- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Viêm màng não có lây không? Phòng ngừa như thế nào?
Viêm màng não có lây không? Phòng ngừa như thế nào?

Viêm màng não là một bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nguy cơ tử vong cao. Vậy viêm màng não có lây không, cách phòng ngừa như thế nào?
Nhắc đến viêm màng não chúng ta đều biết đến một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm. Thông thường mọi người nghĩ bệnh này chỉ xảy ra ở trẻ em nhưng thực tế người lớn cũng có nguy cơ nhiễm viêm màng não.
Viêm màng não là gì?
Màng não là các lớp màng mỏng bao phủ bên ngoài, bảo vệ não và tủy sống. Màng não gồm ba lớp mô: màng cứng (ngoài cùng), màng nhện (ở giữa), màng mềm (ở trong). Viêm màng não là tình trạng nhiễm khuẩn lớp màng bao quanh não và tủy sống. Bệnh này thường do thường do vi khuẩn HI, phế cầu, mô cầu hoặc do virut, kí sinh, nấm gây ra.
Nguyên nhân viêm màng não
Viêm màng não do vi khuẩn
Đây là một trong những dạng nguy hiểm nhất của viêm màng não. Bệnh diễn tiến nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Trung bình cứ ứ 100 người mắc bệnh thì có khoảng 20 - 25 người tử vong dù đã được điều trị kịp thời.
Viêm màng não do virus
Bệnh viêm màng não do virus rất khó phát hiện vì có những dấu hiệu tương tự với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, dạng bệnh này tương đối nhẹ. Người bệnh có thể hồi phục với những phương thức điều trị đơn giản.
Viêm màng não do HI
Viêm màng não do HI (viết tắt của vi khuẩn Haemophilus influenzae type B). Chủng vi khuẩn này thường được tìm thấy trong mũi và họng của người bệnh và lây truyền qua đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, trò chuyện. Những giọt nước li ti bắn ra mang theo vi khuẩn viêm màng não, nếu người khỏe mạnh hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.
Viêm màng não do mô cầu
Viêm màng não do mô cầu xuất hiện quanh năm nhưng mùa xuân và mùa hè là thời gian có tỷ lệ người mắc cao nhất. Bởi lẽ thời tiết đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những di chứng thần kinh, trường hợp nghiêm trọng nhất là tử vong.
Viêm màng não do phế cầu
Dạng bệnh viêm màng não này do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên. Đối tượng có nguy cơ mắc phải là người nghiện rượu, viêm xoang, đái tháo đường viêm xoang, viêm tai giữa vết thương sọ não...
Dấu hiệu nhận biết viêm màng não
Dấu hiệu viêm màng não ở người lớn
- Sốt cao
- Đau đầu dữ dội
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Đau cổ, cứng cổ gáy
- Nôn hoặc buồn nôn với đau đầu
- Động kinh
- Buồn ngủ hoặc khó thức dậy
- Rối loạn chức năng não (hôn mê, lú lẫn, lơ mơ)
Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Sốt cao
- Khóc liên tục
- Buồn ngủ hoặc khó chịu
- Không hoạt động hoặc trì trệ
- Ăn kém
- Thóp phồng
- Cứng trong cơ thể của bé và cổ
- Động kinh
Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết thể hiện hoặc thể hiện không rõ ràng nên người lớn cần chú ý để nhận biết sớm được dấu hiệu trẻ mắc viêm màng não.
Viêm màng não có lây không tùy vào nguồn lây bệnh
Dạng viêm màng não không có khả năng lây truyền
- Viêm màng não do nấm Cryptococcus gây ra, thường tấn công vào những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân ung thư, HIV. Tuy nhiên rất hiếm gặp và không truyền nhiễm
- Viêm màng não do ký sinh trùng - một loại amip siêu nhỏ có tên là Naegleria fowleri, thường sống ở nguồn nước ô nhiễm. Do đó, người thường xuyên sử dụng những nguồn nước này có nguy cơ mắc viêm màng não cao nhưng bệnh không có khả năng lây truyền từ người sang người
- Viêm màng não do chấn thương: biến chứng hiếm gặp của những ca phẫu thuật liên quan đến hệ thần kinh hoặc tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh lupus, ung thư. Dạng viêm màng não này không xuất phát từ yếu tố nhiễm trùng nên không lây truyền
Dạng viêm màng não dễ lây truyền
Viêm màng não do virus
Viêm màng não do virus là dạng bệnh thường gặp nhất nhưng đa số không gây nguy hiểm đến tính mạng. Hai loại virus gây bệnh thường gặp nhất là enterovirus và arbovirus.
Bệnh viêm màng não do virus enterovirus lây truyền mạnh qua tiếp xúc với nước bọt, phân hoặc dịch nhầy từ mũi của bệnh nhân. Trong khi arbovirus lây nhiễm gián tiếp qua muỗi cắn. Bởi vậy, mùa hè và đầu mùa thu, khi thời tiết thuận lợi để muỗi sinh sôi thì cũng là lúc bệnh viêm màng não dễ bùng phát nhất.
Viêm màng não do vi khuẩn
Viêm màng não do hai loại vi khuẩn mô cầu là Neisseria meningitidis và Streptococcus pneumoniae gây ra diễn tiến nhanh, người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Dạng viêm màng não này lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn, vi trùng có trong chất dịch, chất tiết hầu họng của người bệnh. Khi ho, hắt hơi, trò chuyện, những giọt nước li ti bắn ra sẽ mang theo vi khuẩn. Người khỏe mạnh hít phải sẽ mắc bệnh.
Thông thường vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh sẽ đi vào cơ thể người lành, thấm vào máu rồi xâm nhập vào màng não và gây bệnh. Mặc dù vậy, rất hiếm trường hợp viêm màng não lây trực tiếp từ người qua người.
Ngoài ra, viêm màng não cũng lây gián tiếp qua tiếp da, sử dụng chung các đồ vật với người bệnh, tiếp xúc với các bề mặt chứa vi khuẩn. Tuy nhiên, viêm màng não không lây qua tiếp xúc thông thường, không lây bằng cách hít thở không khí chung.
Phòng ngừa viêm màng não
Trẻ em có nguy cơ mắc viêm màng não cao hơn người lớn. Một phần vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng yếu, ngoài ra còn vì nhiều yếu tố tác động khác. Để phòng ngừa bệnh lý này thì tiêm vắc xin là cách hiệu quả và tác dụng lâu dài nhất.
Hơn nữa, để phòng tránh lây nhiễm viêm màng não bạn cần nhớ:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là khi ra ngoài và đến nơi đông người, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã và chăm sóc bệnh nhân.
- Lau dọn nhà cửa, dọn dẹp xung quanh môi trường sống
- Tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc dạng viêm màng não dễ lây truyền. Nếu bắt buộc tiếp xúc cần có biện pháp bảo đảm và nên vệ sinh cơ thể ngay sau đó
- Không dùng chung vật dụng với người bệnh (cốc, khăn mặt, bàn chải đánh răng,...)
- Ăn chín, uống sôi, tránh dùng thực phẩm dạng tái, sống vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao
- Bổ sung vitamin và khoáng chất qua các loại thực phẩm như rau củ quả, trái cây tươi hoặc TPCN để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch
- Ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích
- Luyện tập thể dục thể thao với mức độ và tần suất phù hợp để cải thiện sức khỏe
Lời kết
Viêm màng não có khả năng lây truyền và nguy cơ tử vong của người bệnh rất cao. Bởi vậy nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm, hạn chế tối đa biến chứng và hệ quả không mong muốn. Quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để không nhiễm bệnh.
Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic.org, healthline.com

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...