- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- 5 loại bệnh nấm da thường gặp: triệu chứng và cách điều trị
5 loại bệnh nấm da thường gặp: triệu chứng và cách điều trị

Nấm da là bệnh da liễu thường gặp và lây truyền từ người sang người, đặc biệt là các thành viên trong gia đình. Dưới đây là 5 loại bệnh nấm da phổ biến và cách điều trị.
Bệnh nấm da có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và giới tính với tỷ lệ mắc khoảng 27%. Nếu người bệnh không sớm có biện pháp chữa trị và hạn chế lây lan thì rất nhanh những người xung quanh cũng bị nhiễm nấm.
Bệnh nấm da là gì?
Bệnh nấm da là tình trạng tổn thương trên da do vi khuẩn nấm gây nên. Nấm da có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, thường gặp nhất ở những vùng có nếp gấp dễ tạo điều kiện thuận lợi để vi nấm tấn công như nách, bẹn, vùng kín,...
Bệnh nấm da gây ngứa ngáy, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguy hiểm hơn nếu càng gãi ngứa nhiều khiến da sưng, chảy nước sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da
Bệnh nấm da xuất hiện do sự tấn công của một loại nấm lên tế bào thượng bì của da. Nguyên nhân nấm xâm nhập vào da do nhiều yếu tố như:
- Vệ sinh không sạch sẽ: không tắm rửa hàng ngày, không gội đầu thường xuyên dẫn đến bị nấm da đầu, nấm ở vùng kín, những nơi hay ra mồ hôi như kẽ tay kẽ chân
- Mồ hôi nhiều, ẩm ướt, mặc quần áo chật chội cùng với nhiệt độ cao 27 - 35 độ C cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển
- Sống trong môi trường nóng và ẩm ướt. Môi trường kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2 cũng dễ khiến cho vi nấm sinh sôi
- Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phụ nữ bị rối loạn nội tiết
- Thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa, hóa chất độc hại
Ngoài ra, không thể không nhắc đến điều kiện khí hậu nóng ẩm tại nước ta là điều kiện thích hợp cho các loại nấm da lây lan và phát triển.
Các loại bệnh nấm da thường gặp và triệu chứng
Tùy theo loại nấm tấn công da sẽ gây ra những dấu hiệu bệnh nấm da khác nhau.
Bệnh hắc lào
Bệnh hắc lào là một trong các bệnh nấm da thường gặp do vi nấm thuộc nhóm nấm Dermatophytes gây nên.
Triệu chứng bệnh hắc lào
- Hắc lào thường khởi phát là một nốt đau nhỏ giống mụn.
- Trên da xuất hiện các nổ có dạng tròn hoặc bầu dục, có ranh giới rõ ràng với các vùng da khác
- Vùng da bị bệnh có màu đỏ hồng hoặc nâu, nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung phần rìa vùng nổi mẩn
- Người bệnh hắc lào có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi đổ mồ hôi, ngứa dữ dội, đặc biệt là ở gần mảng da hoặc vị trí đau
Nếu cào, gãi khiến tổn thương da nặng hơn, vi khuẩn xâm nhập thì vùng da bị nấm hắc lào có thể có mụn mủ vàng, mụn nước phồng rộp. Hắc lào có thể lây lan sang các vùng da khác nên người bệnh cần điều trị kịp thời để hạn chế mức độ tổn thương da.
Cách điều trị bệnh hắc lào
- Điều trị tại chỗ: sử dụng các loại thuốc bôi trị hắc lào như ketoconazol, miconazol, clotrimazol,…
- Điều trị toàn thân: dùng thuốc điều trị kháng nấm như Nizoral, Itraconazole,… Có thể dùng thuốc kháng Histamin giúp giảm ngứa hoặc kháng sinh kết hợp nếu xuất hiện mủ hoặc bội nhiễm.
Bệnh lang ben
Bệnh lang ben là bệnh nhiễm nấm da Pityrosporum ovale (một loại nấm gây bệnh ở lớp sừng). Nấm men ở da phát triển quá mức trên cơ thể người bệnh, có thể phá vỡ các sắc tố bình thường của da gây nên các mảng da khác màu, có thể có màu sáng hơn hoặc tối hơn vùng da xung quanh.
