- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Triệu chứng HIV là gì? Người bị nhiễm HIV có thể sống được trong bao lâu?
Triệu chứng HIV là gì? Người bị nhiễm HIV có thể sống được trong bao lâu?

HIV, HIV - AIDS hay còn biết đến là căn bệnh thế kỷ mà theo nhiều người nó rất đáng sợ và có thể đe dọa mạng sống của chúng ta bất cứ lúc nào…
HIV chính là căn bệnh nguy hiểm, có thể lây nhiễm cho cả hai giới, HIV có thể tấn công vfa phá hủy hệ miễn dịch của con người, không giống như những loại virus khác, virus gây nên bệnh thế kỷ HIV có khả năng tấn công là làm suy yếu hệ miễn dịch con người bằng cách tiêu diệt tế bào CD4.
Vậy triệu chứng HIV là gì? Người bị nhiễm HIV có thể sống được trong bao lâu? Hãy cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe chia sẻ qua bài viết dưới đây, nếu bạn đang quan tâm thì hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu chung
HIV - AIDS là bệnh gì?
HIV thực chất là viết tắt của cụm từ human immunodeficiency virus đây được coi là loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
HIV - AIDS là hội chứng làm suy giảm hệ miễn dịch ở người, bệnh liệt kháng là bệnh gây ra do cơ thể người mắc phải một số virus gây suy giảm hệ miễn dịch.
HIV chính là nỗi sợ hãi của rất nhiều người, người ta thường gọi đó là căn bệnh thế kỷ vì hiện nay vẫn không thể chữa khỏi và không có chủng phòng ngừa, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có thuốc kháng virus để làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây nên bệnh HIV
Nguyên nhân mắc bệnh HIV chính là do virus HIV gây ra, nó gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở người.
Thông thường hệ thống miễn dịch có tác dụng huy động các yếu tố miễn dịch trong đó tế bào bạch cầu lympho TCD4 đóng vai trò chỉ huy, từ đó có thể phòng ngừa những tác nhân xâm nhập vào cơ thể.
Còn tế bào HIV khi vào cơ thể, chúng sẽ tấn công và chiếm lấy tế bào TCD4 sau đó phá vỡ lên tế bào này, khi tế bào này bị phá vỡ thì khả năng chống lại bệnh tật của tế bào không còn nữa, TCD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng suy giảm.
Qua nhiều năm cơ thể sẽ từ từ mất đi khả năng miễn dịch từ đó không thể chống lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, cơ thể có thể mắc một số những vấn đề sức khỏe và nặng có thể dẫn đến tử vong.
Có rất nhiều những con đường có thể dẫn đến lây nhiễm HIV, dưới đây chính là một số những nguyên nhân cơ bản như sau:
Đường máu
Virus HIV có thể lây nhiễm nếu sử dụng chung bơm kim tiêm, ống chích với những người đã nhiễm HIV, truyền máu của những người bị nhiễm HIV cho những người chưa nhiễm.
Lây nhiễm qua đường tình dục
Người bị nhiễm HIV sẽ có tính trùng hoặc dịch âm đạo có chứa virus gây nên bệnh HIV, khi quan hệ hỗn tạp những dung dịch này sẽ kết hợp với virus sẽ thâm nhập vào cơ thể thông qua những tổn thương ở mô trong quá trình giao hợp.
Lây nhiễm HIV qua đường từ mẹ sang con
Nếu mẹ bị nhiễm HIV thì có thể truyền sang con, trong quá trình sinh con và đang cho con bú.
Bệnh HIV hoàn toàn không lây nhiễm qua đường không khí, cũng không lây nhiễm khi dùng chăm chung, trù khi bạn tiếp xúc với vết thương hở của người nhiễm HIV.
Dấu hiệu, triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng chung khi nhiễm HIV
HIV được chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện khác biệt, cụ thể:
Giai đoạn cấp tính
Đây chính là giai đoạn 2 - 4 tuần sau khi phơi nhiễm, có thể có những triệu chứng giống với bị nhiễm trùng cấp tính, với những biểu hiện như: bị sốt, đau đầu, đau cổ họng, mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết., những triệu chứng này sẽ khỏi trong vòng 1 tuần.
Rất khó có thể nhận ra HIV ở giai đoạn đầu vì trong giai đoạn này bệnh thường không có những triệu chứng đặc thù nào, đây chính là giai đoạn dễ dàng lây nhiễm nhất cho người xung quanh.
Ở giai đoạn này người bị nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh không khác gì người bình thường, bệnh chỉ có thể được phát hiện khi đã được xét nghiệm chứ không thể dùng những biện pháp chẩn đoán thông thường.
Giai đoạn mãn tính
Tùy thuộc cơ địa khác nhau, giai đoạn này sẽ kéo dài 1 tuần cho đến 20 năm, trong giai đoạn này HIV hoạt động trong những bạch huyết, từ đó làm cho những bạch huyết bị sưng, nếu không cẩn thận bệnh nhân cũng rất dễ bị lây cho người khác,
Giai đoạn cuối HIV
Đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh HIV, khi lúc này cơ thể đã mất hoàn toàn khả năng miễn dịch, những tác nhân xấu từ môi trường đã bắt đầu thâm nhập vào cơ thể, gây nên một số những biến chứng nguy hiểm như:
- Cơ thể bị ung thư phổi, ung thư bạch hầu, ung thư thận
- Nhiễm nấm Candida species
- Viêm màng não do Cryptococcus
- Nhiễm Cryptosporidium gây tiêu chảy mãn tính
…
Những căn bệnh trên có thể dẫn đến một số những triệu chứng như:
- Tưa miệng, đau họng
- Nhiễm nấm âm đạo, gây đau rát khó chịu, những triệu chứng này thường xuyên tái phát.
