- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Tổng hợp kiến thức PHẢI BIẾT về ung thư tinh hoàn
Tổng hợp kiến thức PHẢI BIẾT về ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là căn bệnh của nam giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc, sinh hoạt vợ chồng…
Ung thư tinh hoàn là căn bệnh của nam giới, tuy con số thống kê số người mắc bệnh khá nhỏ 1% tổng số ung thư ở nam giới nhưng lại là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, vậy ung thư tinh hoàn là gì? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Mời các bạn hãy theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
Ung thư tinh hoàn là gì?
Trước khi nêu rõ khái niệm trên chúng ta hãy cùng tìm hiểu tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là một trong số các tuyến sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất và chứa tinh dịch, đây được biết là nơi sản xuất chính hormone nam, nó nằm ở dưới bìu ở bên dưới dương vật.
Ung thư tinh hoàn là bên trong đó các tế bào trở thành ác tính, tế bào ung thư có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn. Dựa vào nguyên nhân, biểu hiện người ta chia ra làm 2 loại ung thư tinh hoàn chính: U tinh và không phải u tinh
U tinh chiếm khoảng 30% các trường hợp ung thư tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn không phải u tinh là một nhóm các loại ung thư trong đó có ung thư biểu mô màng đệm, ung thư biểu mô dạng bào thai, u quái và u túi noãn.
Ung thư tinh hoàn cũng có thể phối hợp cả hai loại u này.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị ung thư tinh hoàn:
+ Tinh hoàn kích thước to hơn bình thường
+ Khi sờ vào có cảm giác đau, đau bên trong tinh hoàn
+ Đau lưng
+ Ở phần ngực căng cứng, núm vú to hơn bình thường
+ Ở vùng bìu máu và chất lưu bất thường.
Để biết chính xác bạn nên tiến hành tự kiểm tra
+ Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm khi da vùng bìu đang mềm.
+ Chú ý kích cỡ, hình dáng và độ lớn của tinh hoà xem có thay đổi hay không
+ Dùng 2 tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn, nếu kích thước hai bên không đều nhau bạn không nên quá lo lắng, vì đó là hết sức bình thường.
+ Kiểm tra mào tinh hoàn để xem có u bướu gì bất thường không.
+ Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn.
+ Nếu tinh hoàn bị sưng, có u cục nên đi kiểm tra chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.
Ung thư tinh hoàn nguy hiểm không? Sống được bao lâu?
Có thể nói ung thư tinh hoàn có thể sống được bao lâu chính là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất của các quý ông khi được chẩn đoán bản thân bị ung thư tinh hoàn, các anh đừng lo lắng quá nhé vì:
Ung thư tinh hoàn là căn bệnh không lây nhiễm, và có thể chữa khỏi, kể cả ngay cả khi tinh hoàn đã di căn tỉ lệ thành công vẫn là 73%, thông thường người ta thường chia ra làm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn I: ung thư chỉ khu trú ở tinh hoàn.
Giai đoạn II: bệnh đã lan rộng tới những hạch bạch huyết phụ cận.
Giai đoạn III: bệnh đã đã di căn vượt khỏi hạch bạch huyết, tới các nơi khác trong cơ thể, như gan hoặc phổi.
Như vậy, bệnh tuy có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng đó chỉ là câu chuyện của giai đoạn đầu thôi, còn không nếu để bệnh đi đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như gan sưng to, phù chân, hạch thượng đòn sưng to, và còn có thể dẫn đến đau lưng, ho, khó thở, không muốn ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau nhức xương…
Khi nào đến gặp bác sĩ
Như ở trên đã nói, bệnh sẽ được chữa trị dứt điểm ở những giai đoạn đầu, thế nên ngay sau khi có các dấu hiệu phát bệnh bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có những biện pháp điều trị kịp thời.
Mỗi bệnh nhân có một cơ địa khác nhau chính vì thế bạn nhất định phải đến và xin ý kiến bác sĩ chứ không được sử dụng liệu trình của người khác.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư tinh hoàn
+ Những người có tinh hoàn ẩn. Những người có tinh hoàn ẩn thì 80% - 85% trong số họ bị ung thư tinh hoàn ẩn đó và 15% - 20% xảy ra ở tinh hoàn đối bên.
+ Tiền sử gia đình bị ung thư tinh hoàn cũng là tác nhân gây bệnh.