Triệu chứng bệnh lang ben
- Xuất hiện các mảng da đổi màu sáng hoặc tối hơn vùng da xung quanh, thông thường là sáng hơn
- Vùng da khác màu có thể là màu hồng, đỏ, nâu hoặc rám nắng
- Kích thước các đám tổn thương không đều nhau, có đường kính khoảng từ 1 - 3cm.
- Vùng da tổn thương không đau, bình thường ít ngứa rát, có thể bị ngứa khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi. Sau khi hết hiện tượng rát thường để lại những đám mất màu tồn tại trong khoảng thời gian dài
- Những đốm lang ben dễ biến mất khi thời tiết mát mẻ, ít ẩm ướt
Cách điều trị bệnh lang ben
- Sử dụng kem trị lang ben, bệnh nấm da
- Sử dụng Cồn BSI 2% trị lang ben, nấm móng, nấm da
- Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo thông thoáng và không dùng chung vật dụng với người khác
Bệnh nấm kẽ
Bệnh nấm kẽ (dân gian còn gọi là nước ăn chân) là bệnh nấm da phổ biến, thường gặp nhất ở những người có nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ như nông dân, công nhận vệ sinh cống rãnh,...Bệnh nấm kẽ có 3 dạng là nấm kẽ có mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô.
Triệu chứng bệnh nấm kẽ
- Bệnh nấm kẽ đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy ở kẽ ngón chân, đặc biệt là kẽ ngón 3 - 4 sát nhau
- Ban đầu bợt trắng, hơi bong vảy, trầy da nông
- Sau đó có thể nổi mụn nước, viêm tấy do vi khuẩn phát triển, có thể lan lên sang các kẽ ngón khác, lan lên mu bàn chân hoặc xuống dưới mặt bàn chân
Cách điều trị bệnh nấm kẽ
- Dùng thuốc bôi tại chỗ, bôi thuốc một lớp mỏng vào vị trí bị nấm sau khi đã vệ sinh sạch sẽ
vGiữ cho các kẽ chân luôn khô ráo, hạn chế ngâm chân trong nước để điều trị bệnh triệt để
Bệnh nấm nóng
Trong các bệnh nấm da thường gặp thì nấm móng là bệnh nhiều người mắc phải, chủ yếu là do nấm Candida và nấm sợi tơ Dermatophytes gây nên. Nấm móng khiến cho phần bên trong móng bị tổn thương, móng mọc ra bị biến dạng, mọc lởm chớm, vùng da xung quanh móng bị tổn thương cũng bị sưng đỏ. Nấm móng dễ lây lan từ móng này sang móng khác.
Triệu chứng bệnh nấm móng
- Màu sắc móng thay đổi, chuyển sang màu ngà, vàng hoặc nâu đen
- Bề mặt móng xù xì, không còn độ bóng, móng bị khuyết hoặc nhô lên cao, bề mặt móng lỗ chỗ hoặc hình thành rãnh, dưới các rãnh này có vụn bột.
- Móng trở nên dày hơn bình thường, có khối dày sừng và cứng ở bên dưới
- Bên dưới móng có nhiều bột vụn gồm vi nấm và chất bẩn gây ra mùi khó chịu
- Viêm nhiễm quanh móng gây đau nhức, sưng đỏ, có mủ màu trắng hoặc vàng
Cách điều trị nấm móng
- Điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ: thuốc được dùng để bôi lên phần móng bị nhiễm nấm sau khi đã rửa và cạo sạch vùng tổn thương, bôi 2 - 3 lần/ngày.
- Điều trị bằng thuốc uống: sử dụng thuốc kháng nấm đường uống cần có kê đơn hoặc sự tư vấn của bác sĩ. Những loại thuốc này giúp móng mới mọc không bị nhiễm trùng, từ từ thay thế phần bị nhiễm bệnh.
- Điều trị nấm móng bằng phẫu thuật: loại bỏ móng nhằm tránh nhiễm trùng nghiêm trọng và đau đớn cho người bệnh. Sau đó bôi thuốc chống nấm trực tiếp vào vị trí nhiễm trùng. Phần móng bị cắt bỏ tạm thời sẽ mọc lại sau đó.
Nấm da đầu
Nấm da đầu là bệnh da liễu, nhiễm trùng da do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc gây tổn thương tóc, nang tóc da đầu và vùng da xung quanh.
