- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Tụt lợi là gì? Điều trị tụt lợi có mất nhiều tiền không?
Tụt lợi là gì? Điều trị tụt lợi có mất nhiều tiền không?

Tụt lợi là gì? Những triệu chứng thường gặp của tụt lợi? Tụt lợi có chữa được không? Mất nhiều tiền không?
<p>
Những câu hỏi về bệnh lý tụt lợi hiện nay được rất nhiều các bạn quan tâm, hiểu được những tâm lý hoang hoang này cũng như mong muốn cung cấp những kiến thức đến phòng tránh và điều trị tụt lợi, mời các bạn tìm hiểu qua biết dưới đây nhé.
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi chính là tình trạng lợi di chuyển về phía cuống răng, để lộ bề mặt chân răng. thông thường bệnh tụt lợi còn được biết đến là bệnh tụt nướu răng.
Tụt lợi là biểu hiện của việc mất xi măng , mòn cổ răng, để lộ ngà răng, thông thường tụt lợi gây ra tình trạng ê buốt, và mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng.
Những nguyên nhân gây nên bệnh tụt lợi
Thứ nhất: Do viêm quanh răng
Viêm lợi quanh răng nếu không được điều trị lâu dài có thể gây ra bệnh tụt lợi lâu dài, về bệnh tụt lợi do viêm quanh răng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu, sưng lợi.
Thứ hai: Thụt lợi do cấu trúc răng
Nếu như lớp xương phủ bề mặt của chân răng quá mỏng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tụt lợi, răng mọc lệch, mọc chìa, ra ngoài cung hàm cũng hay gặp phải bệnh tụt lợi.
Do di truyền
Cũng có một số bệnh nhân bị tụt lợi được cho là nguyên nhân do di truyền
Đánh răng quá mạnh
Đánh răng để lấy đi vi khuẩn có hại rất tốt, tuy nhiên nếu đánh răng quá thường xuyên và lực quá mạnh thì đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn rất dễ bị tụt lợi đó.
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tụt lợi, bởi vì nếu vệ sinh kém dẫn đến tình trạng vi khuẩn bám vào răng, từ đó dẫn đến tình trạng tụt lợi.
Do mất răng
Nếu lợi bị mất đi một con răng dẫn đến tình trạng tiêu nướu, khi nướu ở khu vực có răng bị mất teo lại sẽ kéo theo cả khu vực khác, và dần dần bạn sẽ bị tụt lợi.
Những biểu hiện bệnh tụt lợi
+ Những dấu hiệu ban đầu tụt lợi sẽ có những biểu hiện sau:
+ Sưng tấy đỏ
+ Khi đánh răng hoặc cắn phải vật cứng sẽ gây chảy máu chân răng
+ Chảy máu chân răng thường xuyên
+ Co tủy răng
+ Hôi miệng
+ Tiết nhiều nước bọt
+ Răng lung lay, yếu, dễ rụng
Khi nào bệnh nhân tụt lợi nên đến gặp bác sĩ
Nếu phát hiện những biểu hiện trên bạn nên nhanh chóng đến ngay phòng khám nha khoa uy tín hay viện nghiên cứu để được kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh sớm bạn sẽ có nhiều khả năng lành bệnh và mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguy cơ mắc phải bệnh tụt lợi
+ Những người vệ sinh răng miệng kém
+ Những người có tiền sử bị bệnh tụt lợi
+ Những người có răng mọc, gãy bất thường
Điều trị tụt lợi hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán
Trước tiên nha sĩ tiến hành điều tra những bệnh sử, khám tổng quát, sau đó để xác định chính xác các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị tụt lợi hiệu quả
Để điều trị tụt lợi, bác sĩ có những phương pháp điều trị tùy với mỗi trường hợp, cụ thể:
Giai đoạn nhẹ:
Đây được coi là giai đoạn mới phát hiện của bệnh, chính vì thế cách điều trị cũng dễ dễ dàng như sau:
Đánh răng đúng cách để lấy đi mảng bám thức ăn và vi khuẩn.
Bạn có thể dùng thêm nước súc miệng để giảm ê buốt, và mòn chân răng.
Không dùng tăm để xỉa răng thay vào đó hãy sử dụng chỉ nha khoa.
Khi phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu, bạn có thể tìm cách khắc phục nhanh chóng.
Những phương pháp trên sẽ so tác dụng hạn chế sự tiến triển của tụt lợi.
Giai đoạn nặng hơn
Đa số những bệnh nhân tụt lợi sẽ được điều trị bằng phương pháp ghép vạt lợi, để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng: Các phương án che phủ chân răng bao gồm: Vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô.
Tùy theo số lượng, vị trí và mức độ tụt lợi mà bác sĩ sẽ có những đánh giá và đưa ra những phương án phù hợp nhất đối với bệnh nhân ấy, bạn không nên sử dụng phương pháp của người khác, cũng không nên tự ý bỏ quy trình khi đang điều trị.
Chế độ sinh hoạt phòng ngừa tụt lợi
Những phương pháp sau đây có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh tụt lợi
+ Lựa chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng phù hợp cùng với đó bạn nên dùng nước súc miệng để kháng khuẩn ( Bước này để không làm hại đến men răng).
+ Kiểm tra răng miệng thường xuyên theo định kỳ 6 tháng 1 lần, có thể lấy cao răng, và phát hiện kịp thời những vấn đề về răng miệng.
+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, để cung cấp dưỡng chất cho răng luôn được chắc khỏe.
Qua bài chia sẻ trên đây về bệnh tụt lợi chắc hẳn các bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi trên đầu bài rồi đúng không nào? Hy vọng bài biết sẽ mang đến bạn những thông tin mới mẻ và hữu ích.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết, chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...