- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Ăn cơm nguội có hại không và những điều bạn cần biết
Ăn cơm nguội có hại không và những điều bạn cần biết
Chúng ta ai cũng đã từng ăn cơm nguội, vì tiện, vì ngon hay bất kể lý do nào đó. Hiện nay có nhiều thông tin rằng ăn cơm nguội gây ung thư. Vậy sự thực món ăn này có hại không? Ăn thế nào để không ảnh hưởng sức khỏe?
Hầu hết gia đình Việt đều có thói quen ăn cơm nguội từ bữa trước tới bữa sau hoặc để qua đêm đến hôm sau. Nhà thì hâm nóng, chiên lên hoặc tận dụng để chế biến thành các món ăn khác. Nhà thì để hấp chung với cơm nóng. Đa số mọi người đều cho rằng chuyện này quá bình thường, trước đây ông bà ta nghèo đói cũng ăn vậy không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, dạo gần đây nổi lên thông tin ăn cơm nguội ung thư khiến mọi người hoang mang. Thực hư như thế nào?
Ăn cơm nguội có lợi hay có hại?
Lợi ích của cơm nguội
Theo nghiên cứu,cơm nguội chứa hàm lượng tinh bột đề kháng (hay còn gọi là kháng tinh bột) cao hơn so với cơm vừa được nấu chín. Mặc dù kháng tinh bột là chất xơ cơ thể không thể tiêu hóa nhưng nó lại được lên men trong đường tiêu hóa nhờ một số loại vi khuẩn có lợi.
Khi lợi khuẩn phát triển, chúng lấn át và tiêu diệt những vi khuẩn có hại. Nhờ đó có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đường tiêu hóa. Hơn nữa, quá trình lên men này còn tạo ra các chất điều chỉnh cảm giác thèm ăn, cải thiện độ nhạy của insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và khả năng giảm lượng mỡ tích tụ ở phần bụng.
Ăn cơm nguội không tốt cho sức khỏe
Mặc dù hạt cơm nguội có những lợi ích trên nhưng ăn cơm nguội hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Cơm giàu tinh bột và đường nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khi để ở nhiệt độ thường trong thời gian dài. Những bào tử vi khuẩn trong cơm sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo môi trường cho vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi, phát triển.
Loại vi khuẩn bacillus cereus có trong hầu hết các hạt sống, phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ từ 4 đến 60 ̊C. Khi nấu chín vi khuẩn sẽ bị phân hủy, không còn tồn tại nhưng hoàn toàn có khả năng nhiễm khuẩn lại.
Khi chúng ta ăn cơm nguội đã nhiễm khuẩn sẽ bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn trong khoảng 15 đến 30 phút sau khi ăn. Những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng này nhất, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.
Hơn nữa, cơm nguội rất nhanh thiu nếu không bảo quản trong tủ lạnh mà chỉ để ở bên ngoài, nhiệt độ thường hoặc nơi nóng bức. Cơm ăn thừa vẫn còn nóng mà đóng nắp ngay dễ đọng hơi nước, càng khiến cơm nhanh thiu hoặc rất có nhiều nguyên nhân khác như đụng đũa dính nước bọt hoặc đũa dở đã gắp đồ ăn trước đó.
Sự thực về thông tin ăn cơm nguội gây ung thư?
Dạo gần đây xuất hiện nhiều thông tin ăn cơm nguội ung thư gây ra không ít cuộc bàn luận, tranh cãi và nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người dân đã hoang mang và lo lắng. Thực tế điều này đã được đính chính bởi chuyên gia.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đã khẳng định: “Cơm nguội hoàn toàn an toàn và không có nguy cơ ung thư hay gây ngộ độc nếu được nấu chín và bảo quản đúng cách trong vòng một ngày (24 giờ)” – Trang Khám Phá.
Tuy nhiên, bản thân hạt gạo dễ nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus nên việc ăn cơm nguội không được khuyến khích. Những người có hệ tiêu hóa kém càng có nguy cơ bị ngộ độc hoặc gặp các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy.
Cơm nguội cũng không được thơm ngon và không bảo toàn dinh dưỡng như cơm mới nấu. Tốt nhất, nên nấu cơm với lượng vừa đủ cho 1 lần dùng, ăn lúc cơm còn nóng ấm để tận hưởng vị ngon và dinh dưỡng trọn vẹn từ hạt cơm.
Ăn cơm nguội đúng cách để không bị bệnh
Để giữ được chất dinh dưỡng trong cơm nguội một cách tối đa cũng như không ảnh hưởng tới sức khỏe thì mọi người cần nhớ:
- Cho cơm nguội vào ngăn mát tủ lạnh, đậy kín nắp, khi ăn đem ra hấp lại
- Không để cơm ở nhiệt độ phòng quá 6 tiếng, đặc biệt là thời tiết mùa hè nóng nực
- Trước khi cất cơm nguội nên để cho cơm khô hoàn toàn. Lý do là bởi cơm còn nóng bốc hơi lên nắp nồi sẽ đọng nước, nước này nhỏ lại xuống cơm khiến cơm bị thiu. Để làm nguội cơm bạn có thể cho cơm trước quạt hoặc nhúng nồi cơm vào thau nước, lưu ý tuyệt đối không làm nước dính vào cơm
- Nên dùng hết cơm nguội trong vòng 8 tiếng
- Không hâm nóng lại cơm đã bảo quản quá 2 lần
- Không bảo quản chung cơm vs thức ăn khác
- Thời gian bảo quản cơm trong tủ lạnh tối đa là 24 tiếng
- Không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác dính vào cơm nguội trong quá trình bảo quản vì dễ khiến cơm bị thiu
- Không nên “gom” cơm nguội dồn nhiều lại mới ăn bởi cơm sẽ không còn dưỡng chất
- Nếu nhà có nhiều cơm thì hãy đem sấy hoặc phơi cho khô, sau đó hấp lại. Món ăn này khá ngon và cũng là món yêu thích của nhiều người
- Khi cơm nguội đã có dấu hiệu hỏng, ôi, mùi chua, có nhớt nên bỏ đi ngay, không nên tiếc của vì cơm đã nhiễm khuẩn, nếu ăn vào có nguy cơ ngộ độc, tiêu chảy
Cách tận dụng cơm nguội
- Nếu hấp cơm nguội chung với cơm nóng thì nên hấp tại một góc nồi, không nên đảo đều hai phần cơm cũ mới với nhau. Khi ăn mới nên xới đều hai loại cơm
- Nếu hấp riêng cơm nguội hãy cho một chút nước để làm mềm cơm và cơm nóng lại. Một “bí quyết” của phụ nữ Nhật Bản khi tận dụng lại cơm nguội là cho vào nồi vài viên đá lạnh, cơm nóng mềm như ban đầu mà không bị khô, không bị nhão
- Nếu bạn muốn ham cơm nguội bằng lò vi sóng thì nên cho cơm vào bát thủy tinh, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Tuy nhiên lưu ý không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với cơm rồi mới cho vào lò vi sóng. Ngoài cách này bạn cũng có thể cho cơm nguội vào tô rồi phủ một chiếc khăn giấy ẩm lên hãy cho vào lò vi sóng. Cách này sẽ giúp cơm không bị khô mà vẫn đủ nóng.
Tạm kết: Tận dụng cơm nguội sẽ tránh lãng phí thực phẩm nhưng mọi người cần bảo quản và ăn cơm nguội đúng cách để không bị bệnh. Hơn nữa hãy cố gắng tránh nấu cơm dư để luôn tận hưởng được vị ngon và dinh dưỡng trọn vẹn từ hạt cơm.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...