- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bại liệt: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị
Bại liệt: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị

Vì sao người bình thường lại mắc bệnh bại liệt, bại liệt do đâu mà xuất hiện, xuất hiện ở đối tượng nào? có nguy hiểm hay không? Điều trị bại liệt như thế nào..?
- Bệnh bại liệt là gì?
- Những dấu hiệu, triệu chứng bệnh bại liệt
- Đường lây truyền bệnh bại liệt là gì?
- Những ai nguy cơ dẫn đến bệnh bại liệt
- Nguyên nhân gây bệnh bại liệt?
- Bệnh bại liệt ở Việt Nam có phổ biến không?
- Khi nào nên đến gặp bác sĩ
- Điều trị hiệu quả bệnh bại liệt
- Chế độ sinh hoạt phòng ngừa, hạn chế sự phát triển bệnh bại liệt
Bại liệt là căn bệnh có thể xuất hiện khá phổ biến ở mọi đối tượng, với rất nhiều biểu hiện và triệu chứng nhất định, thế nhưng những kiến thức về căn bệnh này đối với mọi người còn rất hạn chế, để giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này sau đây mình xin điểm qua những kiến thức bạn phải nắm được để bảo vệ cho bản thân và những người thân nhé…
Bệnh bại liệt là gì?
Bại liệt chính là căn bệnh truyền nhiễm do người bệnh bị nhiễm virus Polio theo đường tiêu hóa, những con virus này có thể bùng phát thành dịch, bệnh bại có thể gây tê liệt, khó thở, đôi khi nặng nhất có thể dẫn tới mất mạng.
Virus bại liệt gồm 3 týp, đầu tiên vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương nên gây tổn thương các tế bào thần kinh vận động, bệnh có thể phát triển thành ổ dịch lớn, nếu như miễn dịch cộng đồng kém.
Những dấu hiệu, triệu chứng bệnh bại liệt
Tùy mỗi trường hợp bệnh bại liệt sẽ có những biểu hiện khác nhau, dưới đây là một số biểu hiện cụ thể:
Bại liệt thể nhẹ: các triệu chứng thường gặp nhất là những triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng do virus khác gây ra, bao gồm: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, rát cổ họng, buồn nôn và nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy. Bệnh có thể hồi phục trong vài ngày.
Bại liệt thể không liệt: hay còn gọi là thể viêm màng não vô khuẩn, biểu hiện thường gặp nhất là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần.
Bại liệt thể liệt: triệu chứng phổ biến nhất là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân dần dần mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể dẫn đến liệt không đối xứng. Sau đó bệnh nhân sẽ phục hồi dần trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Trong các trường hợp nặng hơn, nếu liệt cả tủy sống và hành tủy có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong
Đường lây truyền bệnh bại liệt là gì?
Bệnh bại liệt truyền nhiễm, lây từ người qua người qua đường phân miệng, cụ thể con đường lây bệnh như sau: virus gây bệnh chủ yếu từ phân sau đó làm vấy bẩn nguồn nước, thực phẩm sau đó xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa ( Một số trường hợp còn có thể lây qua đường hầu họng).
Bệnh cũng có thể lây lan bằng việc tiếp xúc trực tiếp với người mang virus hoặc người vừa dùng vắc xin bại liệt đường uống vì đây là loại vắc xin sống giảm độc lực được làm từ virus sống. Nguồn truyền bệnh là người mắc bệnh bại liệt và người lành mang vi rút bại liệt Polio. Lây truyền có thể từ 7-10 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Những ai nguy cơ dẫn đến bệnh bại liệt
Đây là căn bệnh khá phổ biến nên hầu hết mọi người đều có khả năng mắc bệnh, dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ em nếu chưa được tiêm chủng vắc xin, vì sức đề kháng của chúng kém hơn so với người bình thường.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bại liệt:
Đi du lịch ở nơi có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt.
Sống với người có mang virus bại liệt trong người.
Người có hệ miễn dịch suy giảm như là HIV/AIDS, bị cắt amiđan trước đây, chữa bệnh bằng xạ trị.
Người bị stress quá nhiều hoặc hoạt động cường độ cao trong thời gian dài rồi tiếp xúc với virus bại liệt khiến sức đề kháng kém.
Môi trường sống lạc hậu, ô nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh bại liệt?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh bại liệt, các chuyên gia chia ra làm 2 con đường phổ biến nhất:
Tiếp xúc với nước và thức ăn đã bị nhiễm phân của người bệnh. Tình trạng này thường thấy ở những vùng có hệ thống thoát nước kém.
Người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh bại liệt hoặc với người vừa dùng vắc xin bại liệt đường uống (đây là loại vắc xin được làm từ virus sống).
Bệnh bại liệt ở Việt Nam có phổ biến không?
