bong tróc hơn
- Không nên ngâm rửa tay chân nhiều vì sẽ khiến lớp sừng vốn đã bở sẽ càng ẩm ướt hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công
- Cắt móng tay, móng chân thường xuyên để tránh làm tổn thương lớp sừng của da, không tạo nên trú ẩn cho vi khuẩn
- Chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, không nên mặc đồ bó gây cọ xát với da sẽ càng khó chịu bứt rứt
- Chọn giày vừa vặn, chất liệu mềm, tránh giày quá cứng, quá chật làm tổn thương chân
- Có chế độ ăn uống khoa học cân bằng để tăng cường sức đề kháng và phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh hơn
Người bị bệnh á sừng nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng và hiệu quả hồi phục. Nếu người bệnh á sừng sử dụng những thực phẩm phù hợp sẽ khiến bệnh nhanh khỏi hơn và ngược lại.
Thực phẩm nên ăn
Rau củ, trái cây
Rau củ quả xanh, trái cây tươi là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật. Đồng thời thải độc tố, thúc đẩy chức năng bảo vệ của da, giữ ẩm cho da luôn mềm mại để ngăn bệnh á sừng.
Mật ong
Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên vô cùng tốt bởi chứa nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên cùng nguồn vitamin dồi dào (vitamin nhóm B, C, K, E) sẽ phòng tránh nhiễm trùng, phục hồi tổn thương trên bề mặt da. Thêm mật ong vào bữa ăn hàng ngày với liều lượng phù hợp sẽ giúp bệnh nhanh hồi phục.
Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 là yếu tố góp phần thúc đẩy hoạt động hình thành những tế bào mới trên bề mặt da sau tổn thương. Nó còn được coi là chất kháng viêm, ngăn ngừa biến chứng viêm da, nhiễm trùng da và làm dịu những vùng da bị tổn thương, khô ráp, bong tróc.
Thực phẩm giàu omega 3 được khuyên dùng cho người bệnh á sừng đó là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ,...Ngoài ra cũng cần bổ sung canxi và kẽm, sắt để tăng cường miễn dịch.
Ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc, bánh mì, yến mạch, vừa giàu chất xơ, protein, omega 3, vừa cân bằng dinh dưỡng và cải thiện chức năng tái tạo da. Bởi vậy, bệnh nhân có thể dùng những thực phẩm này thay thế cho cơm vào bữa sáng hay những bữa phụ để tư vấn sức khỏe.
Nghêu sò
Nghêu, sò cực tốt cho quá trình hồi phục bệnh á sừng. Nguyên nhân là bởi chúng có chứa hàm lượng lớn kẽm và canxi, cùng đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Chất kẽm khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm viêm ngứa, bong tróc da đồng thời hỗ trợ quá trình tạo miễn dịch.
Tăng cường các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, đậu xanh, đậu hà lan, mè đen, hạt lanh, hạt cải, hạt óc chó...cung cấp lượng omega 3 tương đương với cá biển. Bởi vậy bạn có thể sử dụng luân phiên các loại hạt và cá biển trong bữa ăn để chống ngán mà vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe và ngăn bệnh á sừng tái phát.
Cam, chanh, bưởi
Đây là những loại trái cây giàu vitamin C, B, A, kẽm và axit nitric, tốt cho quá trình trao đổi và tái tại bình thường của da. Hơn nữa còn giúp làm mềm da, nhẹ nhàng loại bỏ những mảng da bị sừng hóa. Uống nước cam, chanh, bưởi cũng giúp thải độc, thanh lọc cơ thể, cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng.
Uống nhiều nước
Bổ sung nước là điều cần thiết không thể bỏ qua đối với bệnh nhân bị á sừng. Đáp ứng đủ lượng nước cho cơ thể giúp da không bị khô, bong tróc và nứt nẻ, tăng cường độ ẩm tự nhiên, tăng độ đàn hồi cho da. Nước cũng tham gia vào quá trình loại bỏ độc tố và các chất dư thừa trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật.
Thực phẩm nên kiêng khi mắc bệnh á sừng
Thực phẩm gây dị ứng
Người mắc bệnh á sừng nên kiêng nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng gồm đậu phộng, tôm, trứng, thịt bò,...Lý do là bởi chúng có khả năng kích thích giải phóng histamin dẫn đến ngứa ngáy, ban đỏ trên da. Sử dụng những thực phẩm này cũng làm tăng tình trạng bong lớp sừng, khó chịu trên vùng da bị tổn thương.
Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều loại gia vị như tiêu, tỏi, ớt gây nóng trong, làm tăng nặng các triệu chứng bệnh á sừng, khiến các vết trầy xước, vết tổn thương trên da lâu lành hơn.
Việc sử dụng thực phẩm cay nóng trong các bữa ăn còn tăng nguy cơ bệnh á sừng trở thành mãn tính, kéo dài dai dẳng, dễ tái đi tái lại theo chu kỳ.
