- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Ung thư cổ tử cung là gì, có chết không, phương pháp điều trị hiệu quả
Ung thư cổ tử cung là gì, có chết không, phương pháp điều trị hiệu quả

Ung thư cổ tử cung là khái niệm không còn quá xa lại đối với xã hội hiện đại, khi mà tuổi mắc bệnh và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng lên…
<p>Mắc bệnh ung cổ tử cung có chết không? Đây có lẽ là câu hỏi của hầu hết các bệnh nhân tuy nhiên vẫn chưa có câu trả lời nào đúng với trọng tâm câu hỏi cả, hiểu được hoang mang của bệnh nhân bài viết dưới đây mình xin trả lời lần lượt câu hỏi, bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu lần lượt qua bài viết dưới đây nhé.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Mỗi năm Việt Nam có tới 4117 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, và có 2420 phụ nữ tử vong do căn bệnh này, hiểu rõ hơn mỗi ngày sẽ có 7 phụ nữ chết do căn bệnh này. Nhận định này sẽ trả lời cho câu hỏi trên đầu bài, tuy nhiên không phải cứ mắc ung thư cổ tử cung sẽ là bước đường cùng, chúng ta cần hiểu bệnh thì tự nhiên ắt hẳn sẽ có những phương pháp điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến của phụ nữ trên thế giới, tuy nhiên bệnh nhân có khả năng được chữa khỏi bệnh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Khoa học tiến bộ vượt bậc nên ngày càng nhiều phương pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nên số người mắc bệnh này cũng giảm dần.
Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung
+ Cũng giống như những căn bệnh khác ở giai đoạn đầu mới chớm bệnh sẽ không có biểu hiện nào cụ thể, tuy nhiên khi khối u đã lớn thì bệnh nhân sẽ có những biểu hiện cụ thể sau:
+ Đau vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu, đau khi quan hệ tình dục
+ Tiết dịch âm đạo bất thường, trong dịch có thể lẫn với máu
+ Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
+ Một số bệnh nhân cũng xuất hiện các triệu chứng khác, tuy nhiên do không phổ biến nên bác sĩ không đề cập đến.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào của phụ nữ, không phân biệt tuổi tác, quốc gia.
Dưới đây là một số nguy cơ gây nên bệnh ung thư cổ tử cung:
+ Người nghiện thuốc lá
+ Người nhiễm HPV 16, và virus 18
+ Bệnh nhân thừa cân, béo phì
+ Người miễn dịch yếu
+ Sử dụng thuốc tránh thai, các dụng cụ ngừa thai lâu dài
+ Những người có tiền sử gia đình, có bà, mẹ mắc ung thư cổ tử cung, ung thư vú.
+ Người mang thai sớm, sinh con quá 3 lần cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Đầu tiên chúng ta cần nhắc đến mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, ung thư cổ tử cung sẽ gây đau bụng dưới và khoang chậu, máu chảy, khí hư bất thường và có mùi hôi.
Có nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh nhưng đã quá muộn phải bắt buộc cắt bỏ cổ tử cung, hoặc xạ trị gây mất chức năng tử cung và buồng trứng, cùng với đó bệnh nhân bị suy giảm chức năng tình dục và mất khả năng có con ở phụ nữ.
Chính vì thế nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng hơn, có thể gây biến chứng nặng nề như: suy thận, phù chân, thiếu máu, di căn ác tính đến các cơ quan: Phổi, gan, xương…
Hiện nay nền y khoa hiện đại, bệnh ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm, bệnh càng được phát hiện sớm tỉ lệ chữa khỏi càng cao, nếu để bệnh muộn khả năng chữa khỏi bệnh giảm, tốn nhiều thời gian, tiền bạc.
Tùy theo từng giai đoạn của ung thư cổ tử cung mà khả năng điều trị thành công sẽ thay đổi, cụ thể chia ra làm các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn tại chỗ: Bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và được các chuyên gia hàng đầu về phụ khoa và ung bướu điều trị tích cực, lúc này cơ hội sống trên 5 năm có thể lên đến 96%.
+ Giai đoạn 1: Tỷ lệ sống trên 5 năm giảm còn 80-90%.
+ Giai đoạn 2: Khả năng sống sót trên 5 năm còn 50-60%.
+ Giai đoạn 3: Chỉ còn 25-35% cơ hội để bệnh nhân sống trên 5 năm.
+ Giai đoạn 4: Con số này chỉ còn dưới 15%.
+ Trên 90% bệnh khi tái phát di căn xa sẽ tử vong trong vòng 5 năm
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán
Đầu tiên bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp Pap để chẩn đoán bệnh xem bạn có mắc ung thư cổ tử cung hay không, nếu mắc thì ở giai đoạn nào, sau đó bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp chuyên sâu hơn bằng cách thực hiện một số xét nghiệm:
+ Soi tử cung
+ Sinh thiết khoét chóp
+ Nếu bác sĩ kết luận bạn chắc chắn mắc ung thư cổ tử cung bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm tiếp theo:
+ Xét nghiệm máu, kiểm tra xương thận
+ Kiểm tra các cơ quan xung quanh cổ tử cung
+ Chup CT, MRI, X-quang…
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả
Tùy chọn vào mức độ nguy hiểm, thể trạng bệnh nhân bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
+ Phẫu thuật: Tùy tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể được phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, hoặc cắt bỏ luôn tử cung. Có trường hợp bệnh nặng có thể bị cắt bỏ cả cổ tử cung, tử cung, âm đạo, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng, trực tràng.
+ Xạ trị: Thực hiện ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sẽ được xạ trị hoặc phối hợp với phẫu thuật. Ở giai đoạn cuối của bệnh thì xạ trị kết hợp với hóa trị liệu để giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân.
+ Hóa trị: Thường được thực hiện khi bệnh tình đã nặng, bác sĩ sẽ dùng phương pháp này để ngăn chặn ung thư phát triển rộng, có thể thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào tĩnh mạch cơ thể bệnh nhân.
Bạn lưu ý tất cả các phương pháp trên đều sẽ mang lại tác dụng phụ: hẹp âm đạo, mãn kinh sớm, tắc nghẽn hạch bạch huyết.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư cổ tử cung:
+ Xét nghiệm bằng phương pháp Pap thường xuyên để kiểm tra phát hiện các tế bào dị thường.
+ Tiêm ngừa HPV, đặc biệt HPV 16 và HPV 18.
+ Tham khảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh từ các chuyên gia dinh dưỡng.
+ Quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm virus HPV gây bệnh.
Có thể nói ung thư chính là căn bệnh nguy hiểm, thế nhưng không có nghĩa là không phòng ngừa và điều trị được. Điều quan trọng nhất để chống chọi với bệnh ung thư chính là tinh thần, tư duy tích cực, kiên trì điều trị bệnh.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh nhé !
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...