Theo thống kê mới nhất, ở Việt Nam trước khi có vắc xin phòng bệnh, bại liệt là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất, để lại di chứng nặng nề nhất.
Nhờ triển khai vắc xin phòng bệnh bại liệt, và có nhiều năm duy trì hiện nay bệnh bại liệt đã dường như được khống chế, chính thức thanh toán vào năm 2000.
Vậy nên nhờ sự phát triển của y tế cũng như ý trí đồng lòng của người dân Việt Nam vẫn đang duy trì thành quả này, trong khi bệnh bại liệt vẫn đang lưu hành hết sức tinh vi trên thế giới.
Tuy nhiên đây chỉ là kết quả thống kê so với thời gian hiện tại, bạn vẫn nên chủ động để phòng tránh bệnh vẫn hơn.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ
Bại liệt chính là bệnh khá nguy hiểm mặc dù có nhiều triệu chứng không đặc trưng, căn bệnh bại liệt dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác, thế nên nếu có dấu hiệu nào như đã kể trên bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán bệnh kịp thời nhé.
Kiểm tra phát hiện bệnh sớm bạn sẽ có nhiều hơn cơ hội chữa lành bệnh, tránh để lâu biến chứng nguy hiểm hơn.
Điều trị hiệu quả bệnh bại liệt
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh bại liệt
Khi bệnh nhân đến khám bệnh, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân, sau đó tiến hành khám lâm sàng và tiến hành lấy mẫu dịch tùy tủy sống để kiểm tra và tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng.
Ngoài ra bác sĩ cũng lấy mẫu phân, dịch từ cổ họng và máu để kiểm tra xem có virus hay không.
Phương pháp điều trị bại liệt hiệu quả
Tình đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh bại liệt hiệu quả, thông thường mọi người sử dụng thuốc giảm đau mà thôi. Tập vật lý trị liệu và thiết kế lối sống để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Sử dụng các phương pháp điều trị bệnh bại liệt kịp thời sẽ giúp bạn phòng chống những biến chứng nguy hiểm đồng thời hạn chế sự tác động tiêu cực của bệnh đến hoạt động, sinh hoạt hằng ngày.
Sử dụng ibuprofen hoặc những loại thuốc tương tự để được kiểm soát cơn đau do bệnh bại liệt.
Chế độ sinh hoạt phòng ngừa, hạn chế sự phát triển bệnh bại liệt
Phòng ngừa bệnh bại liệt
+ Tuyên truyền giáo dục cộng đồng vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Giám sát tại những vùng, những điểm có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh như trạm y tế, bệnh viện khu vực, nhà trẻ, trường học. Bệnh nhân được thăm khám và báo cáo các trường hợp liệt mềm cấp nghi ngờ.
+ Giám sát bệnh và người lành mang mầm bệnh
+ Thói quen giúp bạn phòng ngừa bệnh bại liệt
+ Giám sát tác nhân gây bệnh: Xây dựng và chuẩn hoá các phòng thí nghiệm đủ khả năng phân lập xác định typ huyết thanh học, hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử để chẩn đoán phân biệt và xác định virus.
+ Báo cáo thường xuyên định kỳ theo tuyến y tế từ cơ sở đến Quốc gia; từ Quốc gia đến khu vực và Tổ chức Y tế Thế giới.
+ Khi xảy ra dịch, các bệnh nhân đã được chẩn đoán lâm sàng xác định hoặc nghi ngờ mắc bệnh bại liệt được chuyển đến bệnh viện được chỉ định tại khoa lây với phòng cách ly để điều trị và theo dõi.
+ Xử lý môi trường địa bàn xảy ra dịch, bệnh viện nơi điều trị bệnh nhân. Áp dụng các thuốc khử trùng, tẩy uế chloramine B, formalin, các chất oxy hoá, vôi bột. Đặc biệt phải tiệt trùng quần áo, chăn màn, đồ dùng và vật dụng sinh hoạt bằng hấp khử trùng nhiệt độ cao có áp lực.
+ Tiêm vắc xin ngừa bại liệt trước khi đi du lịch
Những thói quen giúp bạn hạn chế tiếp diễn của bệnh bại liệt
+ Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ
+ Thường xuyên tập vật lý trị liệu tổng hợp, xoa bóp để tránh teo cơ.
+ Duy trì lối sống tích cực, hạn chế căng thẳng
+ Cần đến gặp bác sĩ nhanh chóng nếu xuất hiện triệu chứng của bệnh
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản, dễ hiểu về bệnh bại liệt, hy vọng bài viết có thể trả lời câu hỏi cho những thắc mắc của các bạn về căn bệnh này, các bạn đừng quên theo dõi website Nhà Thuốc Sức Khỏe để thường xuyên được cập nhật những kiến thức về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp nhé.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...