- Viêm nhiễm vùng chậu.
- Cơ thể dễ bầm tím
- Sốt và mồ hôi ra nhiều vào ban đêm.
- Ho khan, khó thở
- Bệnh nhân có thể xuất hiện đồi mồi trên da, hoặc trong khoang miệng.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Bạn có khả năng cao bị nhiễm HIV - AIDS nếu như:
- Quan hệ tình dục không an toàn: không dùng bao cao su khi quan hệ, quan hệ qua đường hậu môn có nguy cơ cao hơn qua đường âm đạo, nguy cơ lây bệnh càng tăng nếu như quan hệ tình dục thường xuyên và với nhiều người.
- Bệnh có khả năng lây nhiễm cao hơn khi bạn có những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, những bệnh đó sẽ hình thành nên những vết lở loét ( và đó chính là điều kiện cho virus HIV phát triển và đi vào cơ thể.
- Người nghiện ma túy: Người nghiện ma túy thường có nhiều người dùng chung kim tiêm, và đó cũng chính là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của HIV - AIDS.
- Nam giới chưa cắt bao quy đầu: Nam giới chưa cắt bao quy đầu cũng có nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ đồng giới.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh HIV
Hiện nay theo thống kế có hơn 30 triệu người bị nhiễm HIV trên toàn thế giới, HIV là căn bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính, xu hướng tính dục.
Chính vì thế bạn có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu những nguy cơ, nếu bạn chưa biết rõ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ biết thêm thông tin.
Khi nào bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ
Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi có bất cứ những dấu hiệu nào nghi ngờ mình đã mắc bệnh, thăm khám và phát hiện bệnh sớm bác sĩ sẽ sớm có những phương pháp ngăn ngừa tiến triển bệnh kịp thời nhất.
Điều trị HIV hiệu quả
Những phương pháp chẩn đoán nhiễm HIV hiệu quả
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên những thói quen hàng ngày, di truyền, để xác định rõ hơn có thể xét nghiệm máu.
Những xét nghiệm cần để chẩn đoán bệnh:
- Đếm CD4: CD4 là loại bạch cầu HIV tấn công và tiêu diệt Người khỏe mạnh thường có CD4 từ 500 tới hơn 1000. Ngay cả khi không có triệu chứng, nhiễm HIV sẽ diễn tiến sang AIDS khi CD4 dưới 200.
- Số lượng virus: những người có số lượng virus cao trong cơ thể sẽ mắc bệnh nặng hơn.
- Kháng thuốc: tìm xem chủng HIV mà bạn mắc có kháng với loại thuốc nào không.
- Trong một số trường hợp, bác sẽ thực hiện chẩn đoán những biến chứng: ho lao, tổn thương gan, thận…
Thay đổi thói quen, phong cách sống
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh HIV
Bạn chỉ cần thực hiện những lưu ý như sau đã giảm thiểu khả năng mắc bệnh, cũng như ngăn ngừa diễn tiến của bệnh HIV:
- Tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc, hay uống thêm liều lượng bác sĩ đã kê theo những cảm tình cá nhân.
- Quan hệ tình dục an toàn, nếu không phải là vợ chồng thì nên dùng bao cao su khi quan hệ.
- Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, thể thao hợp lý.
Những biện pháp phòng ngừa HIV - AIDS hiệu quả
- Không tiêm chích ma túy
- Hiểu rõ những cách thức lây lan của HIV, để có những biện pháp phòng ngừa bản thân khỏi lây nhiễm.
- Hạn chế uống rượu, không dùng chất ma túy bởi đây là những chất có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động, thúc đẩy những hành vi không an toàn.
- Quan hệ tình dục an toàn: dùng bao cao su, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh thì nên đi xét nghiệm ngay lập tức.
- Tránh chạm vào máu, chất dịch của người khác ( chất dịch: tinh dịch, âm đạo, sữa mẹ, dịch ối, dịch não tủy, dịch xương khớp…)
- Những dụng cụ xét nghiệm, châm cứu, cần được tiệt trùng trước khi sử dụng.
- Chỉ truyền máu khi đã được xét nghiệm HIV, người hiến máu cần được xét nghiệm HIV trước khi cho máu.
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa lây nhiễm
- Ở những bà mẹ bị nhiễm HIV cần phải được dùng thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đứa bé khi sinh ra cần được xét nghiệm cần thiết, đưa trẻ đến những nơi chăm sóc và điều trị HIV để được theo dõi lâu dài.
- Phụ nữ bị HIV có thể lây nhiễm khi cho con bú, chính vì thế bạn nên cho sử dụng sữa bò thay cho sữa mẹ.
Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu?
Người bị nhiễm HIV có thể phải dùng thuốc cả đời để ngăn ngừa bệnh chuyển biến thành AIDS.
Theo như tham khảo từ những chuyên gia kết luận, HIV chính là bệnh mãn tính và phải dùng thuốc điều trị suốt đời, có thể sống thọ tới 50 năm chính vì thế HIV không phải là dấu chấm hết.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về bệnh hiv-aids, hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin mới mẻ và hữu ích. Các bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân nếu thấy hữu ích nhé.
Để biết được những tin tức thú vị khác, bạn vui lòng theo dõi website nhathuocsuckhoe.com, những tin tức ấy sẽ được cập nhật hàng ngày.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...