Triệu chứng nấm da đầu
Dấu hiệu bệnh nấm da đầu bao gồm:
- Xuất hiện các nốt sần nhỏ nằm trên phía da đầu
- Tiến triển thành các vảy mỏng, khi các lớp vảy này bong ra sẽ khiến cho da đầu hói tạm thời
- Cảm giác ngứa ngáy khó chịu
- Trường hợp nặng còn có thể loét và chảy mủ, hói đầu, có mùi hôi
Cách điều trị nấm da đầu
- Điều trị nấm da đầu bằng các biện pháp dân gian: gội đầu với bồ kết, chanh tươi, muối biển, lá ổi,...những nguyên liệu thiên nhiên có khả năng diệt khuẩn và trị nấm
- Sử dụng thuốc trị nấm
- Giữ cho tóc khô và sạch, không dùng chung lược, gối, mũ, chậu giặt….với người bị bệnh.
Nấm bẹn
Nấm bệnh là bệnh do nấm sợi trên da thường gặp ở người kém vệ sinh hoặc bị suy giảm miễn dịch như thừa cân, mắc bệnh tiểu đường,...
Triệu chứng bệnh nấm bẹn
- Triệu chứng ban đầu là vùng da bị đỏ, đôi khi có màu nâu hay ngả màu xám đối với người có màu da sẫm màu
- Sưng và ngứa ngáy ở vùng nếp bẹn từ chỗ xuất hiện vùng da đỏ dần xuống đến vùng háng, cho đến mặt trong của đùi và phần eo, mông
- Thời gian sau, vùng da tổn thương bị bong vảy và có viền bờ nhô cao hơn vùng da lành, có thể kèm theo bong tróc, nứt nẻ, cảm giác ngứa và đau tăng lên
Cách điều trị bệnh nấm bẹn
- Điều trị bằng thuốc kháng nấm tại chỗ
- Có thể kết hợp thuốc uống trị nấm theo chỉ định của bác sĩ
- Chú ý chế độ sinh hoạt, vệ sinh cơ thể hàng ngày
Bệnh nấm da có lây không?
Có. Nấm da là bệnh lây truyền qua các con đường như:
Từ người sang người: qua tiếp xúc, dùng chung đồ vật với người bị bệnh
Từ động vật sang người: tiếp xúc với con vật nhiễm nấm cũng có thể gây ra các biểu hiện bệnh
Từ đồ vật sang người: vi nấm bám ở quần áo, ga trải giường hay những đồ vật mà người bệnh từng tiếp xúc. Từ đó làm tăng nguy cơ lây lan sang người, đặc biệt là những người trong cùng gia đình
Bệnh nấm da có nguy hiểm không?
Bệnh nấm da không quá nguy hiểm nếu sớm phát hiện và có biện pháp chữa trị. Nếu tình trạng nhiễm nấm diễn ra kéo dài không chỉ lây lan sang nhiều vị trí trên cơ thể mà còn lây bệnh nấm da cho những người xung quanh.
Trường hợp bệnh nấm da nghiêm trọng có thể dẫn đến mưng mủ, nhiễm trùng gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và thẩm mỹ.
Bệnh nấm da có chữa được không?
Bệnh nấm da được chữa khỏi hoàn toàn nhờ vào nhiều phương pháp điều trị như sử dụng thuốc bôi tại chỗ, thuốc kháng sinh, phẫu thuật loại bỏ vùng nhiễm nấm (đối với nấm móng),...Cùng với đó người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Cách phòng tránh bệnh nấm da
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: tắm rửa mỗi ngày, gội đầu thường xuyên, vệ sinh trước và sau khi ăn uống, đi vệ sinh
- Không mặc quần áo còn ẩm ướt, quần áo chật sẽ tạo điều kiện để nấm hắc lào phát triển và xâm nhập
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là người đang bị bệnh nấm da
- Tránh làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi
- Tránh sử dụng những sản phẩm có chứa hóa chất tẩy mạnh
- Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin: ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm lợi khuẩn tốt,...tránh xa rượu bia, thuốc lá
- Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý
- Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và cơ thể khỏe mạnh
Trên đây là những bệnh nấm da thường gặp, triệu chứng nhận biết và cách điều trị dứt điểm. Hy vọng bài viết đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích!

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...