- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Ung thư Amidan: Nguyên nhân triệu chứng, nhận biết các giai đoạn bệnh
Ung thư Amidan: Nguyên nhân triệu chứng, nhận biết các giai đoạn bệnh

Ung thư Amidan - Ung thư được coi là căn bệnh quái ác, hầu hết những người không may bị ung thư đều có chung suy nghĩ “chắc mình không sống được bao lâu nữa”. Vậy ung thư amidan có phải ngoại lệ?
Có thể nói, trong những loại ung thư vùng đầu cổ thì ung thư amidan là căn bệnh khá hiếm, tuy nhiên hiếm nhưng không có nghĩa là không có người mắc phải. Nhưng chính vì hiếm gặp nên hầu hết mọi người có rất ít kiến thức về nó, ung thư amidan nó cũng chia ra làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có cách điều trị bệnh khác nhau, để hiểu rõ hơn nữa về mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ung thư amidan là gì?
Amidan là hai bộ phận có hình bầu dục phía sau miệng và là một phần hệ thống miễn dịch có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp amidan đột biến hoặc phát triển bất thường người ta gọi là ung thư amidan.
Ung thư amidan có nguy hiểm không?
Ung thư amidan là bệnh lý ác tính ở đường hô hấp của con người, tuy hiếm gặp, phát triển chậm nhưng lại có tỉ lệ tử vong khá cao do nó có thể gây di căn đến các bộ phận lân cận, những biểu hiện ban đầu không mấy rõ rệt nên người bệnh rất dễ nhầm lẫn với chứng bệnh khác dẫn đến xem nhẹ bệnh, lâu dài lúc bệnh đã tiến triển xấu, bệnh nhân mới có những biểu hiện rõ hơn: Hạch nổi nhiều chèn ép vùng cổ họng, mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, và nguy hiểm hơn người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Nguyên nhân gây ung thư amidan
Theo các bác sĩ, tuy là căn bệnh nguy hiểm thế nhưng giai đoạn đầu tiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị được. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nào thống kê các nguyên nhân gây bệnh theo đúc kết và phỏng đoán từ các bệnh nhân khác người ta chỉ ra, ung thư amidan bắt nguồn từ những yếu tố sau:
+ Do sự tác động của virus: Virus chủ đạo là papillomavirus đây là loại virus gây bệnh u nhú ở người, virus này lây qua đường tình dục là chính.
+ Do thực phẩm chứa nhiều chất kích thích: Những chất kích thích điển hình là rượu, bia, thuốc lá… vòm họng khi tiếp xúc quá nhiều với khói độc dần dần cũng khiến niêm mạc amidan bị kích thích và viêm nhiễm, tổn thương lâu ngày sẽ hình thành nên các tế bào ung thư.
+ Do tiếp xúc với bức xạ: Trường hợp này do bệnh nhân bị một căn bệnh nào đó phải điều trị bằng bức xạ, hóa trị, xã trị… những bức xạ này cũng khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư amidan giai đoạn đầu.
+ Do di truyền: Những bạn sinh ra trong gia đình có người thân từng bị ung thư amidan thì chắc chắn nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
+ Do việc vệ sinh răng miệng kém: Không vệ sinh răng miệng đúng cách cũng sẽ là cơ hội để cho các mầm bệnh có nguy có sinh sôi, phát triển, vi khuẩn xâm nhập có thể gây viêm amidan và cuối cùng nặng hơn là ung thư amidan.
Những triệu chứng ung thư amidan
Như ở trên đã chia sẻ, ở giai đoạn đầu tiên biểu hiện của bệnh không mấy rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng khác, vậy nên mọi người cần đặc biệt lưu ý để có thể nhận biết biết bệnh một cách chính xác nhất và có những hướng điều trị kịp thời, dưới đây là những biểu hiện cụ thể:
+ Có cảm giác đau: Cảm giác đau xuất hiện rõ nhất khi bạn nuốt đồ ăn, nuốt nước bọt, mức độ đau có thể tăng theo thời gian, và vị trí cũng thể lan rộng ra tai, cổ, đỉnh đầu…
+ Khó nuốt: Cảm giác đau và khó nuốt do vị trí amidan xuất hiện u bướu, nổi hạch, tế bào ung thư…
+ Xuất hiện tình trạng chảy máu: Ở giai đầu bệnh nhân chỉ đôi khi khạc ra một chút đờm, với trường hợp bệnh nhân khạc ra máu đầu tiên bệnh nhân có thể cầm tuy nhiên nếu thời gian lâu, và máu ra nhiều bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nhé.
+ Khó phát âm: Amidan sưng to, cảm giác họng đau đớn khó chịu nên nhiều khi người bệnh còn cảm thấy khó khăn hơn trong việc phát âm, việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh, tuy chưa rõ ràng nhưng bạn cũng nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp, Chẩn đoán phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tăng nặng, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.
Nhưng ai có nguy cơ mắc ung thư amidan
Theo nghiên cứu bệnh ung thư amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới:
+ Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư amidan, bao gồm:
+ Lối sống kém lành mạnh, người bệnh nghiện hút thuốc lá, nghiện bia rượu...
+ Môi trường sống không sạch sẽ, không vệ sinh răng miệng đúng cách.
+ Người suy yếu hệ thống miễn dịch, người bị nhiễm virus HPV.
+ Người từng thực hiện các ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng, những người sinh ra trong gia đình có tiền sử có người mắc bệnh.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán
Ban đầu bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, xét nghiệm, chụp X-Quang, CT, MRI để kết luận chính xác bệnh nhân có bị mắc bệnh ung thư hay không, rồi chỉ ra các giai đoạn và cụ thể những biện pháp chữa trị thích hợp
+ Giai đoạn I: Khối u nhỏ dưới 2cm nằm trong khu vực amidan và không di căn đến hạch bạch huyết gần đó.
+ Giai đoạn II: Khối u kích thước từ 2 – 4cm và chưa di căn.
+ Giai đoạn III: Khối u lớn hơn 4cm và đã di căn đến hạch cổ cùng với khối u, các hạch bạch huyết có kích thước 3cm hoặc nhỏ hơn.
+ Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn nguy hiểm và phức tạp nhất.
Phương pháp điều trị ung thư Amidan
Như ở trên đã chia sẻ, phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn của bệnh, tuy nhiên về cơ bản có 3 phương pháp cơ bản sau:
+ Phẫu thuật: Phương pháp này để loại bỏ khối ung thư, hình thức này áp dụng cho các bệnh nhân giai đoạn đầu I, II
+ Hóa trị: Áp dụng cho các bệnh nhân giai đoạn III, I.
+ Xạ trị: Tiêu diệt tế bào ung thư bị sót lại, tùy vào sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sử dụng loại tia nào.
Chế độ sinh họat phù hợp
+ Hạn chế sử dụng, tiếp xúc với chất kích: Rượu, bia, thuốc lá…
+ Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn nhiều ranh xanh, trái cây.
+ Có những biểu hiện , triệu chứng bất thường thì đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
+ Thường xuyên thể dục
+ Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, bảo vệ răng miệng sạch sẽ.
Trên đây là những chia sẻ hiểu biết về căn bệnh ung thư amidan, hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho các bạn, nếu bạn còn thắc mắc điều gì hãy liên hệ đến hotline 0901.666.300 để được tư vấn miễn phí.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Lưu ý "Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. "

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...