Thịt đỏ
Các nghiên cứu cho thấy rằng thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt các loại gia cầm,...) tác động tới việc tái phát hay gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh á sừng. Tuy nhiên, người bệnh không cần kiêng hoàn toàn mà chỉ nên ăn một lượng nhỏ trong mức phù hợp để vẫn đáp ứng nhu cầu dưỡng chất của cơ thể mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Thực phẩm muối chua, lên men
Hàm lượng muối cao trong các thực phẩm muối chua như dưa cải hay xúc xích, đồ đóng hộp không tốt cho gan thận nói chung, gây “gánh nặng” lên chức năng đào thải độc tố của các cơ quan này mà còn làm chậm quá trình tái tạo, phục hồi da.
Thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, chất béo
Thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, chất béo khiến cho bệnh á sừng lan rộng và nghiêm trọng hơn. Đồng thời khiến tổn thương trên da lâu lành, tạo điều kiện gây ra bội nhiễm như mưng mủ, chảy dịch, vi khuẩn xâm nhập vào máu qua các vết thương trên da,...
Rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích
Muốn bệnh á sừng nhanh khỏi và không tái phát thì người bệnh cần tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích như thuốc lá, caffeine,...Chúng là nguyên nhân gia tăng phản ứng viêm dưới da, làm cơ thể mất nước dẫn đến khô da, bong tróc da. Ngoài ra còn làm giảm tác dụng của một số sản phẩm điều trị bệnh á sừng
Thuốc điều trị bệnh á sừng tốt nhất hiện nay
Kem Explaq điều trị bệnh vẩy ngoài da
Thông tin sản phẩm
- Hãng sản xuất: Công ty Âu Cơ
- Xuất xứ: Việt Nam
- Quy cách: tuýp 35g
- Giá bán: 245.000đ
Ưu điểm nổi bật
- Kem Explaq điều trị bệnh vẩy ngoài da làm sạch các vảy da và tế bào da chết, là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh vẩy ngoài da hiệu quả như: vẩy nến, á sừng, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng,...
- Dưỡng da và duy trì độ ẩm, ngăn chặn tình trạng da khô, mất nước dẫn đến bong tróc, nứt nẻ
- Hỗ trợ bảo vệ da khỏi những tác động xấu từ môi trường
- Kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn nhọt, lở ngứa, phòng ngừa vết thương viêm nhiễm, mưng mủ, chảy dịch,...
- Hỗ trợ làm lành tổn thương trên da, tránh để lại thâm sẹo
- Sản phẩm có mùi hương thơm dễ chịu, phù hợp với mọi đối tượng
- Kem bôi ngoài da làm dịu da, giữ cho da mềm mại và mịn màng.
Hướng dẫn sử dụng
- Lau sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm, sau đó thoa 1 lớp kem mỏng Explaq
- Đối với bệnh vẩy nến: Bôi 3 - 4 lần vào các buổi sáng, trưa, tối trước khi ngủ
- Đối với các bệnh vẩy nến khác như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám, eczema, bạch biến,.. bôi ngày 2 - 3 lần và các buổi sáng, tối trước khi ngủ
Kem dưỡng tay Neutrogena hand Cream
Thông tin sản phẩm
- Hãng sản xuất: Neutrogena
- Xuất xứ: Mỹ
- Quy cách: tuýp 56g
- Giá bán: 185.000đ
Ưu điểm nổi bật
- Kem dưỡng tay Neutrogena hand Cream với công thức Norwegian Formula cung cấp độ ẩm cho bàn tay
- Hỗ trợ ngăn ngừa khô da, nứt nẻ ngay cả trong điều kiện thời tiết hanh khô, người ngồi phòng điều hòa nhiều, da bị mất nước, làm mềm da tay, giúp bạn cảm nhận được sự mịn màng của đôi bàn tay
- Làm mềm các vùng da khô ráp, bong tróc
- Hỗ trợ phục hồi các ngón tay bị á sừng, hay dị ứng với các chất tẩy rửa
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn, viêm da tay, không để lại mùi khó chịu sau khi sử dụng
- Hỗ trợ cải thiện làn da, cho đôi tay mịn màng tự nhiên, không gây nhờn hay rít tay
Hướng dẫn sử dụng
- Rửa tay sạch sẽ và dùng khăn mềm lau khô
- Thoa kem đều lên khắp hai bàn tay. Các vùng da bị bong tróc khô sẽ được giữ ẩm và tế bào dễ dàng loại bỏ
- Sử dụng kem dưỡng da tay bất cứ khi nào da bị hiện tượng khô và bong tróc. Hoặc dùng buổi tối trước khi đi ngủ (thời gian chăm sóc da tay tốt) có thể dùng thêm vào buổi sáng hoặc trưa
- Sử dụng thường xuyên đều đặn để có 2 bàn tay mềm mại, tự tin như ý muốn
Mua sản phẩm điều trị á sừng ở đâu?
Nhà Thuốc Sức Khỏe là địa chỉ cung cấp sản phẩm điều trị bệnh á sừng và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng, cam kết về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Để mua hàng bạn hãy đến địa chỉ:
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Tp. Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại liên hệ đặt hàng: 0901.666.300
Lời kết
Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa, gây đau đớn, ngứa ngáy và rất nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không nhận biết sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn tiến nặng, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng khởi phát của bệnh dễ bị nhầm lẫn với khô da do thiếu ẩm thông thường. Bởi vậy mọi người không nên chủ quan mà cần theo dõi sức khỏe sát sao đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh để không nhiễm bệnh nhé!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...