+ Những yếu tố khác gây bệnh ung thư tinh hoàn đó là: tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, bị nhiễm HIV, người mẹ sử dụng hormone trước khi sinh…
Những ai có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn
Đây là căn bệnh mắc ở nam giới, có độ tuổi rơi vào 15 - 35, có một nghiên cứu rằng bệnh sẽ dễ mắc ở nam giới da trắng hơn da đen, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Môi trường sinh hoạt: thợ mỏ, công nhân dầu khí, lái xe vận tải là những người dễ bị ung thư tinh hoàn hơn
+ Bất thường phát triển tinh hoàn (như hội chứng Klinefelter).
+ Tinh hoàn bị chấn thương, chàm da bẩm sinh, quai bị sau tuổi dậy thì.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Đầu tiên bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh nhân sau đó để chắc chắn bác sĩ sẽ sử dụng thêm xét nghiệm cận lâm sàng:
+ Siêu âm bìu: phát hiện được 75% khối u, xác định có hay không tràn dịch màng tinh hoàn.
+ Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: phát hiện tinh hoàn ẩn, các hạch di căn ổ bụng.
+ Mô bệnh học: xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh, có thể làm sau phẫu thuật hoặc sinh thiết tức thì ngay trong mổ.
+ Xquang ngực: giúp phát hiện di căn phổi
+ Các chất chỉ điểm u: AFP, HCG và LDH.
+ Chụp xạ hình xương nếu có nghi ngờ tổn thương xương.
Phương pháp điều trị ưng thư tinh hoàn
Gồm có 4 phương pháp:
+ Cắt bỏ tinh hoàn tận gốc qua bẹn: đây chính là phương pháp cắt bỏ 1 hoặc cả 2 tinh hoàn qua đường rạch bên dưới bẹn.
+ Chiếu trị ngoài: Phương pháp này dùng tia X liều cao hoặc tia xạ năng lượng để tiêu diệt tế bào ung thư ( phương pháp sử dụng với u tinh)
+ Hóa trị liệu: Dùng để tiêu diệt tế bào ung thư bên ngoài tinh hoàn. Thuốc thường được truyền tĩnh mạch tại bệnh viện vài ngày mỗi tháng.
+ Ghép tuỷ xương: Tuỷ xương được lấy từ cơ thể bạn, xử lý bằng các thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và sau đó làm lạnh. Sau đó điều trị hóa trị liệu, cùng hoặc không cùng tia xạ để phá huỷ những tế bào ung thư còn lại trong cơ thể bạn. Đồng thời hóa trị liệu sẽ phá huỷ tuỷ xương còn lại. Cuối cùng, tuỷ xương đông lạnh được làm tan đông và tiêm trở lại cơ thể qua đường tĩnh mạch.
Các quý ông lưu ý nhé, việc phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến việc có con, vì thế bạn đừng quan ngại nói chuyện với bác sĩ xem bạn có cần giữ lại chút tinh trùng để dự trữ cho tương lai không nhé.
Chế độ sinh hoạt phù hợp hạn chế phát triển ung thư tinh hoàn
Chế độ sinh hoạt
+ Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
+ Học cách và tự thực hiện kiểm tra tinh hoàn 2 lần/tháng.
+ Kiêng hoạt động tình dục trong thời gian điều trị.
+ Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh có dấu hiệu tái phát.
+ Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
+ Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng
+ Không bia, rượu, các đồ ngọt có gas, đồ ăn chiên xào, dầu mỡ, đồ cay nóng.
+ Không nên ăn thịt dê, thịt cừu, thịt chó, không nên có các thực phẩm khó tiêu trong bữa ăn.
+ Nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thức ăn dễ nuốt, dễ ăn.
+ Bổ sung các loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao, thực phẩm nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, nhóm thực phẩm có hàm lượng chất oxy hóa cao…
Cuối cùng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên chủ động quan sát bằng các phương pháp:
+ Đứng chỗ gương tìm chỗ sưng
+ Quan sát từng tinh hoàn để phát hiện điểm bất thường, kiểm tra bằng cách lăn tinh hoàn nhẹ nhàng từ ngón cái qua ngón trỏ.
Trên đây là tổng hợp những kiếm thức bạn nhất định phải biết về căn bệnh ung thư tinh hoàn, nếu còn bất cứ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0901666300 để được tư vấn miễn phí nhé.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...